Thảm cảnh của người dân Nam Sudan ba năm sau ngày độc lập

Thảm cảnh của người dân Nam Sudan ba năm sau ngày độc lập

Phỏng vấn bà Enrica Valentini, giám đốc đài phát thanh Công giáo Nam Sudan

Cách đây ba năm, ngày mùng 9 tháng 7 năm 2011, miền Nam Sudan được độc lập tách rời khỏi miền Bắc và trở thành quốc gia trẻ nhất thế giới. Nhưng rất tiếc người dân nước này đã không được hưởng hòa bình, vì xung đột bùng nổ hồi tháng 12 năm ngoái 2013 giữa tổng thống Salva Kiir, thuộc bộ tộc Dinka, và nguyên phó tổng thống Riek Machar, thuộc bộ tộc Nuer. Bẩy tháng chiến tranh đã khiến cho hơn 10.000 người thiệt mạng và 1 triệu người phải di cư tỵ nạn trên tổng số 8 triệu dân.

Nam Sudan là một vùng có nhiều mỏ dầu hỏa và có tiềm năng kinh tế rất lớn, nhưng hiện đang phải chứng kiến cảnh đói khát nguy hiểm cho tính mạng của 900 ngàn trẻ em. Chính dầu hỏa và các tài nguyên của mình đã khiến cho Nam Sudan liên miên lâm cảnh nội chiến, ban đầu là giữa chính quyền Bắc Sudan là vùng có đa số dân theo Hồi giáo và các bộ lạc miền nam Sudan có đa số dân theo Kitô giáo và đạo thờ vật linh.

Cuộc nội chiến đã rất là khốc liệt trong vùng Darfur giữa các năm 2003-2006 khiến cho gần 200 ngàn người chết và 300 ngàn người phải di cư lánh nạn. Các cuộc giao tranh xảy ra giữa quân đội chímh phủ và hàng chục lực lượng và đảng phái chính trị khác nhau, trong đó có ”Phong trào công lý và bình đẳng” gồm hai nhóm với hãi lãnh tụ, ”Phong trào quốc gia cải cách và phát triển”, ”Mặt trận các lực lượng cách mạng dân chủ”, ”Mặt trận lực lượng cách mạng thống nhất”, ”Phong trào giải phóng Sudan” gồm hai nhóm với hai lãnh tụ, ”Liên minh liên bang dân chủ Sudan”, ”Phong trào hiệp nhất giải phóng Sudan”.

Để đánh chiềm Darfur chính quyền Khartum phát động các cuộc hành quân đánh phá các làng mạc của các bộ lạc trong vùng, khiến cho hai bộ lạc Zaghawa và Fur nổi lên phản kháng để bảo vệ các quyền lợi của họ. Hầu hết người dân sống tại Darfur theo Hồi giáo, bao gồm cả bộ tộc Janjaweed và nhiều thân nhân nhân viên của chính quyền Khartum. Các phiến quân tấn công các đồn bót cảnh sát và đe dọa việc xây hệ thống dẫn dầu mới. Các lực lượng phiến quân được chính quyền Eritrea trợ giúp khí giới áp dảo các binh sĩ của chính quyền Khartum không thiện chiến trong sa mạc. Nhưng không lực của chính quyến Khartum gây ra nhiều tổn thất cho các phiến quân. Năm 2003 ba nhóm ”Quân đội giải phóng Sudan”, ”Phong trào Công lý và Bình đẳng”, và ”Quân đội giải phong nhân dân Sudan” nhập cuộc. Cuộc nội chiến Băc Nam Sudan đã kéo dài trong 20 năm lại bùng lên. Tiếp đến bộ lạc Janjaweed nhập cuộc và thi hành chính sách hãm hiếp đàn bà con gái, cướp bóc và đốt phá các làng mạc, khiến cho làn sóng di cư tỵ nạn tăng mạnh. Trong khi đó thì không lực của chính quyền Khartum liên tục bỏ bom và oanh kích khiến cho người dân phải sống giữa hai lằn đạn. Chiến tranh kéo dài cho tới tháng 9 năm 2007 mới chấm dứt với các cuộc thương thuết hòa bình tổ chức tại Sirte bên Lybia. Nhưng đã có 4 nhóm phiến quân không tham dự.

Trong chiến tranh Sudan đã có sự tham gia của nhiều nước A rập và Tây Âu cung cấp khí giới cho chính quyền Khartum, trong khi Nga và Trung Quốc yểm trợ khí giới cho các lực lượng Nam Sudan để nhận nhận được dầu hỏa, cần thiết cho nền kinh tế đang lên của Trung Quốc. Chiến cuộc kéo dài cho tới năm 2011 khi Nam Sudan tuyên bố độc lập. Nhưng sau đó lại xảy ra nội chiến giữa hai lực lượng phò tổng thống và phò phó tổng thống.

Trong các ngày vừa qua Đức Cha Eduardo Hiiboro Kussala, Giám Mục giáo phận Tombura-Yambio bên Uganda giáp giới với Nam Sudan, đã viếng thăm trụ sở trung ương của Hồi Đồng Tòa Thánh ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ”. Đề cập tới tình hình tại Sudan ngài nhận định rằng mặc dù Hiến pháp Sudan bảo đảm sự bình quyền cho mọi công dân, không phân biệt tín ngưỡng, nhưng các tín hữu kitô bị xem như các công dân hạng nhì. Các giáo sĩ không được cấp thông hành và khi rời khỏi đất nước, họ không biết có được phép trở lại quê hương hay không. Đã có nhiều linh mục tu sĩ bị trục xuất và các Giám Mục không được lên tiếng hay tự do phát biểu tư tưởng. Các tín hữu kytô được tham dự các lễ nghi phụng tự, nhưng nhà cầm quyền Sudan không bảo vệ tự do tôn giáo. Điển hình nhất là trường hợp của bà Meriam Yahia Ibrahim Ishaq mới đây. Đức tin của bà đã được mọi người biết rõ. Bà bị cha là tín hữu hồi giáo bỏ rơi từ năm lên 5 tuổi, và đã lớn lên trong đức tin chính thống của mẹ, rồi xin gia nhập Giáo Hội công giáo hồi năm 2011 chỉ ít lâu trước khi gặp và lập gia đình với chồng là Daniel Wani. Thế nhưng bà bất ngờ bị bắt giam và kết án tử hình vì tội bỏ đạo. Bà đã phải sanh đứa con gái trong tù và được thả ra sau đó chỉ vì áp lực của dư luận thế giới.

Sự kiện tín hữu ky tô bị kỳ thị không phải là điều mới mẻ tại Sudan, nhưng tình hình trở nên tồi tệ hơn kể từ tháng 7 năm 2011, khi miền Nam Sudan tách ra thành một quốc gia độc lập. Giáo Hội công giáo Sudan công khai ủng hộ quyết định này và đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Sudan tôn trọng ý chí của dân chúng. Chính vì thế, giáo hội bị xem là có trách nhiệm trong việc này, mặc dù giáo hội chỉ giới hạn trong lời kêu gọi chính quyền bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tự do lương tâm.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và ác bạn bài phỏng vấn bà Enrica Valentini, giám đốc đài phát thanh công giáo Nam Sudan, do Hội Đồng Giám Nước này thành lập.

Hỏi: Thưa bà Enrica, ba năm sau ngày độc lập tình hình Nam Sudan hiện nay ra sao?

Đáp: Tình hình không có mầu hồng khiến cho nhiều người dân ngã lòng chán nản. Mọi niềm hy vọng họ đã có sau khi được độc lập với ước mong đất nước phát triển tốt đẹp hơn, đều đã tan biến hết. Điều mà dân chúng hiện chờ đợi đó là không có một giải pháp cho cuộc xung đột và các khác biệt giữa các phe phái liên hệ trong thời gian ngắn hạn. Nhưng đàng khác, cũng có người còn hy vọng: nhiều người nói rằng còn có ý chí cho một thay đổi, và dịp kỷ niệm độc lập này là một thời điểm giúp tất cả mọi người suy tư. Đề tài đã được chọn cho ngày kỷ niệm độc lập năm nay là ”Một dân tộc, một quốc gia”. Nó như là một lời mời gọi tất cả mọi người nhớ lại rằng ý tưởng độc lập là hiệp nhất con người trong một nước với nhau.

Hỏi: Theo bà, thì trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay tình hình chính trị nam Sudan như thế nào?

Đáp: Cảm tưởng đó là người ta không thực sự muốn ngồi lại với nhau để thảo luận. Liên quan tới các kết qủa của các cuộc thương thảo tại Addis Abeba thì chúng chỉ có trên giấy tờ hơn là trong thực tế, bởi vì mỗi bên đều bám chặt vào các tư tưởng, lập trường và các quyết định của mình… Có một yếu tố khác nữa: đó là trong các tuần qua người ta thảo luận về chủ thuyết liên bang, được coi như là một trong những giải pháp khả thể cho tình hình chính trị Nam Sudan. Nhưng dân chúng không hiểu rõ liên bang là g và ngay cả các giới chức chính trị cũng lờ mờ; người ta không hiểu rõ liên bang có nghĩa là gì. Và sự kiện này lại càng gia tăng căng thẳng hơn nữa.

Hỏi: Thưa bà Valentini, trong tình hình như thế thì Giáo Hội có thể làm gì?

Đáp: Giáo Hội tiếp tục nhấn mạnh trên ỳ nghĩa của từ ”hiệp nhất” và điều này Giáo Hội có thể làm bằng lời nói, nhưng cũng qua gương sáng. Tôi tin rằng sự cộng tác giữa các Giáo Hội khác nhau đã được thực thi trong bao nhiều năm nay, cũng như các cuộc đối thoại hòa bình, là một thí dụ cụ thể mà người dân có thể giữ lại trong tâm trí, và bắt chước lập lại trong cuộc sống thường ngày.

Hỏi: Mới đây từ Nam Sudan đã có các báo động trên bình diện cứu trợ nhân đạo. Theo một loạt các tổ chức phi chính quyền Anh quốc, người dân có nguy cơ gặp nạn đói kém, có đúng thế không thưa bà?

Đáp: Đúng vậy. Có một loạt các yếu tố đưa đến chỗ khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Mùa mưa là lúc dân chúng bắt đầu trồng tỉa, nhưng mùa mưa này đã không được tận dụng tối đa, bởi vì dân chúng đã không thể nhận hạt giống và các dụng cụ canh tác thường được phân phát cho họ. Có một yếu tố khác liên quan tới các người tỵ nạn: họ đã phải rời bỏ ruộng vườn đất đai của họ nên không có ai có thể trồng tiả tại các thửa ruộng ấy. Rất nhiều nông dân hiện đang phải sống trong các trại tỵ nạn nhưng họ lo sợ, không dám đi ra ngoài để trồng tỉa: họ sợ bi trả thù. Trong các vùng khác mưa đã không rơi nhiều như thường lệ, vì thế cả các việc trồng cấy có thể đã phải bắt đầu, không được tốt vì thiếu nước mưa.

Hỏi: Ngoài các khó khăn trên đây vẫn cón có nút thắt khó khăn trong tương quan với Băc Sudan, với chính quyền Khartum. Các khó khăn này ảnh hưởng trên hiện tình của Nam Sudan như thế nào thưa bà Valentini?

Đáp: Khó mà có thể hiểu nổi… Một cách chính thức Băc Sudan đã lựa chọn giải pháp hòa bình, lam sao để vùng này được ổn định, bời vì sự ổn định cũng tạo thuân tiện cho các lợi lộc kinh tế. Nhưng đàng khác, cũng có tin đồn rằng chính quyền Băc Sudan yểm trợ cho các nhóm dân quân khác nhau. Và ở đây nữa cũng không đơn sơ, vì khó mà hiểu được các lực lượng dân quân này có gắn liền với chính quyền Khartum, hay đó chỉ la các phong trào khác nhau chống Khartum hiện diện bên Sudan.

(RG 9-7-2014; ZENIT 11-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Kho báu Nước Trời là Đức Kitô

Kho báu Nước Trời là Đức Kitô

Xuyên suốt trong các Chúa Nhật vừa qua, hình ảnh nổi bật trong các bài Tin mừng là ruộng đất. Từ hạt lúa gieo trên ruộng đồng đến lúa tốt và cỏ lùng chen vai mọc lên trên ruộng đất, và Chúa nhật hôm nay là kho báu chôn giấu trong ruộng lúa.

Palestine là miền đất có nhiều tranh chấp và nguy hiểm rình rập: chiến tranh, bệnh tật, nạn dịch, đói khát, cướp bóc, nô lệ…hay bất cứ một sự bất hạnh nào cũng có thể lấy mất tài sản và cuộc sống của người dân. Nhiều người đã chôn giấu của cải dưới đất, hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ trở lại, nhưng có nhiều người ra đi vĩnh viễn. Do đó, người ta thường tìm thấy kho tàng.

Dụ ngôn “Kho báu chôn dấu trong thửa ruộng” là một câu chuyện không có gì xa lạ với dân chúng Do Thái, bởi vì họ vẫn thường kể cho nhau nghe về một câu chuyện cổ tích tương tự như thế.

Ngày hôm ấy, Abba Giuđa đang cố gắng cày nốt thửa ruộng còn lại, thì bỗng con bò của anh ta bị ngã qụy và gãy mất một chân vì gặp phải một cái hố nhỏ. Bực mình, anh ta dừng lại vuốt những giọt mồ hôi trên trán, rồi qùy xuống nâng chân con bò lên. Đột nhiên, Đức Giavê mở mắt cho anh ta và anh ta đã nhìn thấy một kho tàng quí giá ngay trong cái hố nhỏ ấy. Anh ta tự nhủ: – Chính vì chú bò này mà mình được lợi đây.

Kho tàng ấy là của một ai đó đã chôn dấu, có lẽ từ lâu lắm, vì sợ trộm cắp, giặc giã hay chiến tranh. Anh ta cẩn thận vùi đất lại, trở về nhà, thu góp tiền bạc, bán tất cả những đồ đạc, để gom cho đủ số tiền hầu mua thửa ruộng đó, bởi vì anh ta chỉ là một nông dân nghèo đi cày thuê cuốc mướn mà thôi.

Dĩ nhiên, anh ta mua được thửa ruộng ấy, dù với một giá hơi mắc, nhưng anh ta trở thành triệu phú, bởi vì luật pháp đã qui định: kể từ ngày làm chủ mảnh đất, anh ta cũng làm chủ tất cả những gì có trong mảnh đất ấy.

Có lẽ Chúa Giêsu đã lấy chính câu chuyện bình dân này để nói về Nước Trời.

Ý nghĩa của dụ ngôn, chính là thái độ của người nông dân: tìm được kho tàng, anh ta rất vui mừng, vội chạy về nhà, tìm đủ mọi cách như bán tất cả đồ đạc, thậm chí kể cả việc vay mượn bà con lối xóm, để có đủ tiền mua thửa ruộng ấy. Hành động của anh ta thật khôn ngoan, nhanh nhẹn và hợp lý. Anh đã dám liều, dám hy sinh tất cả vì kho tàng quí giá ấy.

Dụ ngôn “Viên ngọc quý”: thương gia khi đã khám phá ra viên ngọc quý, đã bán tất cả những gì mình có để mua cho được viên ngọc ấy. Đây là một sự lựa chọn đáng ca ngợi và khích lệ.

Dụ ngôn “Kho báu chôn trong ruộng” và “Viên ngọc quí” diễn tả sự cao trọng, sự vô giá của Nước Trời, không có cái gì, không có vàng bạc hay tài năng nào sánh được. “Kho báu” và “Viên ngọc quý” ở đây, là chính Đức Giêsu Kitô, Ngài là đối tượng lớn nhất, là niềm vui, là hạnh phúc để chúng ta tìm kiếm và sở hữu. Không có gì đẹp hơn là tìm biết Đức Kitô. Có Ngài, chúng ta có tất cả! Nói như Thánh Phaolô hôm nay là: trong Người, chúng ta “những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh”, trở nên giống với hình ảnh Chúa Con, trở nên giống Đức Kitô. Như thế, lời mời gọi nên thánh, chính là trở nên giống Đức Kitô, sống theo Đức Kitô, là đạt đến Nước Trời.

1. Nước Trời có một giá trị tối thượng

Chúa Giêsu nói về kho báu và viên ngọc mà người cày ruộng và thương gia dám bán tất cả những gì họ có để mua lấy. Bởi đó là giá trị tối hậu mang lại hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời họ. Đó là điều làm cho họ hân hoan vui sướng, dám đánh đổi tất cả mọi sự trên trần gian để có nó (GLCG # 546).

Tính chất cao quý nầy được các bài đọc Sách Thánh hôm nay làm nổi bật bằng cách đưa ra những so sánh ví von.

Cao quý như sự khôn ngoan được vua Salômon coi trọng hơn phúc lộc thọ của ngai vàng (bài đọc 1). Salômon kế vị Vua cha là Đavít. Salômon nhận rõ mình “trẻ người non dạ” và những hạn chế của bản thân trước trọng trách làm vua. Salômon được Thiên Chúa yêu thương, ân ban cho ông được quyền xin ơn gì ông cần. Salômon không xin giàu có, không xin vinh quang và cũng không xin trường thọ. Salômon xin ơn khôn ngoan để hướng dẫn dân được tuyển chọn đúng theo đường lối của Chúa. Điều ông xin làm hài lòng Thiên Chúa và ông được nhậm lời. Salômon trở nên một vị vua tài trí bậc nhất trong thiên hạ. Sự khôn ngoan của ông vượt ra khỏi biên giới Israel. Trước ông, không ai như ông và sau ông, không ai bằng ông.

Cao quý như lề luật được Dân Chúa coi trọng tựa Nguồn Sáng dẫn lối (bài đọc 2). Cao quý như “Kho báu chôn trong ruộng” như “Viên ngọc quý”.

Nước Trời là một ân ban cao quý Thiên Chúa dành cho mọi kẻ kiếm tìm.

2. Chọn lựa và quyết định.

Sau khi đã nhận ra kho báu, người cày ruộng lẫn người buôn ngọc đều đã biết cái gì quan trọng, họ phải chọn lựa và đi đến một quyết định.

Là Kitô hữu, môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta tìm kiếm cái gì?

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải biết chọn lựa giữa những cám dỗ mời mọc của trần thế: ‘Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm…Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6,31-33).

Sách Giáo lý Công giáo cũng khuyên dạy: “Chúa Giêsu kêu gọi mọi người vào Nước Trời qua những bài dụ ngôn của Ngài, nét đặc trưng của việc giảng dạy của Ngài. Qua các dụ ngôn này, Ngài mời người ta tới dự tiệc của Nước Trời, nhưng Ngài cũng đòi hỏi người ta một sự chọn lựa triệt để: để được nước Trời, người ta phải cho tất cả, và lời nói không đủ, còn cần phải có những hành vi” (GLCG # 546).

Nước Trời đòi buộc phải hy sinh, một khi đã khám phá ra, phải bán tất cả những gì mình có. Đây là một chọn lựa dứt khoát, quyết liệt, không dễ dàng. Sự từ bỏ theo Chúa Giêsu, chính là thái độ dấn thân vì Nước Trời. Tìm thấy Nước Trời, thấy được giá trị cao quí của Nước Trời, cho nên mới can đảm hy sinh từ bỏ tất cả để có được. Người nông dân bán tất cả để mua cho được mảnh ruộng có kho báu; vị thương gia bán tất cả tài sản để mua cho bằng được viên ngọc qu, là hình ảnh nói lên việc phải dứt khoát chọn lựa Nước Trời.

3.Tìm được Nước Trời là niềm vui cuộc đời

Người nông dân, vị thương gia, đều vui mừng khi tìm được kho báu hay viên ngọc quí. Cũng vậy, thái độ của người đã gặp Chúa, đã khám phá ra Nước Trời trong cuộc sống, là thái độ hân hoan vui mừng. Tìm kiếm được niềm vui này mới làm cho con người có khả năng dứt bỏ mọi sự để theo Chúa. Bấy giờ, tất cả những gì trước nay ta cho là quí giá thì mất hết giá trị so với niềm vui mừng có được Thiên Chúa. Có Chúa là có tất cả. Đây là kinh nghiệm không dễ có được một khi thờ ơ không dám lên đường tìm kiếm Chúa và hạnh phúc Nước Trời. Nếu chỉ biết loanh quanh trong việc tìm kiếm của cải trần thế, thú vui xác thịt, thì sẽ không bao giờ khám phá được niềm vui Nước Trời, niềm vui trong Chúa.

Tìm kiếm Nước Trời và từ bỏ tất cả để đạt cho bằng được là niềm vui của đời Kitô hữu, chính là thái độ chọn lựa khôn ngoan. Trong Chúa, mới làm nên ý nghĩa đích thực của đời sống, nơi Chúa, mới tìm kiếm được nguồn mạch thỏa mãn mọi nỗi khát khao hạnh phúc.

Thái độ “vui mừng bán tất cả”, không phải ai cũng dễ dàng có được. Câu chuyện Phúc âm “Người thanh niên giàu có” là một ví dụ. Anh ta đã sụ mặt xuống và quay đi vì anh ta có nhiều của cải khi nghe Chúa Giêsu bảo: “Anh hãy về bán hết của cải, phân chia cho người nghèo, rồi hãy đến theo Ta…”.

Làm sao bán hết Chúa ơi khi con đã một đời vất vả tảo tần để có được cơ nghiệp như ngày hôm nay? Làm sao vui mừng để từ chối một mối tình vụng trộm mà con mới cất công xây nên? Làm sao con từ bỏ một thói đã đem lại cho con nhiều thích thú và thỏa mãn sự biếng lười? Làm sao con có thể bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền chỉ để giữ luật Ngày Chúa Nhật? Làm sao con có thể bố thí nhiều đến thế, cho dù con sẵn sàng bỏ ra gấp trăm ngàn lần để nhậu nhẹt mua vui? Làm sao con có thể hạ mình xuống trong khi con là đấng bậc vị vọng? Làm sao con có thể bỏ học thêm để dành cho việc học giáo lý?…Và cuối cùng, chắc con cũng sẽ sụ mặt xuống quay đi, vì con có quá nhiều tham vọng và của cải…

Cuộc đời vẫn luôn có những “chàng thu thuế Lêvi” sẵn sàng bỏ cả địa vị hái ra tiền để đi theo Đấng không có viên đá gối đầu. Vẫn còn những Giakêu, sẵn sàng chia nửa gia tài cho kẻ nghèo và đền gấp bốn những ai bị thiệt hại. Vẫn còn những Phanxicô Xaviê, Phanxicô Asissi, vẫn còn những Têrêxa Calcutta… bỏ cả cuộc đời để ra đi rao giảng Tin Mừng và phục vụ người nghèo; vẫn còn những Maximilien Kolbe, Anrê Phú Yên dám bỏ cả mạng sống để đáp đền mạng sống…

Điều quan nhất, là phải biết khám phá, trong bản thân mình, ai cũng có một kho báu quí giá. Kho báu ấy được Kinh Thánh mạc khải: Con người là “hình ảnh của Thiên Chúa”, được dựng nên “giống Thiên Chúa” (St 1,26.27; 9,6), là “con cái Thiên Chúa” (Lc 20,36; Ga 11,52; Rm 8,14.16.21; Gl 3,26; 1Ga 3,1.2.10), “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4).

Ý thức và xác tín những điều ấy, ta sẽ thấy phẩm giá con người hết sức cao quí. Đó là niềm vui và là hạnh phúc. Phẩm giá ấy cao quí hơn tất cả những gì mà ta có thể có được ở trần gian. Với bản chất cao cả ấy như một chìa khóa, một bí quyết, một nền tảng cần thiết, con người có thể có tất cả, nhất là có hạnh phúc đích thực ở trần gian này, và hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành cho con cái Ngài.

Trong Đức Kitô, sự khôn ngoan Thiên Chúa đã được tỏ bày qua sự yếu đuối nhân loại.

Ai chân thành với Đức Kitô, sẽ gặp thấy Ngài chính là kho báu.

Ai trung thành làm theo lời Đức Kitô, sẽ sở hữu trọn vẹn kho báu ấy.

Ai nhiệt thành gắn bó với Đức Kitô, sẽ được chia sẽ cùng Ngài kho báu hạnh phúc Thiên đàng.

LM Giuse Nguyễn Hữu An

CUỘC BIỂU TÌNH ỦNG HỘ TÍN HỮU KYTÔ IRAQ

CUỘC BIỂU TÌNH ỦNG HỘ TÍN HỮU KYTÔ IRAQ

BAGHDAD: Tại thủ đô Baghdad của Iraq, khoảng 200 người hồi giáo đã tụ họp trước nhà thờ thánh Giorgio của Giáo hội công giáo Caldê để bày tỏ liên đới với các tín hữu kytô, nạn nhân của bạo lực mù quáng đang chịu bách hại từ phía quân binh thánh chiến hồi giáo Isil.

Hôm chúa nhật 20-7, trong bài giảng thánh lễ, Đức Thượng Phụ maronite Liban Bechara Rai có đề cập đến hạn tối hậu mà lực lượng của lãnh tụ hồi Al- Baghdadi đưa ra cho các tín hữu kytô ở Mossul và ngài đã hỏi là “Những người hồi giáo ôn hòa nói gì về điều này?” Cuộc biểu tình của các tín hữu hồi vừa nói trên đây có thể được xem như là câu trả lời cho vấn nạn Đức Thượng Phụ Bechara Rai đưa ra. Có rất nhiều người mang những biểu ngữ viết hàng chữ Kulluna Masihiyyun”, chúng tôi đều là người kytô, hay là mặc áo có mang chữ N, là dấu hiệu mà bọn khủng bố của Califat hồi giáo ghi lại trên cửa gia cư của tín hữu kytô. Sau khi thánh lễ tại nhà thờ thánh Giorgio kết thúc, các tín hữu kytô ra khỏi nhà thờ và cùng đoàn người hồi giáo biểu tình, hát quốc ca, trước khi kết thúc bằng lời kinh Lạy Cha của công giáo và đoạn sura 1 của kinh Coran. Đức Tổng Giám Mục Louis Sako của Baghdad đã cám ơn ban tổ chức cuộc biểu tình liên đới này. Ngài nói: Cuộc biểu dương liên đới này mang lại hy vọng cho một nước Irak mới. Tôi nghĩ đến người trẻ, là những người có bổn phận và sứ mạng thay đổi cục diện hiện nay. Thật là điều đáng xấu hổ và là một tội ác đánh đuổi những người vô tội ra khỏi nhà cửa và tịch thu gia sản của họ chỉ bởi vì họ là người kytô. Toàn thế giới phải vùng lên chống lại những hành vi kinh khiếp ấy. Đức Cha Sako cũng bày tỏ hy vọng là hai cộng đoàn Kytô và hồi giáo sẽ tiếp tục hiệp nhất với nhau để xây dựng một quốc gia Iraq mới. (ZENIT 22.07.14)


Mai Anh – Vatican Radio

CHIẾN TRANH KHÔNG ĐƯA TỚI ĐÂU HẾT

CHIẾN TRANH KHÔNG ĐƯA TỚI ĐÂU HẾT

GENÈVE: Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh, kêu gọi hai phe Israel và Palestin chấm dứt cái vòng luẩn quẩn của bạo lưc, oán thù và chiến tranh. Vì chiến tranh không đưa tới đâu hết, nó chỉ gieo tàn phá, chết chóc thương đau cho nhau thôi.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã đưa ra lời kệu gọi trên đây trong bài phát biểu trong khóa họp đặc biệt của Ủy ban Liên hiệp quốc về các quyền con người tại Genève hôm 23-7 vừa qua. Vị đại diện Tòa Thánh nhấn mạnh rằng các bất công kéo dài và việc vi phạm các quyền con người, đặc biệt là quyền sống và sống trong an ninh hòa bính, chỉ gieo rắc thù ghét và oán hân. Người ta đang củng cố một nền văn hóa của bạo lực, mà hoa trái là tàn phá và chết hóc. Trong thời gian dài sẽ không có kẻ chiến thắng trong thảm cảnh hiện nay, mà chỉ có khổ đau mà thôi. Đa số các nạn nhân là thường dân đáng lý ra phải được che chở theo quyền nhân đạo quốc tế. Liên Hiệp Quốc ước tính có 70% các người Palestin nạn nhân là thường dân vô tội. Đây là điều không thể khoan nhượng được, cũng như các hỏa tiễn bắn trên các thường dân Israel. Các lương tâm đã bị tệ liệt vì bầu khí bạo lực kèo dài, tìm cách áp đặt giải pháp qua việc hủy diệt người khác. Nhưng coi người khác là qủy không loại bỏ được các quyền của họ. Trái lại con đường cho tương lai là nhận biết nhân bản tính chung của chúng ta.

Trích lời Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Tomasi nói: ”Vì thiện ích của tất cả mọi người cần gia tăng các nỗ lực và sáng kiến hướng tới chỗ tạo ra các điều kiện cho một nền hòa bình ổn định, dựa trên công lý, việc thừa nhận các quyền của từng người và trên an ninh của nhau. Đã đến lúc mọi người cần phải có can đảm quảng đại có óc sáng tạo phục vụ thiện ích, can đảm hòa bình, dựa trên việc tất cả mọi người đều thừa nhận mọi quyền của hai quốc gia hiện hữu và được hưởng hòa bình và an ninh trong biên giới được quốc tế thừa nhân.

Tiếp tục bài phát biểu Đức Tổng Giám Muc Tomasi nói rằng khát vọng an ninh hợp pháp và các điều kiện sống xứng đáng với phẩm giá con người, được có các phương tiện sống bình thường như thuốc men, nước uống và chỗ làm việc phản ánh một quyền nền tảng của con người, mà không có nó sẽ khó mà duy trì được hòa bình. Tình hình tồi tệ tai Gaza là một lời mời gọi liên lỉ cần đi đến một cuộc ngưng bắn tức khắc, và bắt đầu các cuộc thương thuyết cho một nền bình lâu bền. Hòa bình sẽ đem lại các lợi thé cho các dân tộc trong vùng vàcho toàn thế giới. Vì thế cần theo đuổi với sự cương quyết, cả khi mỗi bên có phải chịu vài hy sinh. Trách nhiệm của cộng đoàn quốc tế là dấn thân nghiêm chỉnh để tìm hiếm hòa bình và trợ giúp hai phe lâm chiến trong cuộc xung khắc kinh hoàng này, đạt được sự cảm thông, để chấm dứt bạo lực và tin tưởng lẫn nhau tìm về tương lai.

Sau cùng vị Đại diện Tòa Thánh nói rằng bạo lực không bao giờ đem lại lợi lộc nào. Bạo lực sẽ chỉ đem lại khổ đau, tàn phá và chết chóc mà thôi, và nó đs ngăn cản hàa bình trở thành một thực tại. Chiến thuật của bạo lực có thể lây lan và trở thành không thể kiểm soát nổi.

Để chống lại bạo lực và các hậu qủa tiêu cực của nó chúng ta phải tránh quen thuộc với việc giết chóc. Trong lúc sự xấu xa trở thánh bình thường và càc vụ vi phạm quyền con người hiện diện khắp nơi, chúng ta không được thờ ơ, nhưng phải đáp trả lại một cách tích cực hầu bớt mọi xung khắc liên lụy đến tất cả mọi người. Cac phương tiện truyền thông phải kể lại một cách trung thực, vô tư, thảm cảnh của tất cả mọi người đang đau khổ vì cuộc xung đột, hầu tạo dễ dàng cho một cuộc đối thoại không thiên tư nhưng thừa nhận quyền của tất cả mọi người. Phải ngưng cái vòng luẩn quẩn của báo oán và trả thù. Với bạo lực con người sẽ tiếp tục sống với nhau như thù địch, nhưng với hòa bình họ có thể sống như anh chị em với nhau”. (SD 23-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

SỨ ĐIỆP ĐỨC HỒNG Y FILONI GỬI CÁC GM MIỀM ĐÔNG PHI CHÂU

SỨ ĐIỆP ĐỨC HỒNG Y FILONI GỬI CÁC GM MIỀM ĐÔNG PHI CHÂU

LILONGWE: Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo khích lệ các các Giám Mục miền Đông Phi châu can đảm tiếp tục công tác rao truyền Tin Mừng, cho dù trong vùng có các chiến cuộc, xung khắc và khó khăn.

Sứ điệp mang chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy, Thư ký của Bộ, đã được Đức Tổng Giám Mục Julio Murat, Sứ Thần Tòa Thánh tại Zambia, tuyên đọc trong buổi khai mạc đại hội khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Đông Phi viết tắt là AMECEA, triệu tập tại Lilongwe, thủ đô Malawi, kéo dài cho tới ngày mai 26-7. Trong sứ điệp Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo cũng xin các Giám Mục đừng quên các nạn nhân của chiến tranh, xung khắc, bạo lực, và dấn thân thăng tiến hòa bình, công lý, cảm thông.

Tham dự đại hội về đề tài ”Công tác tái rao truyền Tin Mừng qua sự hoán cải và chứng tá đức tin kitô” có 250 Giám Mục thuộc các nước: Eritrea, Etiopia, Kenya, Sudan, Nam Sudan, Tanzania, Uganda và Zambia. Nhắc đến thảm cảnh của toàn vùng này, nơi các dân tộc phải đau khổ vì chiến tranh, xung khắc ngăn cản các hoạt động truyền giáo và thăng tiến phát triển con người, Đức Hồng Y Filoni xin các Giám Mục gia tăng cầu nguyện để hòa bình, công lý, hiểu biết và hiệp thộng huynh đệ mau ngự trị trong vùng, cũng như học hiểu các giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan tới nhiệm vụ loan báo Tin Mừng ”tại khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh, không lưỡng lự, úp mở hay sợ hãi” , bởi vì ”niềm vui Phúc Âm được dành để cho mọi người không loại trừ ai”. Đức Hồng Y Filoni cũng lưu ý các Giám Mục về Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình vào tháng 10 tới đây, khích lệ suy tư và tái khám phá ra các giá trị kitô nền tảng của gia đình. Gia đình là Giáo Hội tại gia, trong đó cha mẹ là những người đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái qua lời nói và gương sáng của mình. Sau cùng Đức Hồng Y Tổng trưởng cám ơn các Giám Mục, linh mục tu sĩ và giáo dân nam nữ đã hăng say hoạt động để gieo vãi hạt giống đức tin trong toàn vùng. Ngài cầu mong Giáo Hội là dụng cụ thực sự hữu hiệu đem lại ơn cứu rỗi cho con người, là muối đất và ánh sáng cũng như dụng cụ hòa bình cho lục địa Phi châu (SD 23-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐẶC SỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VIẾNG THĂM VIỆT NAM ĐỂ THĂNG TIẾN VIỆC TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO

ĐẶC SỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VIẾNG THĂM VIỆT NAM ĐỂ THĂNG TIẾN VIỆC TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO

HÀ NỘI: Từ ngày 20 tháng 7 vừa qua ông Heiner Bielefeldt, tường trình viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đang chính thức viếng thăm Việt Nam để quan sát tình hình tự do tôn giáo tại đây và soạn bản tường trình cho năm 2015.

Ông Heiner tuyên bố với giới báo chí rằng: ”Đây là một cơ hội rất tốt giúp tôi hiểu biết các tôn giáo hiện diện tại Việt Nam, nhưng nhất là trao đổi tư tưởng với chính quyền nước này, làm thế nào để bảo vệ tự do tôn giáo một cách tốt đẹp hơn. Ngoài ra đây cũng là cơ hội cho phép tôi cống hiến các hiểu biết của tôi liên quan tới quyền tự do tôn giáo”.

Muc đích chuyến viếng thăm của ông đặc sứ của Liên Hiệp Quốc là nhận diện các chướng ngại ngăn cản tự do tôn giáo tại Việt Nam để viết bản tường trình cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các quyền con người.

Trong các ngày lưu lại Việt Nam ông Heiner Bielefeldt có nhiều cuộc gặp gỡ các giới chức chính quyền trung ương và địa phương, cũng như các nhân viên Liên Hiệp Quốc và hàng lãnh đạo các tôn giáo.

Như đã biết, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm cách kiểm soát mọi tôn giáo, chèn ép, lèo lái và sử dụng tôn giáo cho các mục tiêu chính trị. Chính sách cai trị bất nhất, tùy tiện, phản Hiến pháp, lộng hành, khinh thường các quyền con người khiến cho tín hữu các tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn đau khổ, nhất là các tín hữu sống trên các vùng cao nguyên (SD 21-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐẶC SỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VIẾNG THĂM VIỆT NAM ĐỂ THĂNG TIẾN VIỆC TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO.

ĐẶC SỨ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VIẾNG THĂM VIỆT NAM ĐỂ THĂNG TIẾN VIỆC TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO

HÀ NỘI: Từ ngày 20 tháng 7 vừa qua ông Heiner Bielefeldt, tường trình viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đang chính thức viếng thăm Việt Nam để quan sát tình hình tự do tôn giáo tại đây và soạn bản tường trình cho năm 2015.

Ông Heiner tuyên bố với giới báo chí rằng: ”Đây là một cơ hội rất tốt giúp tôi hiểu biết các tôn giáo hiện diện tại Việt Nam, nhưng nhất là trao đổi tư tưởng với chính quyền nước này, làm thế nào để bảo vệ tự do tôn giáo một cách tốt đẹp hơn. Ngoài ra đây cũng là cơ hội cho phép tôi cống hiến các hiểu biết của tôi liên quan tới quyền tự do tôn giáo”.

Muc đích chuyến viếng thăm của ông đặc sứ của Liên Hiệp Quốc là nhận diện các chướng ngại ngăn cản tự do tôn giáo tại Việt Nam để viết bản tường trình cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các quyền con người.

Trong các ngày lưu lại Việt Nam ông Heiner Bielefeldt có nhiều cuộc gặp gỡ các giới chức chính quyền trung ương và địa phương, cũng như các nhân viên Liên Hiệp Quốc và hàng lãnh đạo các tôn giáo.

Như đã biết, nhà nước cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm cách kiểm soát mọi tôn giáo, chèn ép, lèo lái và sử dụng tôn giáo cho các mục tiêu chính trị. Chính sách cai trị bất nhất, tùy tiện, phản Hiến pháp, lộng hành, khinh thường các quyền con người khiến cho tín hữu các tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn đau khổ, nhất là các tín hữu sống trên các vùng cao nguyên (SD 21-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CÁC GIÁM MỤC ÁI NHĨ LAN VÀ PHÁP KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH TẠI TRUNG ĐÔNG

CÁC GIÁM MỤC ÁI NHĨ LAN VÀ PHÁP KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH TẠI TRUNG ĐÔNG

DUBLIN-PARIS: Các Giám Mục Ái Nhĩ Lan và Pháp mời gọi tín hữu toàn nước cầu nguyện và liên đới với các dân tộc khổ đau vùng Trung Đông để hòa bình và công lý đến với đất nước của họ.

Trong thông cáo mang chữ ký của Đức Cha John McAreavey, chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình Ailen, các vị khẳng định rằng tình hình thê thảm của các

cộng đoàn kitô bị bách hại và đe dọa bên Trung Đông là một thách đố đối với toàn thế giới. Khi nhìn các cuộc xung đột trầm trọng đang tàn phá Irak, Siria, Palestina và Israel, Đức Cha McAreavey nhận xét rằng chết chóc và tàn phá đang đổ ập xuống trên vùng Trung Đông thật qúa tang thương và xé nát tâm hồn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử trên 1700 năm nay không còn có kitô hữu nào hiện diện tại Mossul bên Irak nữa. Trong khi con số các nạn nhân qúa cao tại Gaza và Israel. Thê thảm nhất là tình cảnh sống của các trẻ em, và các gia đình phải bắt buộc bỏ nhà cửa ruộng vườn ra đi và đang thiếu thốn mọi sự. Các bạo lực và tàn phá xảy ra trong các ngày này chứng minh cho thấy sự kinh hoàng hoành hành, khi các tôn giáo và căn tính khác nhau được phép làm lu mờ đi các mối dây nối kết của nhân loại.

Đức Cha McAreavey còn than phiền về sự tàn phá gia tài văn hóa và tôn giáo của vùng Trung Đông. Ngài mời gọi cộng đồng quốc tế đừng khoan nhượng với việc khước từ các quyền căn bản của con người, và bảo vệ an ninh cho những người bị kẹt trong các vùng giao tranh, cũng như tất cả những ai liều mình đem đồ cứu trợ tới cho người tỵ nạn (SD 22-7-2014).


Mặt khác, giới lãnh đạo các tôn giáo tại Pháp cũng mời gọi tín hữu toàn nước cầu nguyện cho hòa bình tại Trung Đông vào Chúa Nhật 27 tháng 7 tới đây. Các vị yêu cầu tránh mọi lèo lái cuộc xung đột tại Trung Đông.

Tình hình chiến sự leo thang tại Thánh Địa trong các ngày qua đã làm nảy sinh ra các căng thẳng tại Paris, nơi xảy ra các vụ biểu tình chống cộng đoàn Do thái và các vụ đụng độ với cảnh sát. Trong thông cáo công bố ngày 21 tháng 7 vừa qua sau khi hội kiến với chính quyền giới lãnh đạo Kitô, Hồi giáo, Do thái và Phật giáo đã mạnh mẽ lên án các hành vi bạo động và ước mong công lý và hòa bình mau được tái lập tại Thánh Địa. Các vị mời gọi mọi người thiện chí cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình. Trong số các vị ký tên vào bản kêu gọi có Đức Cha Georges Pontier, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp. Đức Cha đã mời gọi tín hữu công giáo toàn nước dành ngày 27 tháng 7 này để cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa (SD 22-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Viện giáo vụ hay nhà băng Vatican

Viện giáo vụ hay nhà băng Vatican

Phỏng vấn ông Jean-Baptiste de Franssu, tân giám đốc

Trưa ngày mùng 9 tháng 7 vừa qua, Đức Hồng Y Georg Pell, Tổng trưởng Văn phòng Tòa Thánh về Kinh Tế, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu khuôn khổ mới về kinh tế của Tòa Thánh. Hiện diện trên bàn chủ tọa tại Phòng báo chí Tòa Thánh còn có ông Joseph Zahra, Phó điều hợp viên Hội đồng kinh tế và 2 quan chức khác là ông Ernst von Freyberg người Đức, chủ tịch mãn nhiệm của Viện giáo vụ và ông Jean Baptiste de Franssu, tân chủ tịch ngân hàng Vatican.

Đức Hồng Y Pell đã trình bày Tự sắc mới của Đức Thánh Cha quyết định chuyển phân bộ thường vụ của tổ chức APSA, Quản trị tài sản của Tòa Thánh, sang Văn Phòng kinh tế của Tòa Thánh do Đức Hồng Y điều khiển. Phân bộ này có nhiệm vụ quản trị tài sản, cung cấp lương bổng và các dịch vụ khác cho các cơ quan Tòa Thánh. Vấn đề tiền hưu bổng của các nhân viên của Tòa thánh hoàn toàn được bảo đảm. Một Ủy ban được thành lập để trong vòng 12 tháng tới đây đề ra kế hoạch cải tổ các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh, tiết kiệm được ngân sách đồng thời vẫn duy trì hiệu năng và đáp ứng các nhu cầu mới.

Về ngân hàng Vatican hay viện giáo vụ, trong vòng 3 năm tới đây qui chế của viện này sẽ được duyệt lại để củng cố nền tảng kinh doanh của viện này, dần dần chuyển tài sản của Viện này cho một cơ quan tân lập để quản lý (VAM), cung cấp tư vấn và các dịch vụ trả tiền cho giáo sĩ, các dòng tu và giáo phận, cũng như các nhân viên Vatican. Hiện nay Viện giáo vụ đang ở trong một giai đoạn chuyển tiếp từ từ.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Jean-Baptiste de Franssu, tân chủ tịch ngân hàng Vatican. Ông tân chủ tịch năm nay 51 tuổi có vợ và 4 con, và là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tài chánh quốc tế.

Hỏi: Thưa ông De Franssu, ông nghĩ gì về chức vụ mà Tòa Thánh vừa ủy thác cho ông?

Đáp: Đó là một nhiệm vụ lớn được giao cho tôi, nhất là bởi vì tôi phải theo đuổi công việc tốt của ông Ernst von Freyberg, chủ tịch mãn nhiệm. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều khiêm tốn, bởi vì Viện Giáo Vụ có một vai trò quan trọng đối với nhiều dòng tu và nhiều giáo phận trên thế giới. Nó cũng có vai trò quan trọng trong khung cảnh của toàn tổ chức quản trị và tài chánh của Tòa Thánh. Và như thế nó là một nhiệm vụ quan trọng mà tôi đã chấp nhận với niềm vui. Tôi coi nó không gì khác hơn là một sứ mệnh, và tôi hy vọng có thể thỏa mãn các chờ mong đã được đặt trên vai tôi, khi nhiệm vụ này được phó thác cho tôi.

Hỏi: Vị tiền nhiệm của ông đã được chỉ định trong một bối cảnh khó khăn. Ông ta đã gọi nó là ”một sứ mệnh đau đớn”. Bây giờ bước sang giai đoạn II của việc cải tổ, nó bao gồm những gì thưa ông?

Đáp: Tôi có lợi thế lớn hơn đối với vị tiền nhiệm: tôi tới sau khi ông đã làm xong việc. Chắc chắn đây là một lợi thế quan trọng, và tôi qúy trọng ông vì công việc ông đã đảm trách. Còn có một lợi thế khác nữa: đó là tôi cũng liên lụy với công việc trong Ủy ban Cosea từ tháng 8 năm 2013 tới ngày mùng 2 tháng 5 năm 2014 trong Ban cố vấn kinh tế của Tòa thánh. Điều này cho phép tôi có một sự hiểu biết tốt hơn về hoạt động của tổ chức quản trị và tài chánh của Tòa Thánh, cũng như việc điều hành mà Đức Thánh Cha muốn trao ban cho tổ chức. Và đây là điều quan trọng. Như vậy tôi tới Viện Giáo Vụ với một sự hiểu biết hoàn toàn hơn là vị tiền nhiệm của tôi. Vì thế chúng tôi biết mình đang ở đâu, và điều quan trọng nhất là Đức Thánh Cha muốn chúng tôi đi đâu.

Hỏi: Ông đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong nhiều dịp khác nhau, như là thành viên Ban cố vấn Kinh tế Tòa Thánh. Mục đích của Viện Giáo vụ là gì?

Đáp: Trước hết tôi không thể nói nhân danh Đức Thánh Cha. Tôi chỉ có thể nói lên cảm tưởng của tôi, khi tôi hiểu các sứ điệp mà Đức Thánh Cha đã chuyển tới cho tôi. Đầu tiên sứ mệnh chình mà Đức Thánh Cha đã có trong trí khi nói về Viện Giáo Vụ, như cơ quan qua đó Giáo Hội, Tòa Thánh có thể tiếp tục trợ giúp và ngày càng trợ giúp nhiều hơn các người nghèo túng và phổ biến đức tin. Từ đó nảy sinh ra câu hỏi: đâu là các dụng cụ chúng ta có thể dùng trong việc quản trị hằng ngày Viện Giáo Vụ, cho phép nó gia tăng các trợ giúp dành cho người nghèo và phổ biến đức tin trên thế giới? Đó là yếu tố thứ nhất và là một đặc thái mà Đức Thánh Cha đề ra: sự trong sáng lớn nhất. Việc thực thi sự trong sáng đó đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bắt đầu. Chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chỉ định ông Ernst von Freiberg làm chủ tịch cơ quan này. Như vậy phải trong sáng hơn, và nhất là hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Viện Giáo Vụ không được khác với tất cả các cơ cấu ngân hàng chính. Nhưng với một tập trung quan trọng trên khách hàng: chúng tôi phải bảo đảm đáp ứng các chờ mong của khách hàng, của các dòng tu và các giáo phận, trên bình diện phẩm chất của việc phục vụ. Và đây là đặc thái của Viện Giáo Vụ trong giai đoạn hai của việc tái tổ chức.

Hỏi: Thưa ông tân chủ tịch, Viện Giáo Vụ cũng phải theo hệ thống kinh tế tài chánh thế giới chứ, có đúng thế không?

Đáp: Không. Chúng tôi không phải theo hệ thống kinh tế tài chánh thế giới. Chúng tôi phải tôn trọng tổng thể các luật lệ quốc tế một cách đúng đắn như bất cứ ngân hàng hay viện tài chánh nào khác. Tôi xin được nhắc rằng chúng tôi không phải là một nhà băng, chúng ta thường nói ”nhà băng”, nhưng trong quy chế chúng tôi không phải là một nhà băng. Như vậy tất cả mọi cơ cấu tài chánh khác trên thế giới phải tôn trong các luật lệ này là điều bình thường. Đây là phần của việc toàn cầu hóa kinh tế, nhưng nếu Tòa Thánh muốn có thể có các liên lạc với các quốc gia khác, thì chúng tôi phải tôn trọng tỉ mỉ các luật lệ và điều khoản mới này. Do đó từ lâu nay Tòa Thánh đã dấn thân, và công việc của ông Ernst von Freiberg liên quan tới Viện Giáo Vụ là đi theo chiều hướng này. Và đương nhiên là chúng tôi tiếp tục khía cạnh này trong các tháng năm tới.

Hỏi: Viện Giáo Vụ cũng phải sinh lời nữa. Vậy làm thế nào để có thể là mẫu gương trên bình diện luân lý đạo đức và trong sáng thưa ông?

Đáp: Viện Giáo Vụ phải sinh lời, nhưng trước hết Viện Giáo Vụ phải phục vụ các cơ cấu của Tòa Thánh cần thông truyền và chuyển ngân với thế giới bên ngoài. Vì thế chúng tôi cần có một cơ cấu tương đương với một nhà băng cho phép chúng tôi làm các việc chuyển ngân này. Thí dụ chúng tôi cũng nghĩ tới các Viện Bảo Tàng Vaticăn lôi cuốn hàng triệu người thăm hàng năm. Chúng có các chi tiêu và phải liên lac với bên ngoài. Thế rồi cũng có một nhà sách và biết beo nhiêu điều khác nữa… Chúng tôi cần tiền luân lưu, và vì thế chúng tôi cần có một nhà băng. Và đối với Tòa thánh cơ cấu này quan trọng – tôi xin lập lại một lần nữa rằng đây không phải là một nhà băng, mà là một viện tài chánh nằm giữ vai trò này – và là một cơ cấu nằm dưới sự kiểm soát của Tòa Thánh, để Tòa Thánh biết một cách chính xác điều xảy ra trong đó. Như vậy điều đầu tiên là phục vụ Tòa Thánh, phục vụ các cơ quan của Tòa Thánh. Thứ hai đó là chuyện bình thường các Bộ, các Dòng tu và các Giáo phận mà chúng tôi chia sẻ niềm tin công giáo, có thể liên lac với một cơ cấu của Tòa Thánh hơn là với các ngân hàng thương mại khác, mà chúng tôi không luôn luôn chia sẻ các giá trị công giáo của chúng tôi. Người ta đã luôn luôn nói về những gì đã không được làm, mà không nói về những gì đã được làm một cách tột đẹp. Và có biết bao nhiêu điều đã được làm cách tốt đẹp trong Viện Giáo Vụ, từ biết bao lâu nay. Nhưng rất tiếc là vì đã có vài chuyện không xuôi chảy trong qúa khứ, như đáng lý ra chúng phải xuôi chảy, nên đôi khi người ta có cảm tưởng rằng cơ quan này có lẽ không đủ khá năng chu toàn việc phục vụ của nó. Nhưng không đúng như vậy. Một lần nữa tất cả những gì sẽ được làm trong các tháng năm tới sẽ củng cố nhiệm vụ này: đó là phục vụ các khách hàng, theo luân lý đạo đức công giáo. Tất cả những gì chúng tôi sẽ làm, tất cả các sản phẩm mà chúng tôi sẽ phát triển để phục vụ, để tôn trọng các ngưỡng vọng và chờ mong của khách hàng sẽ được tập trung nơi đức tin của chúng tôi, trên các giá trị khiến cho các giáo phận và các dòng tu hướng tới chúng tôi và tín thác tiền bạc cho chúng tôi, vì biết rằng mọi sự đã được chu toàn trong sự ”hiệp thông”, nếu tôi có thể nói như vậy…

Hỏi: Thưa ông, đâu sẽ là lề hành động của ông?

Đáp: Nó giống như của tất cả mọi vị giám độc một cơ cấu tài chánh dấn thân thoa mãn các đòi hỏi của khách hàng, bằng cách mỗi ngày tìm hoạt động tốt chừng nào có thể trong một thế giới tài chánh và kinh tế chẳc chắn là không dễ dàng. Chúng tôi sẽ làm tốt hết sức có thể. Chúng tôi sẽ tìm đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi. Chúng tôi đã đề ra các mục tiêu rất chuyên biệt. Bây giờ tất cả có thể nó không luôn luôn luôn hoàn hảo, chúng tôi xin các khách hành thông cảm cho. Nhưng trong mọi trường hợp ý chí và công việc sẽ có đó để đồng hành với chúng tôi trong chiều hướng này.

Hỏi: Theo sau vài gương mù gương xấu từ vài phía, người ta đã đòi đóng cửa vĩnh viễn Viện Giáo Vụ, có đúng thế không thưa ông tân chủ tịch?

Đáp: Tôi tin rằng Đức Thánh Cha đã rất chinh xác liên quan tới thông báo ngày mùng 7 tháng 4 năm 2014. Việc phân tích khả thể đóng Viện Giáo Vụ đã quan trọng, bởi vì chỉ khi nghiên cứu khả thể đóng nó, người ta mới ý thức được rằng người ta cần sự hiện diện của nó.

Hỏi: Ông đã biết các cơ cấu kinh tế và tài chánh của quốc gia thành Vaticăng. Ông đã khám phá ra thực tại nào khi tới đây?

Đáp: Một thực tại rất đơn sơ, có lẽ đã không luôn luôn có tiến bộ trong suốt 15-20 năm qua với cùng tốc độ của thế giới tài chánh trong đó chúng ta đang sống. Một thực tại, mà đôi khi – có lẽ vì thiếu một số nhân viên chuyên nghiệp trong lãnh vực này ngày càng phức tạp hơn vì sự phức tạp của thị trường cũng như môi trường pháo lý – nên đã không giúp đỡ Tòa thánh. Đó là điều đương nhiên, khi các các người của Giáo Hội, các linh mục, các giám mục, các hồng y, đứng đầu một cơ quan tài chánh, không phải là hoạt động thứ nhất của các vị, và các vị đã không nhận được một sự đào tạo thích hợp nào cho nhiệm vụ đó. Vì thế thật là quan trọng – và đây là điều Đức Thánh Cha có ý làm – có thêm các chuyên viên ngày càng nhiều hơn thuộc mọi lãnh vực quản trị và tài chánh. Hôm nay chúng ta nói tới Viện Giáo Vụ, nhưng chúng ta cũng nhìn tất cả những gì đang xảy ra trong rất nhiều lãnh vực khác, nhờ sự hiệp nhất các ý hướng và các cố gắng giữa các thành viện của hàng giáo sĩ và các chuyên viên công giáo dấn thân. Tất cả là để trợ giúp Giáo Hội, để củng cố họạt động của Giáo Hội và hoạt động của Đức Thánh Cha.

(SD 9-7-2014; RG 10-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio
 

CÁC GIÁM MỤC NHẬT BẢN KHÔNG CHẤP NHẬN VIỆC TÁI XÉT KHOẢN 9 CỦA HIẾN PHÁP VỀ QUYỀN TỰ VỆ

CÁC GIÁM MỤC NHẬT BẢN KHÔNG CHẤP NHẬN VIỆC TÁI XÉT KHOẢN 9 CỦA HIẾN PHÁP VỀ QUYỀN TỰ VỆ

TOKYO: Các Giám Mục Nhật Bản khẳng định rằng người dân Nhật có quyền chung sống hòa bình với các dân tộc khác. Tuy bị chiến tranh đe dọa nhưng không thể được bảo vệ với chiến tranh, vì thế không cần phải duyệt xét khoản 9 của Hiến Pháp liên quan tới quyền tự vệ.

Các Giám Mục Nhật đã đưa ra khẳng định trên đây trong thông cáo mang chữ ký của Đức Cha Peter Takeo Okada, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nhật, công bố nhận dịp chuẩn bị cử hành ”Mười ngày cho hòa bình” vào tháng 8 tới này. Từ 33 năm nay ngày này đã được cử hành để tưởng niệm các các nạn nhân của bom nguyên tử nổ tại Hiroshima và Nagasaki hồi Đệ Nhị Thế Chiến. Thông cáo càng ý nghĩa hơn nhân dịp tưởng niệm 100 năm Đệ Nhất Thế Chiến và cuộc tranh luận liên quan tới ý định của chính quyền muốn thay đổi khoản 9 của Hiến Pháp về việc từ chối quyền tự vệ.

Thông cáo của các Giám Mục Nhật Bản có đoạn viết: Không có cuộc chiến nào là không mắc mỏ. Nhờ Hiến Pháp trong 70 năm qua nhân dân nhật đã không giết ai cả, và đã không có người Nhật nào gị giết. Và Nhật Bản cũng đã là ứng viên giải Nobel Hòa Bình. Nhắc lại lời Thánh Gioan Phaolô II đã nói nhân dịp viếng thăm Hiroshima năm 1981 ”Chiến tranh là công việc của con người. Chiến tranh là tàn phá sự sống con người. Chiến tranh là chết chóc”, các Giám Mục Nhật mạnh mẽ mời gọi với các lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Vatican với tổng thống Shimon Perz của Irael và tổng thống Abu Mazen của Palestine: ”Để tạo hòa bình phải có can đảm, rất nhiều hơn là gây chiến tranh”. Cần phải can đảm nói có với cuộc gẵp gỡ và nói không với xung đột; nói có với đồi thoại và nói không với bao lực; nói có với thương thuyết và nói không với thù nghịch; nói có với việc tôn trọng các thỏa hiệp và nói không với sự khiêu khích, nói có với sự chân thành vá nói không với nước đôi. Để làm tất cả điều đó cần phải có can đảm, và sức mạnh tâm hồn lớn lao” (SD 21-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC COLOMBIA TÁI XÁC ĐỊNH SỰ SẴN SÀNG LÀM TRUNG GIAN THƯƠNG THUYẾT HÒA BÌNH GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ PHIẾN QUÂN ELN

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC COLOMBIA TÁI XÁC ĐỊNH SỰ SẴN SÀNG LÀM TRUNG GIAN THƯƠNG THUYẾT HÒA BÌNH GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ PHIẾN QUÂN ELN

BOGOTÀ: Trong những ngày vừa qua, giáo hội công giáo Colombia đã tái xác định sự sẵn sàng đứng ra làm trung gian hay tạo điều kiện cho một cuộc thương thuyết hòa bình giữa chính quyền nước này và lực lượng quân đội giải phóng quốc gia, gọi tắt là ELN, nhóm phiến quân vũ trang đứng hàng thứ hai tại đây.

Theo những lời tuyên bố được đăng tải trên báo El Espectador, Đức Cha Luis Augusto Castro Quiroga, Tổng Giám Mục Tunja và mới được bầu là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia hôm 9-7-2014, đã nói là Giáo Hội sẵn sàng nhận lời, nếu một ngày kia có người yêu cầu Giáo Hội làm trung gian hay tạo điều kiện dề dàng cho một cuộc thương thuyết như đã từng xảy ra với nhóm phiến quân Lực Lượng vũ trang cách mạng Colombia, gọi tắt là FARC. Với FARC, Đức Cha Quiroga nhận định, đã có một cuộc kiểm điểm xem có thực sự hướng đến việc mở một tiến trình hòa bình thành thật hay chỉ là một cuộc hòa đàm cho có vậy thôi.

Giáo Hội luôn luôn ủng hộ cuộc đối thoại chính trị để đạt tới hòa bình bởi vì con đường đấu tranh vũ trang là con đường thất bại. Để được như thế, cần phải có nhiều thành tâm và thiện chí. Các nhóm du kích vũ trang phải nhìn nhận những hành vi đã thực hiện, phải hối lỗi xin tha thứ, phải đền bù và chấp nhận công lý.

Tuyên bố với một tờ báo khác tên Vanguardia, Đức Cha tân chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia đã nhắc lại vai trò của Giáo Hội Colombia địa phương trong giai đoạn hậu chiến và thêm rằng ”cần phải hiện thực một tiến trình tái nhân bản hóa. Cuộc chiến này đã biến tất cả mọi người chúng ta thành nạn nhân. Vì thế, người dân Colombia phải học biết thông cảm với niềm đau của tha nhân để cùng lớn lên trong tình nhân bản, biết lượng định đúng đắn giá trị sự sống và biết sống với nhau như anh em một nhà chứ không phải như bầy chó hoang xé xác nhau. Đất nước Colombia cần phải biết tha thứ và tiến tới, đối diện với các thách đố luân lý đạo đức, biết tìm kiếm lợi ích cho cả tha nhân, để thực sự tiến tới chỗ hòa giải quốc gia dân tộc. (SD 150714)

Mai Anh – Vatican Radio

GIÁO HỘI CAMEROON PHÁT ĐỘNG NGÀY CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH

GIÁO HỘI CAMEROON PHÁT ĐỘNG NGÀY CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH

DOUALA: 19 tháng 7 là ngày toàn nước Cameroon cầu nguyện cho hòa bình tại Cameroon cũng như tại các nước có chiến tranh. Đây đã là sáng kiến của Đức Cha Samuel Kleda, Tổng Giám Mục Douala, kiêm Chủ tịch Hôi Đồng Giám Mục Cameroon.

Trong mọi giáo xứ toàn nước Cameroon đều có các thánh lễ và các buổi canh thức cầu nguyện cho quốc thái dân an tại Cameroon cũng như tại mọi nước trên thế giới đang có chiến tranh. Mục đích của ngày toàn quốc cầu nguyện cho hòa bình là để gây ý thức cho tín hữu và dân chúng liên quan tới tình trạng an ninh bấp bênh tại miền bắc Cameroon, giáp giới với Nigeria, nơi lực lượng hồi cuồng tín Boko Haram đang tàn sát, bắt cóc trẻ em người trẻ và gieo kinh hoàng cho các kitô hữu Nigeria. Năm mgoái các phiến quân Boko Haram cũng đã xâm nhập miền nam Cameroon và bắt cóc dân chúng. Trong số các nạn nhân cũng có linh mục hồng ân đức tin Georges Vandenbeusch, người Pháp, bị bắt cóc vào tháng 11 năm 2013 và được trả tự do vào đầu năm mới 2014. Rồi có hai linh mục người Ý cha Gianantonio Allegri và cha Giampaolo Marta, bị bắt cóc hồi tháng 4 năm nay cùng với nữ tu Gilberte Bissiere người Canada. Các vị này cũng đã được trả tự do.

Các căng thẳng leo thang này khiến cho các Giám Mục Cameroon lo âu. Gần 50% dân Camerun theo Kitô giáo, tín hữu hồi được khoảng 22%, số còn lại theo các đạo cổ truyền Phi châu và thờ vật linh (SD 16-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

Tất cả là hồng ân

Tất cả là hồng ân

Dụ ngôn cỏ lùng là một trong những dụ ngôn hiếm hoi được chính Chúa giải thích rõ ràng. Giải thích của Chúa giúp ta có những hiểu biết hữu ích cho đời sống đạo.

Dụ ngôn nhắc nhớ ta về sư hiện diện của ma quỷ. Ma qui hiện hữu. Chúng luôn có mặt để gieo rắc sự xấu. Chúa đã chuần bị những thửa ruộng tốt. Những thửa ruộng đó là thế giới, là Giáo hội, là tâm hồn mỗi người. Chúa đã gieo những hạt giống tốt. Hạt giống đó là Lời Chúa, là ơn Chúa, là những thiện chí, những ý hướng cao đẹp trong tâm hồn con người. Nhưng ma quỷ lén gieo vào những hạt cỏ xấu.

Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hoà bình. Đẹp biết bao nếu mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người. Nhưng buồn thay, cánh đồng hoà bình tươi xanh đã bị những ngọn cỏ tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố. Lịch sự thế giới được ghi bằng những trang buồn vì không ngày nào không có chiến tranh.

Thế giới sẽ đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần xây dựng. Nhưng buồn thay, rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc huỷ hoại, tha hoá, nô lệ hoá con người.

Ngay trong bản thân mỗi người, không thiếu những sáng kiến, những hoạt động ban đầu xem ra tốt đẹp, nhưng dần dà vị vẩn đục vì những biến tướng nặng mùi trần tục như khoe khoang, tìm hư danh, tìm lợi lộc.

Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt.

Tuy nhiên, dụ ngôn cho thấy sự kiên nhẫn và lòng bao dung của Chúa. Chúa đợi cho đến ngày tận thế mới thu lúa cùng với cỏ lùng. Chúa kiên nhẫn đợi chờ vì hi vọng những người tội lỗi ăn năn sám hối. Chúa bao dung tha thứ không nỡ phạt người tội lỗi tức khắc. Chúa yêu thương, tin tưởng người xấu sẽ có ngày nên tốt. Nếu phạt ngay nhưng người tội lỗi thì ta đâu còn cơ may được chiêm ngưỡng ông thánh trộm lành. Nếu Chúa thẳng tay thì ta đâu có thánh nữ Madalêna, Tông đồ của các Tông đồ, thánh Augustinô, Tiến sĩ lừng danh, thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại. Nếu Chúa chấp tội thì bản thân ta sẽ là người bị phạt đầu tiên, vì trong ta cũng đầy những tội lỗi, những sự xấu. Trong tâm hồn ta cỏ lùng vẫn mọc xen với lúa tốt.

Sau cùng, dụ ngôn cho ta hiểu tất cả là hồng ân của Chúa. Có sự lành để ta hiểu biết và yêu mến sự tốt lành của Thiên Chúa. Có sự dữ để ta gớm ghét tránh xa và càng thêm gắn bó với sự lành. Có sự lành để ta được hưởng niềm an ủi ngọt ngào của Chúa. Có sự dữ để ta phấn đấu vượt qua, chứng minh lòng trung tín của ta với Chúa. Có thuận lợi tiến bước trên đường thánh thiện. Có khó khăn để ta rèn luyện thêm đức.

Mọi sự đều nên tốt cho kẻ lành. Thật vậy, việc cấm đạo là sự dữ. Nhưng nhờ đó mà Giáo hội có được những chứng nhân anh hùng. Đau khổ và bệnh tật là những khiếm khuyết trong cuộc sống, nhưng lại giúp con người được thông phần đau khổ với Chúa. Thánh Nữ Têrêsa đã nhìn thấy tất cả là hồng ân của Chúa. Sự lành cũng như sự dữ. Hạnh phúc cũng như đau khổ. Thành công cũng như thất bại. Tất cả đều góp phần rèn luyện, vun đắp và thăng tiến người lành.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Khi gặp những người xấu trong xứ đạo, trong hội đoàn, bạn có muốn khai trừ người đó ngay tức khắc không?

2) Trong con người bạn có những khuyết điểm, những bệnh tật, bạn có phấn đấu khắc phục những khuyết điểm, vượt qua bệnh tật để thăng tiến bản thân không?

3) Chúa đã khoan dung, kiên nhẫn đợi chờ bạn ăn năn hối cải. Bạn có biết kiên nhẫn với người khác?

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Thiện ác song hành

Thiện ác song hành

Mọi sự trong thế gian đều tương đối. Thế giới thay đổi. Cuộc sống thay đổi. Sự vật đổi thay. Chế độ chính trị thay đổi. Con người cũng luôn thay đổi. Không có gì tồn tại mãi.

Không có gì tốt hay xấu tuyệt đối ở trần gian này. Con người sinh ra tính bản thiện, nhưng xác phàm yếu đuối hướng về đàng xấu. Trong con người có cả thiện lẫn ác. Thiện và ác gắn chặt với bản tính con người.

Trong xã hội, có người tốt người xấu, nhưng chẳng có ai tốt hay xấu toàn diện. Thánh Phaolô có kinh nghiệm về sự tốt và xấu: “Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không” (Rm 7,18).

Sự thiện và sự ác như đồng tiền hai mặt. Sự thiện, sự ác có thể tráo đổi và hỗ tương vì trong thiện, có ác, và trong ác, có thiện.

Người ta nói trong rủi, có cái may, và trong cái may, có cái rủi. Thiện ác song hành trong cuộc sống đời tạm này, nhưng ngày sau hết, sự thiện và sự ác sẽ được tách biệt muôn đời.

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn “Cỏ Lùng” để diễn tả về Nước Trời. Những ai có kinh nghiệm về cấy cầy, gieo vãi và trồng trọt nơi đồng ruộng sẽ hiểu dụ ngôn cách dễ dàng. Và đây là dụ ngôn dạy bảo về Nước Trời, nên so sánh với thực tế thì có vài điểm khác biệt.

Trong thửa ruộng trồng lúa, thường thì các nhà nông sẽ phải ra công diệt trừ cỏ dại trước. Cây lúa và cây cỏ lùng rất giống nhau. Cỏ lùng phát triển rất nhanh và ăn hại đất mầu. Nhà nông phải nhổ cỏ và xịt thuốc diệt trừ cỏ dại. Dụ ngôn dạy ý nghĩa ám chỉ về lòng khoan dung nhẫn nại của người chủ và sự thiện ác trong lòng người và cuộc đời.

Hình ảnh cuộc đời con người thật rõ ràng. Môi trường sống ảnh hưởng đến toàn diện con người từ cách suy tư, cách xử trí, cách sống và cách ăn nết ở. Luân lý đạo đức có một, nhưng có nhiều cấp bậc và nhiều cách áp dụng.

Nói về Nước Trời, mỗi người khi được lãnh nhận bí tích Rửa Tội là họ được tháp nhập vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Chúa Kitô gieo mầm sống tốt: Người đáp rằng: "Kẻ gieo giống tốt, là Con Người” (Mt 13,37).

Con người sống và phát triển trong môi trường cụ thể của xã hội. Con người dễ nhiễm mùi tục lụy thế gian qua tất cả các ngõ ngách của cuộc sống. Môi trường cuộc sống nơi trần gian có rất nhiều cám dỗ hướng về đàng xấu. Chúa Giêsu giải thích: Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước trời. Cỏ lùng là con cái gian ác (x. Mt 13,38)

Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ (x. Mt 13,39). Kẻ thù đây, chính là những gương mù gương xấu của con người. Chúa gọi kẻ thù là ma quỷ. Chúng ta phải chóng mặt khi nhìn vào cuộc sống đổi thay về luân thường đạo lý. Con người thời nay đang muốn thay đổi tận gốc rễ những giá trị về tinh thần. Các làn sóng chủ trương Duy Nhân Bản ở Âu Châu đang muốn tước đoạt mọi quyền tự do tôn giáo và cá nhân. Họ chủ trương một cuộc sống duy vật vô thần. Các phong trào nổi dậy đòi tự do luyến ái, hôn nhân đồng tính, ngừa thai phá thai, trợ tử, thụ thai trong ống nghiệm và dùng tế bào gốc nơi phôi thai. Văn hóa sự chết đang lan tràn khắp nơi. Nền luân lý bị xói mòn băng hoại qua những chủ trương quá cấp tiến. Nhiều người không còn muốn sống theo nền đạo đức truyền thống và những giá trị nhân bản nữa.

Nhiều nhóm chủ trương đặt cá nhân chủ nghĩa trên niềm tin tôn giáo, luân lý đạo đức và kỷ cương xã hội. Ảnh hưởng mặt trái của xã hội cứ thấm dần và réo gọi con người trở về thời hoang sơ. Những đức tính cao quý ảnh hưởng của Khổng Giáo như Tam cương ngũ thường, Tam tòng tứ đức, Tu thân tích đức, thấy sao mà xa lạ. Giới trẻ thời nay không còn chú ý nhiều đến sự rèn luyện về nhân cách và đạo đức như: Công, dung, ngôn, hạnh. Bóng tối sự dữ cứ đẩy lui con người vào cuộc sống hưởng thụ. Con người bị vòng quay xã hội cuốn hút theo chiều. Văn minh kỹ thuật góp phần đẩy con người đi xa hơn vào sự chạy đua không ngừng. Cái xấu, cái tốt khó có thể phân biệt. Hình như cái tốt nó đi theo với cái tôi thích. Cái tôi thích và tôi muốn, là tôi thực hiện đúng. Tôi không muốn người khác phải dạy đời hay chỉ dẫn, ngay cả cha mẹ và thầy cô. Đây là cuộc đời của tôi mà!

Nếu quan sát, chúng ta sẽ nhận ra ngay những ảnh hưởng của truyền thông rất lớn. Những phương tiện truyền tin hằng ngay qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, báo đài, talk show…hay qua kỹ thuật cao như cellphone, itunes, iphone, ipod và ipad. Chúng ta đã đầu tư quá nhiều thời giờ vào những phương tiện và dụng cụ kỹ thuật tân tiến này. Tình người bị đánh cắp. Ngồi bên nhau đấy, nhưng mỗi người một theo một trò chơi và một ý thích khác nhau. Nguồn kiến thức nơi các trang mạng thật dồi dào và đa dạng. Có những kiến thức rất bổ ích mà chúng ta cần học hỏi và trau dồi, nhưng cũng không tránh khỏi những loại văn hóa đồi trụy và tư tưởng đầu độc. Thánh Phaolô nhận ra sự song hành của sự thiện và sự ác: Bởi đó tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay (x. Rm 7,21).

Cái gì sẽ giúp chúng ta nhận định và chọn lựa cho đúng. Chúng ta có thể dựa vào tiếng nói lương tâm, nhưng nếu lương tâm chúng ta bị ô nhiễm và trì độn, làm sao chúng ta có thể sáng suốt để quyết định?

Có muôn vàn loại cỏ lùng từ từ được gieo vào lòng người mọi nơi và mọi thời. Qua các cửa ngõ giác quan như cảm giác, thính giác và thị giác, chúng ta nhìn thấy biết bao hình ảnh, sự cố và nghe được biết bao tin tức, chuyện trong nhà ngoài ngõ và chuyện ba xu. Tất cả những sản phẩm xô bồ vàng thau lẫn lộn như mẻ cá vừa bắt được, chúng ta để chúng tự do xâm nhập vào trong đáy tâm hồn của chúng ta. Nhiều khi chúng ta không có giờ để loại bỏ và chọn lựa cái tốt khỏi cái xấu. Chúng ta đón nhận biết bao nhiêu những hình ảnh bạo lực, chém giết, chết chóc, trả thù, trộm cướp, hãm hiếp, gian xảo, khêu gợi lõa lồ, dục tình, hút sách, những lời thô tục, báng bổ, xỉ vả, gian dối…Điều tốt bon chen với điều xấu. Tội lỗi chen lẫn với nhân đức. Sự sai trái chung vai sát cánh với sự thật. Chúng cứ tự nhiên đồng hành bên nhau. Thánh Matthêô ghi chú giải thích: Chủ nhà đáp: ''''Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng (Mt.13,29).

Làm sao chúng ta có thể nhổ bỏ và dứt khoát với các thói hư tật xấu? Chúng ta sẽ rất dễ dàng bị ô nhiễm bởi môi trường sống. Vì gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi, chọn bài mà đọc và chọn điều tốt mà làm.

Sự giằng co giữa thiện và ác sẽ không ngừng nghỉ. Sự phấn đấu để vươn lên luôn là một thúc bách khẩn thiết. Thân xác và ước muốn của con người cứ bị kéo lôi vào con đường thênh thang rộng rãi. Xác thân muốn thỏa mãn mọi ước mơ và khao khát cứ nổi dậy đòi được đáp ứng. Thánh Phaolô đã chia sẻ kinh nghiệm: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,19).

Như thế, thiện và ác cứ song hành như cánh đồng lúa chen lẫn cỏ lùng. Chính Chúa Giêsu không muốn cho thợ nhổ cỏ lùng ngay. Như vậy, thói xấu ở đời cũng cần có, để như lửa thử vàng, gian nan thử đức. Chúa không cất chúng ta ra khỏi thế gian. Cạm bẫy tội lỗi vẫn có đó, nhưng Chúa dạy chúng ta hãy cầu nguyện: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.” Có nghĩa là chúng ta phải phấn đấu không ngừng để thắng các chước cám dỗ của ma quỷ. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để chỉ dậy: Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta" (Mt 13,30).

Chúng ta cần học hỏi đạo lý và trau dồi nhân đức để không bị những đám cỏ lùng phát triển um tùm lấn át. Sự thật mà nói, căn bản giáo lý của chúng ta quả thật là qúa khiêm nhường so với kho tàng hiểu biết về khoa học, xã hội và cuộc sống. Chúng ta tự vấn xem sự học hỏi về Kinh Thánh, hiểu biết về Giáo Lý và sự nhuần nhuyễn về giáo huấn của Giáo Hội được bao nhiêu. Là người công giáo, cơ may mỗi tuần một lần khi tham dự thánh lễ, chúng ta được nghe lời Chúa, bài giảng và kinh nguyện, đó là số vốn liếng hạt giống lãnh hội được. Có một số trong chúng ta còn bị thiệt thòi vì khả năng ngôn ngữ và văn hóa giới hạn, mà phải tham dự các buổi phụng vụ bằng tiếng ngoại quốc. Suốt tuần, chúng ta chẳng có giờ để học hỏi, nghiên cứu hay tìm hiểu lẽ đạo, chúng ta sẽ dễ dàng bị cỏ lùng trần thế lấn át và bao trùm.

Mang danh Kitô hữu, mà trong lòng chúng ta đầy áp cỏ lùng. Đối diện với cuộc sống, chúng ta dựa trên những kiến thức đã bị tục hóa để phân tích, phán đoán và chọn lựa. Chúng ta nghĩ rằng những chọn lựa đó là đúng và thích hợp, nhưng sự thật này chỉ là chủ quan. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Vậy thật ra không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi” (Rm 7,17).

Chúng ta hãy rà soát lại thửa ruộng tâm hồn của mình. Hạt giống tốt được gieo vào cung lòng, nhưng có hạt đã rơi vào bụi gai, có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trên đá sỏi và có số ít hạt rơi vào vùng đất tốt đang chờ ngày để sinh hoa kết trái. Trong khi hạt giống cỏ lùng được gieo vãi tràn lan, được ấp ủ canh chừng, phát triển xanh tươi chen lấn và làm hạt giống tốt bị ngột ngạt.

Chúng ta không thể nhổ hết cỏ lùng chung quanh, nhưng chúng ta cần vun xới cho hạt giống tốt lời Chúa để có thể sinh hoa trái.

Điều quan trọng là hạt giống đức tin của chúng ta không thể bị vùi tắt, mà phải luôn cháy sáng trong đêm tối. Chúng ta phải phấn đấu và giữ đức tin cho đến cùng như thánh Phaôlô dạy: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2 Tm 4,7). Dù có phải bước đi trong đêm tối, chúng ta không lo mắc nạn vì Chúa ở cùng chúng ta.

Mỗi người hãy chu toàn ơn gọi và chức vụ của mình để nhắm đến cùng đích. Chúng ta không nên trì hoãn hay bỏ cuộc dọc đường. Dù hành trình có gian nan, cuộc sống có đau thương và niềm tin có chao đảo, chúng ta cứ nhắm đích mà hướng tới. Chúa Giêsu hứa ban phần thưởng cho những ai trung tín tới cùng. Sau cuộc lữ hành chạy đua trong niềm tin, thánh Phaolô đã tâm sự: “Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện” (2 Tm 4,8).

LM Giuse Trần Việt Hùng

SỨ ĐIỆP GỬI TÍN HỮU HỒI GIÁO NHÂN KẾT THÚC THÁNH CHAY TỊNH RAMADAN

SỨ ĐIỆP GỬI TÍN HỮU HỒI GIÁO NHÂN KẾT THÚC THÁNH CHAY TỊNH RAMADAN

VATICAN: Hôm qua, 18.07, Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn đã công bố sứ điệp gửi các tín hữu Hồi giáo nhân dịp kết thúc tháng chay tịnh Ramadan.

Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng Y Jean Louis Tauran chủ tịch và linh mục Miguel Ayuso Guixot, tổng thư ký hội đồng đối thoại liên tôn của Tòa Thánh, có đoạn viết ”Anh chị em hồi giáo thân mến, chúng tôi rất vui mừng và thành tâm chúc mừng anh chị em dịp lễ Id al Fitr, chấm dứt tháng chay tịnh Ramadan là tháng dành để cầu nguyện, thanh tịnh và cứu giúp người nghèo. Hồi năm ngoái, trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân gửi điệp cho anh chị em nhân dịp này. Tín hữu Kitô và hồi giáo đều là anh chị em của nhau, vì cùng là con cái của một Thiên Chúa duy nhất đã tạo dựng nên gia đình nhân loại. Chúng ta luôn cám ơn Đấng Tối Cao đã ban cho chúng ta nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như phẩm giá con người là con cái Thiên Chúa và lòng tuân phục Người, cùng với tình yêu, công lý, hòa bình và sứ mạng phục vụ giúp đỡ người nghèo khó. Như mọi người chúng ta đều rõ, thế giới ngày nay đang phải đối diện với những thách đố trước hiểm họa môi sinh, cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn vũ và nạn thất nghiệp lên cao, nhất là giữa người trẻ. Nhân loại ngày nay cần phải chung sức hoạt động để xây những nhịp cầu hòa bình và thăng tiến hòa giải, nhất là tại những vùng mà tín hữu kitô và hồi giáo cùng đang chịu cảnh thương đau của chiến tranh. Cầu xin tình thân hữu của chúng ta sẽ làm nảy sinh những đường hướng cộng tác mới để giải quyết những thách đố này cách khôn ngoan và thận trọng, để chứng minh rằng các tôn giáo có thể là suối nguồn mang lại hòa hợp và lợi ích cho toàn xã hội. Cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng tôi xin gửi đến toàn thể các anh chị em những lời chúc mừng an vui và thịnh vượng nồng nhiệt nhất. (CSD 4974).

Mai Anh – Vatican Radio

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ KÊU GỌI NGƯNG CHIẾN TẠI GAZA

NEW DEHLI: Hợp tiếng với hàng lãnh đạo tôn giáo xã hội khắp nơi, các Giám Mục Ấn Độ kêu gọi hai phe Palestin và Israel ngưng chiến tại Gaza, để thôi gây ra chết chóc đỗ vỡ thương đau cho thường dân vô tội.

Trong một thông cáo Văn phòng Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ bầy tỏ lo âu sâu xa đối với các phi vụ bỏ bom và oanh kích của không lực Israel trong dải Gaza khiến cho hơn 200 người thiệt mạng, và hàng ngàn người bị thương, đa số là phụ nữ và trẻ em, và đã bắt buộc hàng chục ngàn người phải di tản lánh nạn. Các Giám Mục Ấn độ mạnh mẽ lên án leo thang bạo lực từ cả hai phía và tái khẳng định quyền của cả hai dân tộc được sống trong an ninh và hòa bình mà không phải sợ hãi. Các vị khích lệ hai chính quyền Israel và Palestin ngưng chiến và thăng tiến hòa bình để cứu mạng của dân chúng và tránh gây khổ đau tang tóc cho các gia đình. Các Giám Mục Ấn cũng mời gọi mọi kitô hữu và những người thiện chí tha thiết cầu nguyện cho một nền hòa bình lâu bền tại Thánh Địa.

Đề nghị ngưng chiến của Ai Cập được chính quyền Israel chấp nhận, nhưng bị lực lượng Hamas từ chối. Phe Hamas cùng đòi phía Israel phải ngưng cuộc phong tỏa Gaza bắt đầu từ năm 2005 tới nay và mở lối thông thương Rafah với Ai Cập cũng như trả tự do cho các tù binh palestine bị bắt lại sau khi trao đổi với binh sĩ Gilad Shalit năm 2011 (SD 15-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC HỒNG Y PAROLIN CẦU CHÚC CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ MEXICO THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

ĐỨC HỒNG Y PAROLIN CẦU CHÚC CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ MEXICO THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

THÀNH PHỐ MEXICO: Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cầu chúc chính quuền và các đảng phái chính trị thành công trong công cuộc cải tổ Hiến Pháp và các cơ cấu quốc gia, hầu đem lại nhiều thiện ích cho dân nước Mexico.

Đức Hồng Y đã đưa ra lời cầu chúc này trong buổi gặp gỡ giới truyền thông xã hội Mexico trong khuôn khổ chuyến viếng thăm và tham dự Hội nghị về di cư và lưu động do chính quyền Mexico tổ chức những ngày vừa qua. Các cuộc cải cách và đổi mới đã có thể tiến hành nhờ sự đồng thuận của các đảng phái chính trị và các lực lượng xã hội, và chắc chắn chúng sẽ đem lại nhiều thành qủa cho dân nước Mexico, đặc biệt là những người bị thiệt thòi nhất. Tinh thần đồng thuận này cho phép liều lĩnh đương đầu với những thách đố lớn như nạn di cư, nạn nghèo túng. Hai tệ nạn này làm nảy sinh ra nhiều vấn đề khác như cảnh gia đình phân tán, trẻ em di cư không có người lớn đi kèm. Thêm vào đó là nạn gian tham hối lộ và buôn người hay các bạo lực thường gắn liền với các tổ chức ma túy và tội phạm, hằng năm khiến cho bao nhiêu người bị giết. Để thắng vượt các khó khăn đó cần phải có sự liên đới giữa các chính quyền vùng miền, quốc tế và các chiến thuật chung và kiên trì thực hiện, nhất là trong việc thăng tiến phẩm giá và các quyền con người.

Trong thánh lễ đồng tế với các Giám Mục và linh mục cử hành tại đền thánh Đức Bà Guadalupe, có sự tham dự đông đảo của các tu sĩ và giáo dân nam nữ, Đức Hồng Y Parolin mời gọi mọi người noi gương Mẹ Maria thưa lên hai tiếng xin vâng, cộng tác vào việc thực hiện chương trình tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Khi chạy đến với Mẹ Guadalupe chúng ta hãy đặt để dưới chân Mẹ các lời cầu xin cho gia đình, cho con cái, cho các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng nhất là hãy xin Mẹ giúp chúng ta trung thành với Chúa Kitô, là kho tàng lớn nhất Mẹ ban cho chúng ta. Với Chúa Kitô trong tim chúng ta có thể đương đầu với cuộc sống thường ngày với các vui buồn của nó, có can đảm và sức mạnh không đáp trả sự dữ bằng sự dữ và không bao giờ nói dối. Với Mẹ Maria chúng ta cũng học được rằng loan báo Tin Mừng có nghĩa là cao rao các việc kỳ diệu của Chúa, loan báo và khám phá ra các hoa trái của ơn cứu độ với con tim được canh tân.

Đức Hồng Y cũng phó thác cho Đức Mẹ Bổn Mạng dân nước Mexico chương trình mục vụ của Giáo Hội Mexico thăng tiến hiệp nhất và hòa giải, đối thoại và cộng tác với mọi thành phần xã hội, dùng các giá trị và nguồn gốc kitô cho việc xây dựng một xã hội công bằng và liên đới hơn, một xã hội dựa trên nền văn minh gặp gỡ, triệt để tôn trọng sự sống con người và không mệt mỏi phát huy sự thông cảm giữa mọi người. Ngoài ra còn có dấn thân thăng tiến các quyền con ngừơi và điều kiện sống tốt đẹp hơn cho dân để họ không bị bó buộc bỏ nhà cửa đất đai để di cư kiếm tìm các điều kiện sống tốt hơn ở nơi khác (SD 15-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

ĐỨC THƯỢNG PHỤ CANĐÊ LOUIS RAPHAEL I SAKO KÊU GỌI CÁC DÂN BIỂU IRAQ NGHĨ TỚI TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC

ĐỨC THƯỢNG PHỤ CANĐÊ LOUIS RAPHAEL I SAKO KÊU GỌI CÁC DÂN BIỂU IRAK NGHĨ TỚI TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC

BAGHDAD: Ngày 15 tháng 7 vừa qua Đức Cha Louis Rapharel I Sako, thượng phụ công giáo Canđê đã thiết tha kêu gọi các dân biểu Quốc Hội Iraq mau chóng thành lập tân chính phủ để tránh cho đất nước khọi rơi vào cảnh hỗn loạn.

Trong thư ngỏ gửi các dân biểu quốc hội Đức Cha Sako khẳng định: cho tới nay các cuộc họp của Quốc hội nhằm thành lập một tân chính quyền đã không đi tới đâu. Xin qúy vị và các đảng phái chính trị toàn nước biết cho rằng đất nước Iraq đang rơi vào cảnh hỗn loạn, vì thế không đựơc mất thì giờ. Hợp tiếng nói khiêm tốn của tôi với tiếng nói của các vị lãnh đạo Hồi Sciít và Sunnít tôi xin qũy vị nhanh chóng bầu ba vị lãnh đạo để tránh cho đất nước khỏi rơi vào tình trạng vô chính phú, hỗn loạn và phân hóa.

Đức Thượng phụ Sako cũng đề nghị các dân biểu đọc một lời kinh đơn sơ ngài đã soạn trước các cuộc họp. Lời kinh viết: ”Lạy Chúa, xin trợ giúp chúng con, để chúng con có thể đổi thoại với nhau và hiểu biết nhau, xa lánh mọi hẹp hòi và óc bè phái. Lạy Chúa, xin giúp chúng con phổ biến hòa bình và an ninh cho dân tộc chúng con, như thế đất nước Irak có thể chiến thắng ra khỏi mọi vấn đề của mình. Amen”

Mặt khác các giới lãnh đạo tôn giáo Iraq cũng đã yêu cầu Liên Hiệp Âu châu giúp chấm dứt nội chiến gây nguy cơ cho tương lai đất nước Iraq và các tôn giáo thiểu số. Trước tình hình nghiêm trọng tại Iraq Hội đồng Trợ giúp các giáo hội đau khổ đã mời vài vị lãnh đạo của Giáo Hội địa phương tới Bruxelles để gặp gỡ ông Herman van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng âu châu và giới lãnh đạo Liên HIệp Âu châu. Sáng kiến này nằm trong chương trình cộng tác giữa Tổ chức Trợ giúp các giáo hội đau khổ và Liên Hiệp Âu châu tạo sự gặp gỡ giữa các vị lãnh đạo chính trị âu châu với các chứng nhân của các Giáo Hội đang gặp khó khăn như Pakistan, Ai Cập, Syria, và Cộng hòa Trung Phi.

Đức Thượng phụ Louis Sako cho biết thiểu số kitô tại Iraq hiên nay rất suy yếu. Nếu không có một giải pháp hòa bình cho Irak, thì sẽ chỉ còn một sự hiện diện kitô biểu tượng. Và điều này sẽ là sự kết thúc lịch sử Giáo Hội tại Iraq. Đức cha Sako cũng cho biết từ sau cuộc xấm chiếm của lực lượng ISIL, rất nhiều kitô hữu và cả các tín hữu hồi đã bỏ nhà cửa ruộng vườn trong tay các dân quân hồi thánh chiến, và đến trú ngụ trong các cơ cấu của Giáo Hôi hay trong các gia đình kitô ở các làng bên cạnh. Giáo Hội trợ giúp mọi người không phân biệt ai. Tuy là một thiểu số sống sót sau các năm bạo lưc và bách hại có hệ thống, nhưng Giáo Hội có thể góp phần làm trung gian trong cuộc xung đột và tạp thuận tiện cho các liên lạc với cộng đồng quốc tế (ZENIT 15-7-2014)

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

SỰ KIỆN PHỤ NỮ ANH GIÁO LÀM GIÁM MỤC LÀ CHƯỚNG NGẠI MỚI CHO NÕ LỰC ĐẠI KẾT

SỰ KIỆN PHỤ NỮ ANH GIÁO LÀM GIÁM MỤC LÀ CHƯỚNG NGẠI MỚI CHO NÕ LỰC ĐẠI KẾT

YORK: Sự kiện Tổng công nghị Anh giáo chấp thuận cho nữ giới làm Giám Mục tạo thêm một chướng ngại mới trên con đường tiến vế hiệp nhất giữa Anh giáo và Công giáo.

Đức Cha Bernard Longley, Tổng Giám Mục Bermingham, kiêm chủ tịch Ủy ban đối thoại và hiệp nhất của Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, đã khẳng định như trên trong một thông cáo công bố ngày 15 tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, Đức Cha cho biết Giáo Hội công giáo sẽ tiếp tục dấn thân trong cuộc đối thoaị đại kết đễ tìm hiểu biết lẫn nhau sâu xa hơn, và cộng tác với nhau trong những lãnh vực có thể. Đức Cha ghi nhân các tiến bộ đã có được trong các thập niên qua giữa hai Giáo Hội, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticăng II và tình bạn phát riển giữa hai cộng đoàn.

Trong những ngày vừa qua Giáo Hội Anh giáo đã nhóm Tổng công nghị tại York và đã chấp thuận phong chức Giám Mục cho các nữ mục sư. Vấn đề này đã được thảo luận từ nhiều năm qua và đã bị bác bỏ năm 2012, nhưng nay đã được hai phần ba các thành viên Tổng công nghị gồm các Giám mục, mục sư và giáo dân chấp nhận.

Sư kiện nữ giới làm Giám Mục Anh giáo đã có từ lâu tại nhiều nước khác như Hoa Kỳ và Australia, nhưng tại Anh quốc thì vẫn còn lưỡng lự, mặc dù Anh giáo đã chấp nhận cho nữ giới làm linh mục năm 1994. Tình trạng này cũng tạo căng thẳng với các Giáo Hội Anh giáo Phi châu nhất quyết không chấp nhận nữ giới làm Giám Mục (SD 15-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

CHIẾN TRANH BẠO LỰC CHỈ GÂY THÊM CHẾT CHÓC, TÀN PHÁ VÀ HẬN THÙ

CHIẾN TRANH BẠO LỰC CHỈ GÂY THÊM CHẾT CHÓC, TÀN PHÁ VÀ HẬN THÙ

GIÊRUSALEM: Chiến tranh và bạo lực leo thang chỉ gây thêm chết chóc, tàn phá, mất tin tưởng và thù hận giữa người Israel và người Palestine.

Đức Cha William Shomali, Giám Muc phụ tá Giêrusalem đã khẳng định như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng ngày 14-7-2014. Như đã biết trong các ngày qua chiến tranh đã leo thang sau vụ ba nữ sinh Do thái và một thiếu niên Palestin bị bắt cóc và bị sát hại.

Tổ chức OXFAM cho biết tính tới nay không lực Israel đã thi hành 2144 phi vụ bỏ bom và oanh kích vùng Gaza khiến cho gần 200 người thiệt mạng, 1200 người bị thương và hơn 30 ngàn người phải di tản. Phía Hamas đã bắn 1103 hỏa tiễn sang các thành phố và làng mạc của Israel, kể cả Giêrusalem, Tel Aviv và Khaipha, khiến cho 22 người bị thương. Tuy nhiên tình hình chiến cuộc liên lụy với 395 ngàn dân và 18 thành phố và làng mạc Palestine.

Hiện nay tổ chức nhân đạo OXFAM đang chở phẩm vật cứu trợ tới cho 3000 gia đình chạy trốn bom đạn. Người dân miền bắc Gaza bồng bế nhau tới trại tỵ nạn Jabaliya ẩn trú trong các trường học của Liên Hiệp Quốc để tránh bom đạn. Cha sở giáo xứ Gaza đã công bố thư cho biết tình hình vô cùng thê thảm. Trong số các người chết có nhiều trẻ em, phụ nữ và người trẻ. Số người chết và bị thương gia tăng mỗi ngày. Các trẻ em bị chấn thương tâm lý và tinh thần trầm trọng.

Trên bình diện quốc tế ngày 14-7-2014 đại điện của các nước Hoa Kỳ, Anh quốc, Đức và Pháp đã nhóm họp tại Vienne để thảo luận về một cuộc ngưmg chiến. Đề nghị của Ai Cập sẵn sàng làm trung gian hòa đàm giữa Israel và Palestine đã bị nhóm Hamas cương quyết khước tứ.

Đức Cha Shomali cho biết các Giám Mục sẽ đi thăm dân chúng vùng Gaza và đem phẩm vật cứu trợ cho dân chúng. Đức Cha cũng cho biết nước A rập Sauđi sẵn sàng gửi đồ cứu trợ tới dân nghèo và Hồng Thập Tự Gaza (SD 14-7-2014).

Linh Tiến Khải – Vatican Radio