15 triệu khách hành hương đến Rome trong 9 tháng đầu Năm Thánh Lòng thương xót

15 triệu khách hành hương đến Rome trong 9 tháng đầu Năm Thánh Lòng thương xót

Pilgrim in jubilee year 2016

Hôm 07/09 vừa qua, Hội đồng Tòa Thánh Tái Truyền giảng Tin mừng đã cho biết có hơn 15 triệu khách hành hương đi qua cửa Năm Thánh trong vòng 9 tháng đầu Năm Thánh Lòng thương xót.

Cha Eugene Sylva thuộc Hội đồng chia sẻ với đài Vatican về kinh nghiệm của các khách hành hương trong Năm Thánh Lòng Thương xót. Cha nhận xét là con số khách hành hương trong hai tháng 7 và 8 thật là ngạc nhiên một cách kỳ diệu, vì các du khách thường tránh đến Roma trong  cái nắng thiêu đốt của mùa hè. Theo cha, “đây là bằng chứng lòng thương xót đang chạm đến trái tim của nhiều người trên khắp thế giới và soi sáng cho họ đến và đi qua Cửa Thánh để nhận hồng ân của thời gian không thể tin được này và để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng là điều quan trọng”.

Cha Sylva cũng lưu ý việc  Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ Giáo hội về sứ vụ lòng thương xót trong Năm Thánh và chính trên đó Giáo hộ được thành lập; đó là điều mà trong những cách thế nhỏ nhặt chúng ta có thể thể hiện và chia sẻ lòng thương xót, dù là bị bó buộc trong phòng bệnh hay trong nhà dưỡng lão. Đức Thánh Cha đã làm gương qua thực hành các ngày Thứ Sáu của lòng thương xót. Ngài muốn thực hành cách riêng tư để có kinh nghiệm cá nhân thực sự với một nhóm người. Nhưng qua chúng ta, nhiều người có thể được nhìn thấy việc ngài làm và theo gương ngài, vì các việc thiêng liêng và cụ thể của lòng thương xót rất quan trọng trong Năm thánh này.

Cha nhận định là Năm thánh cũng đưa ra một động lực mới cho việc tái truyền giảng Tin mừng. Cha nói: “Năm thánh này đang thúc đẩy chúng ta cùng với việc tái truyền giảng Tin mừng. Nó giúp chúng ta thấy kế hoạch mục vụ về những nơi kế tiếp sẽ đi và để buộc lại toàn bộ biện chứng của tình yêu và đức tin – và đức tin và tình yêu – đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, là điều rất cần thiết trong việc chúng ta thực hiện cụ thể kế hoạch đó cho việc tái truyền giảng Tin mừng”. (RV 09/09/2016)

Hồng Thủy

Sự kiện lịch sử của Giáo hội Lào: lễ truyền chức Linh mục và phong chân phước

Sự kiện lịch sử của Giáo hội Lào: lễ truyền chức Linh mục và phong chân phước

Paolo Thoj Xyooj and Mario Borzaga

Viên chăn, Lào – Giáo hội Công giáo tại Lào đang vui mừng chuẩn bị cho hai sự kiện quan trọng trong lịch sử của Giáo hội tại đây.

Như hãng tin Fides đã loan tin, ngày 16/09 tại Savannakhet sẽ có lễ truyền chức cho 3 phó tế người Lào và ngày 11/12, Chúa nhật thứ II mùa Vọng, như Tòa Thánh quy định, tại Viên chăn sẽ có lễ phong chân phước cho 17 vị tử đạo, gồm có các Linh mục, tu sĩ và giáo dân đã hy sinh mạng sống tại Lào.

Đức Hồng y Orlando Quevedo, Tổng Giám mục Cotabato, đặc sứ của Đức Thánh cha Phanxicô sẽ chủ sự Thánh lễ phong chân phước ngày 11/12. Các vị tử đạo đã được Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận trong 2 án phong chân phước. Án thứ nhất có cha Mario Borzaga, thừa sai người Italia, thuộc dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm (OMI) và Paolo Thoj Xyooj, giáo lý viên đầu tiên của Lào; 2 vị đã bị giết bởi những kẻ thù ghét đức tin. Án thứ hai gồm có vị Linh mục người Lào đầu tiên, đó là cha Giuse ThaoTien và 14 vị khác, gồm 10 vị thuộc Hội thừa sai Parí (MEP) và Hiến sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm (OMI), cùng với 4 giáo lý viên giáo dân người bản địa. 15 vị này bị giết giữa các năm 1954 và 1970 bởi các chiến binh cộng sản Pathet Lao.

Trong Thánh lễ truyền chức Linh mục vào ngày 16/09 sẽ có sự hiện diện của các Giám mục Lào của các địa phận Tông tòa Viên chăn, Luang Prabang, Savannakhet và Paksè. 3 phó tế sẽ được thụ phong Linh mục đến từ địa phận Tông tòa Luang Prabang

Đức cha Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đại diện Tông tòa của Paksè nói với hãng tin Fides: “Đây là một thời khắc lịch sử cho Giáo hội chúng tôi, thật sự là một năm hồng ân. Chúng tôi thật vui mừng. Chúng tôi đã dấn thân trong việc chuẩn bị 2 sự kiện quan trọng này”. Đức cha cũng cho biết Giáo hội vui mừng vì Lào đang cởi mở và Giáo hội cũng được hưởng lợi ích từ chính sách này. Giáo hội cũng hy vọng sẽ cộng tác với chính quyền dân sự vì lợi ích của Giáo hội và của nhân dân Lào. Đức cha hy vọng các vị đại diện của Giáo hội Campuchia, cùng chung một Hội đồng Giám mục với Lào, cũng như các vị đại diện Giáo hội của các quốc gia láng giềng sẽ đến dự.

Đức cha kết luận: “Đối với chúng tôi, đây là một sự kiện hiêp thông trọng vẹn với Tòa Thánh và Giáo hội hoàn vũ. Chúng tôi cám ơn Đức Thánh cha Phanxicô đã cho phếp lễ phong chân phước cho các vị tử đạo được tổ chức tại Lào. Nó là một quà tặng lớn lao cho chúng tôi”. (Fides 08/09/2016)

Hồng Thủy

Phản ứng quốc tế về chuyến thăm Ba Lan của Đức Thánh Cha Phanxicô

Phản ứng quốc tế về chuyến thăm Ba Lan của Đức Thánh Cha Phanxicô

ĐTC ôm ĐTGM Stanisław Dziwisz

Chuyến thăm Ba Lan của Đức Thánh Cha Phanxicô là một thành công lớn, đó là lời khẳng định của báo chí địa phương, những tờ báo đã chú ý nhiều đến sứ điệp hòa bình và huynh đệ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến để loan báo.

Các phóng viên Tomasz Krzyżak và Andrzej Gajcy của nhật báo Rzeczpospolita viết: nhờ Ngày Quốc tế Giới trẻ, Cracovia không chỉ được tươi trẻ lại nhưng còn trở nên tốt đẹp hơn. Bài báo cũng nhận xét là người Ba Lan, trong những ngày này, đã bắt đầu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô là “Đức Giáo hoàng của chúng ta” và họ cũng đã bắt đầu cười nhiều hơn. Cha Kłoczowski dòng Đaminh, khi trả lời cho báo Gazeta Wyborcza, đã chia sẻ: Đức Phanxicô đã chỉ cho Giáo hội Ba Lan một lĩnh vực hoạt động lớn hơn. Còn Jan Turnau so sánh chuyến viếng thăm với những cuộc tĩnh tâm kỳ diêu.

Các báo quốc tế thì nhấn mạnh trên hết đến những điều Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng đình trên chuyến bay về Roma chiều Chúa nhật 31/7: không đúng khi đồng hóa Hồi giáo với bạo lực và khủng bố. Báo The Guardian nhấn mạnh là lời khẳng định này của Đức Thánh Cha liên kết với những gì ngài đã nói liên quan đến chiến tranh đang xảy ra trên thế giới, là không thể xem nó như một xung đột tôn giáo. Và với sự tin chắc này ngài đưa ra mục tiêu cụ thể là sự chung sống hoà bình giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo, và dần dần có thể trở thành một bức tường thành chống lại nhiều mâu thuẫn đang đánh dấu trái đất này.

2 tờ báo lớn là The New York Times và The Wall Street Journal nhấn mạnh đến lời mời gọi đừng đồng hóa Hồi giáo với bạo lực của Đức Giáo hoàng, bởi vì thái độ này không chỉ là sai lầm mà còn có thể làm nảy sinh những hành động nguy hiểm trên một thế giới đã bất an và mỏng manh bởi căng thẳng đang gia tăng. Phóng viên Francis X. Rocca của The Wall Street Journal nhận xét: Một lần nữa, Đức Giáo hoàng muốn chỉ rõ là Hồi giáo không phải là nguyên nhân của khủng bố nhưng chính là nền kinh tế toàn cầu bị hướng dẫn bởi những lợi ích cá nhân và khao khát vô độ với tiền bạc.

3 tờ báo lớn: El País, The New York Times và The Wall Street Journal đề cao lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng dành cho các bạn trẻ: hãy để lại dấu ấn cho thế giới bằng cách dấn thân kiến tạo một tình huynh đệ nhân bản không có biên giới và rào cản. El País còn nhấn mạnh lời mời gọi thế hệ trẻ trở thành khí cụ của hòa bình, chiến đấu chống lai chủ nghĩa cá nhân và thù hận. Phóng viên Pablo Ordaz nhấn mạnh đó là một lời mời mạnh mẽ, được nói bằng ngôn ngữ quen thuộc trực tiếp và đối thoại, luôn có thể đi đến và chiếm đoạt đồng lúc tâm trí và trái tim của người nghe.

Báo Avvenire của Italia thì nhấn mạnh đến sứ mạng của các bạn trẻ được mời gọi thay đổi thế giới. Sức mạnh hướng dẫn sự biến đổi trong đam mê của các thanh thiếu niên hướng đến chinh phục điều thiện, chiến đấu chống lại các hình thức khác nhau của sự ác đang làm biến dạng thế giới ngày nay. Nhật báo cũng khẳng định Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Krakow được nhớ đến bởi lòng thương xót. Lòng thương xót thực sự là thuốc giải cho các xung đột, cũng như loại thuốc để chữa trị sự thờ ơ của những người quan sát các sự kiện, thậm chí ấn tượng nhất, chỉ qua màn hình tivi, điện thoại, máy tính. Như vậy những ngày này đã trở thành một loại trường học mà nơi đó “Đức Phanxicô đã cầm tay các người trẻ của ngài và hướng dẫn họ nhìn thế giới dưới một khía cạnh hoàn toàn khác”. (SD 1/8/2016)

Hồng Thủy Op 

Đức Thánh Cha: tình yêu không tiêu diệt ngay cả kẻ thù, nhưng luôn xây dựng

Đức Thánh Cha: tình yêu không tiêu diệt ngay cả kẻ thù, nhưng luôn xây dựng

Đức Thánh Cha thăm Cuba vào tháng 9-2015

Thứ sáu hôm nay (29/7), Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho các bạn trẻ Cuba đang họp nhau tại thủ đô Lahabana tham dự Ngày hội giới trẻ Cuba, từ 28-30/7, xuất phát từ Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Krakow, Ba Lan,.

Các bạn trẻ Cuba muốn chia sẻ sinh hoạt này với Đức Thánh Cha Phanxicô và đã gửi một lá thư cho ngài, trong đó có đoạn viết: “Trong cùng thời điểm của Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Krakow, chúng con đã chuẩn bị Ngày Giới trẻ ở La Habana với cùng chương trình và đề tài. Chúng con cũng dùng tên gọi Ngày Quốc tế Giới trẻ, bởi vì chúng con không muốn nó chỉ là một sự kiện nhưng muốn là từ nơi đây, chúng con hiệp nhất với Cha và tất cả bạn trẻ đang họp nhau ở đó.”

Có 1400 bạn trẻ tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ ở La Habana. Chương trình sẽ gồm có những buổi giáo lý và các giờ chung, Đàng Thánh giá và đi qua Cửa Thánh. Các bạn trẻ viết tiếp trong thư: “Chúng con không để mình đầu hàng trước thực tế khó khăn về kinh tế, điều đã ngăn cản chúng con đến Cracovia đông đảo, ngăn cản chúng con sống kinh nghiệm này”.

Trong sứ điệp gửi cho các bạn trẻ Cuba, Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi các người trẻ về sáng kiến này và cổ vũ họ liên kết với nhau trong tình thân xã hội, dù cho những khác nhau giữa họ, và trở thành những người mang hòa bình và xây dựng các cầu nối. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ Cuba là ngài tin tưởng sự kiện này sẽ là một cơ hội thúc đẩy một nền văn hóa gặp gỡ, tôn trọng, hiểu biết và tha thứ lẫn nhau. Ngài khuyến khích họ đừng sợ bất cứ điều gì và giải thoát họ khỏi xiềng xích của thế giới này để loan báo Tin Mừng.

Đức Thánh cha đề nghị các bạn lắng nghe và sống Tin Mừng trong đời sống cá nhân, gia đình và bạn bè. Tin Mừng hoán cải con tim, ngài khuyên các bạn hãy để được thay đổi bởi Lời Chúa, là tinh thần và sự sống. Ngài nhắc các bạn trẻ khi đí Đàng Thánh giá, hãy nhớ là chúng ta không thể yêu Thiên Chúa nếu không yêu anh em, bởi vì Thánh giá là bảo đảm chắc chắn của tình yêu trung thành của Thiên Chúa đối với chúng ta, một tình yêu vĩ đại cho đến đi vào trong tội lỗi, đau khổ của chúng ta để tha thứ tội lỗi, và chữa lành khổ đau. Thánh giá là tình yêu đi vào trong khổ đau và cho chúng ta sức mạnh chịu đựng đau khổ và đi vào sự chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Đức Thánh cha khuyên các bạn trẻ khi đi qua Cửa Thánh hãy để cho mình thấm nhiễm tình yêu này, hãy bịnh vì yêu, như thế họ nhìn người khác với lòng thương xót, sự gần gũi, dịu dàng, trên hết những ai đau khổ và cần giúp đỡ. Đức Thánh Cha cũng dạy các bạn trẻ hãy ở trước Thánh Thể, đồng hành với Chúa Giêsu Thánh Thể, vì trong Ngài và chỉ trong Ngài, họ tìm được sức mạnh để tiếp tục dự án hạnh phúc đẹp nhất và có thể xây dựng của cuộc sống chúng ta. Tình yêu xây dựng, tình yêu không tiêu diệt ngay cả kẻ thù, tình yêu luôn xây dựng.

Để là những người mang hòa bình, Đức Thánh cha nói với các bạn trẻ Cuba là cần duy trì khả năng ước mơ, và cảnh cáo là bất cứ ai không còn có thể mơ ước thì giống như một người già nghỉ hưu. Đức Thánh cha nói: “Đừng cầu kỳ hay kén chọn. Hãy ước mơ là, với sự giúp đỡ của các con, Cuba có thể thay đổi và phát triển mỗi ngày”.

Nói về tầm quan trọng của hy vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói là hy vọng mang con người đến với nhau để xây dựng tình thân xã hội và ngài nhấn mạnh là không cần thiết tất cả suy nghĩ làm như nhau, nhưng quan trọng là tất cả chia sẻ khao khát ước mơ và tình yêu cho quốc gia và họ có thể cùng nhau xây những cầu nối bằng cách giơ tay họ ra với người khác. (RV 29/7/2016)

Hồng Thủy Op

Nhận định về chuyến viếng thăm Armenia của Đức Thánh Cha Phanxicô

Nhận định về chuyến viếng thăm Armenia của Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Tổng Thương phụ Karekin II

Chuyến viếng thăm Cộng hòa Armenia của Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc và được đánh giá là thành công. Sau đây là một vài nhận định của cha Andrea Majewski, Giám đốc các chương trình của Đài phát thanh Vatican và cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh.

Theo cha Majewski, người dân Armenia rất yêu mến Đức Thánh Cha. Số người hiện diện trong các sinh hoạt của Đức Thánh Cha tại đây thật đông đảo. Đã có khoảng 50 ngàn người hiện diện trong buổi cầu nguyện tại thủ đô Yerevan và trong Thánh lễ của Giáo Hội Armenia Tông truyền vào  sáng Chúa nhật tại quảng trường San Tiridate ở Etchmiadzin số người tham dự cũng không kém đi.

Một điều mà chúng ta ngạc nhiên và người ta nói nhiều đến là Đức Thánh Cha được yêu mến như thế nào ở Armenia. Tên của ngài được nhắc đến 2 lần trong cử hành Thánh Thể. Một điều nữa rất quan trọng là sự vỗ tay nồng nhiệt trong các cuộc gặp của Đức Thánh Cha, những phản ứng sống động của dân chúng, của các Giám mục; nhất là vào cuối buổi nói chuyện của Đức Thánh Cha, ngài đã xin Đức Tổng Thượng Phụ Giáo hội Armenia Tông truyền chúc lành cho ngài. Tất cả các Giám mục đông phương tông truyền đều đứng dậy và cử chỉ này đã đánh động lòng người dân Armenia vô cùng.

Cha nhận định: Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha gần kết thúc và đối với quốc gia này, đây là một phút giây lịch sử: Đức Thánh Cha đã muốn cầu nguyện với dân Armeni, muốn gần gũi họ trong một giai đoạn không phải là dễ dàng, bởi vì chúng ta biết là Armenia đang sống trong thời gian không an bình lắm trong lịch sử của họ. Chúng ta trở về Roma với đầy những ấn tượng tốt về quốc gia này nhưng trên hết là lòng hiếu khách và tình yêu mà dân Armenia dành cho Đức Thánh Cha.

Còn cha Lombardi thì đánh giá chuyến đi của Đức Thánh Cha là một thành công lớn. Cha cho biết chuyến đi của Đức Thánh Cha có 3 chiều kích căn bản và tất cả được vinh quang với thành công lớn. Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với dân tộc Armenia, dân tộc rất thích sự gần gũi, sự hiểu biết về lịch sử và truyền thông Kitô giáo của ngài. Một số giây phút quan trọng như cuộc gặp ở dinh Tổng thống và trên tất cả là buổi cầu nguyện đại kết ở quảng trường Yerevan, một sự kiện hoàn toàn ngoại thường vì đó là một cuộc “trình diễn” tôn giáo: cầu nguyện tại một nơi công cộng với tất cả đại diện, cả đại diện quốc gia. Cha tin điều này chưa bao giờ xảy ra.

Về khía cạnh đại kết, sự tiếp đón của Đức Tổng Thượng phụ của Giáo hội Armenia Tông truyền thật là tuyệt diệu. Đức Thánh Cha đã lưu trú tại Tòa Thượng Phụ 3 ngày và như thế chắc chắn sẽ có những giây phút gặp gỡ sâu sắc và chân thành. Rồi có những lần cầu nguyện đại kết cụ thể như lần viếng thăm nhà thờ chánh tòa thánh Gregorio Vị soi sáng hay Thánh lễ của Armenia tông truyền vào sáng Chúa nhật. Vào cuối cuộc viếng thăm, Đức Thánh cha và Đức Tổng thượng phụ đã cùng ký một tuyên ngôn. Trong các bài diễn văn của Đức Thánh Cha chúng ta cũng nhận thấy giọng văn khuyến khích việc đại kết, đối thoại, hiệp nhất về mục đích và tiến tới sự hiệp nhất Thánh Thể. Cha Lombardi nhận định: một bước quan trọng trong hành trình đại kết với Giáo hội đông phương này rất có ý nghĩa, bởi vì thực tế nó đồng hóa với Quốc gia Armenia.

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha cũng là sự khích lệ cho các tín hữu Công giáo Armenia, một cộng đoàn thiểu số, một cộng đoàn tương đối nhỏ nhưng rất sống động và tham dự vào đời sống của quốc gia. Họ cảm thấy được sự hiện diện của vị mục tử phổ quát và do đó họ có thể đạt đến sự hữu hình của họ với Thánh lễ tại quảng trường ở Gyumri: họ có thể cho Đức Thánh Cha thấy hoạt động bác ái của họ, cô nhi viện và các hoạt động bác ái khác. Do đó nó cũng là một ngày hội lớn cho công giáo Armenia cả ở tại Armenia cũng như hải ngoại. Nhiều người Armenia, cả công giáo lẫn tông truyền trở về Armenia trong dịp này, ví dụ: có sự hiện diện của tất cả Giám mục Công giáo Armeni cùng cử hành Thánh lễ với Đức Thánh Cha. Tất cả các khía cạnh này được thực hiện tràn đầy và chúng ta có thể nói là sự hiện diện của Đức Thánh Cha ở đây, như mọi khi, ngài muốn là một sứ điệp của hòa bình cho vùng đất này với hy vọng điều này được hiểu và hưởng ứng. (RV 26/6/2016)

Hồng Thủy Op

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Thủ tướng Hà lan

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Thủ tướng Hà lan

Đức Thánh Cha tiếp Thủ tướng Hà lan

Vatican – Sáng hôm nay 15/6/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ông Mark Rutte, Thủ tướng Hà lan. Sau đó ông Mark Rutte cũng gặp Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, được Đức cha Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao, tháp tùng.

Trong cuộc hội đàm thân mật, các quan hệ song phương tốt đẹp giữa Hà Lan và Tòa Thánh được nêu lên. Hai bên cũng chú ý đến các vấn đề được quan tâm chung như hiện tượng di dân và xem xét một vài vấn đề quốc tế khác nhau. (SD 15/672916)

Hồng Thủy Op

Đức Cha Mar Jacob Muricken hiến thận cho một tín hữu Ấn giáo nghèo khổ

Đức Cha Mar Jacob Muricken hiến thận cho một tín hữu Ấn giáo nghèo khổ

Bishop Mar Jacob Muricken

Nhiều tấm gương về lòng thương xót được nhắc đến cách đặc biệt trong Năm Thánh này, trong đó có tấm gương của Đức cha Mar Jacob Muricken, 52 tuổi, người Ấn độ, Giám mục phụ tá của Giáo phận Palai thuộc Giáo hội Công giáo nghi lễ Đông phương Syro-Malabar. Đức cha đã chọn cách cử hành Năm Thánh Lòng thương xót đến môt mức độ tuyệt vời mà ít có người có thể nghĩ đến, đó là hiến tặng một quả thận của mình cho một tín hữu Ấn giáo nghèo khổ.

Anh Sooraj Sudhakaran, 30 tuổi, là một tín hữu Ấn giáo bị suy thận nặng từ 2 năm qua. Anh là người lao động chính trong gia đình và phải làm việc để nuôi mẹ và vợ của mình. Cha của Sooraj qua đời vị bị rắn cắn, còn anh của Sooraj  thì chết vì bị nhồi máu cơ tim. Người Ấn độ ở tầng lớp cùng đinh này vừa bị bịnh nặng lại vừa bị thất nghiệp, do đó anh đã phải bán cả nhà cửa của mình để có tiền chi trả cho chi phí lọc thận. Anh Sooraj đã gõ cửa Hiệp hội tặng thận của Ấn độ, một cơ quan xã hội giúp tìm những người hiến tặng thận để cấy ghép cho các bịnh nhân, để xin được giúp đỡ. Hiệp hội này đã sắp xếp cho 15 Linh mục và 6 nữ tu hiến tặng thận cho những người không có liên hệ với mình, cho các bịnh nhân đang cần được thay thận. Tại đây, anh Sooraj đã nhận được tin vui. Đức cha Muricken của giáo phận Palai sẽ hiến tặng một quả thận của ngài cho anh.

Quyết định hiến thận của Đức cha xuất phát từ một sự kiện vào năm ngoái, khi cha Davis Chiramel, chủ tịch Hiệp hội tặng thận của Ấn độ đã được giáo phận Palia mời đến thuyết trình trong một hội nghị đặc sủng và Đức cha Muricken cũng tham dự hội nghị này. Cha Chiramel đã kể lại việc cha đã hiến tặng thận cho C. G. Gopinathan, một tín hữu Ấn giáo mà cha không quen biết vào năm 2009. Đức cha Muricken đã được đánh động bởi tấm gương quảng đại của cha Chiramel. Sau đó, Đức cha đã điện thoại cho cha Chiramel và bày tỏ ước muốn hiến tặng thận của mình. Đức cha đã ghi tên mình vào danh sách tình nguyện hiến tặng của Hiệp hội hiến tặng thận của Ấn độ.

Qua cha Chiramel, Đức cha Muricken biết được tình trạng khốn khổ của anh Sooraj và quyết định giúp anh, đặc biệt là trong Năm Thánh Lòng Thương xót này. Đức cha tặng cho anh quả thận của ngài và ngài cũng đã chi trả các chi phí xét nghiệm và phụ trợ cho việc điều trị. Tiến trình phẫu thuât cấy ghép đã bắt đầu từ hôm 1 tháng 6 vừa qua tại bịnh viện tư ở Kochi thuộc bang Kerala, Ấn độ.

Việc hiến tặng thận của Đức cha đã được nhiều người thuộc các tín ngưỡng khác nhau nhìn nhận và cảm phục. Cha Anithottathil Gervasis, bí thư của Giáo phận Palai nhận xét việc làm của Đức cha Muricken là một hành động quên mình trong tinh thần của Năm Thánh Lòng thương xót. Sự quảng đại của Đức cha đã dạy chúng ta cách thực tiễn một mẫu gương luân lý trong việc đi ra khỏi bản thân mình để cứu sự sống”. Cha cũng cho biết, Đức cha Muricken là một trong những Giám mục đơn sơ nhất. Hành động vủa ngài không phải là một trò quảng cáo câu like. Hiện tại Đức cha hạnh phúc và chỉ xin mọi người cầu nguyện để ngài có thể tiếp tục làm việc và làm chứng cho Chúa Ki-tô với đồng bào mình.

Còn cha Chiramel, người đã sắp đặt cho việc tặng thận của Đức cha đã chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên một Giám mục hiến tặng thận cho một tín hữu Ấn giáo. Thật là ý nghĩa khi Đức cha thực hiện điều này trong Năm Thánh Lòng Thương xót, theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô là yêu thương mọi người không phân biệt giai cấp hay tín ngưỡng”. Cha Chiramel rõ ràng rất vui với quyết định và món quà chưa từng có của Đức cha Muricken. Cha nói: “anh Sooraj đã nhận sự sống từ Đức cha Muricken, người đang xây một cây cầu của tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa”.

Một thương gia trong vùng thì nhận xét việc hiến thận khi đang còn sống của Đức cha đòi phải có một sự can đảm mạnh mẽ và nó đáng giá hơn nhiều lần việc quyên tặng tiền bạc hay của cải cho các tổ chức. Qua hành động của mình, Đức cha đã nêu tấm gương, đặc biệt cho các giới lãnh đạo, biết đặt tình yêu trong hành động của họ hơn là chỉ có những lời nói xuông.

Về phần mình, chia sẻ với hãng tin Công giáo Hoa kỳ, Đức cha Muricken cho biết mình không hề lo lắng về cuộc phẫu thuật cắt thận và ngài nghĩ là việc làm của mình chỉ là một hy sinh nhỏ cho một người anh em. Ngài nói: “nếu tôi có thể cứu sống anh ta thì cả gia đình anh sẽ được cứu”. Đức cha cũng chia sẻ là ngài đã nhận được nhiều sự khích lệ của các Giám mục. Đức Cha nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô lập đi lập lại, kêu gọi hãy làm cho Chúa Giêsu trở nên hữu hình qua các hành động thương xót.” Đức cha không quan tâm đến việc người được ngài tặng thận không phải đồng đạo với mình. Ngài hy vọng việc làm của mình là một thông điệp mạnh mẽ cho mọi người xung quanh để họ cũng sẵn sàng hiến tặng các cơ phận. Đức cha xin cầu nguyện cho ngài. (CNA 1/6/2016)

Hồng Thủy OP

Ngày Năm Thánh bịnh nhân ở Campuchia

Ngày Năm Thánh bịnh nhân ở Campuchia

Campuchea Thmey patients

Nông pênh, Campuchia – Đức cha Olivier Schmitthaeusler, Đại diện Tông tòa tại Nông pênh cho hãng tin Fides biết: đặc điểm của ngày năm thánh dành cho các bịnh nhân (11-12/6) ở Campuchia là vô số hoạt động của lòng thương xót, với các việc thăm viếng bịnh nhân, trợ giúp các gia đình, làm chứng tá, hội họp gặp gỡ và cử hành phụng vụ.

Tại trung tâm mục vụ “Thmey” ở thủ đô Nông pênh, trong Thánh lễ cử hành cho các người khuyết tật cũng có rửa tội. Trong khi đó ở các giáo xứ miền bắc của địa phận Tông tòa, việc thăm viếng bịnh nhân và các người thiểu năng trí tuệ sẽ được tổ chức với việc xức dầu bịnh nhân và trao tặng quà. Còn các giáo xứ ở miền nam địa phận Tông tòa, nơi có một số trung tâm cho người bịnh và người khuyết tật do tín hữu Công giáo và các tổ chức phi chính phủ khác điều hành, các gia đình Công giáo cũng thúc đẩy một cuộc lạc quyên lúa gạo đặc biệt như là một cử chỉ tương trợ cho người nghèo và các gia đình thiếu thốn. Cuối cùng, trong Thánh lễ do Đức cha cử hành tại Keo Phok, sẽ có chứng từ của các người dương tính với virus HIV và các bịnh nhân AIDS, các trẻ em khuyết tật và cha mẹ của các em. Đức cha Schmitthaeusler kết luận: “Chính những lời của Chúa Giê-su mà Đức Thánh Cha Phanxicô chọn: ‘Hãy thương xót như Cha trên trời’ đã truyền cảm hứng cho chúng tôi”. (Fides 10/672016)

Hồng Thủy Op

Linh mục Luis Dli, cha giải tội giàu lòng thương xót

Linh mục Luis Dli, cha giải tội giàu lòng thương xót

Linh mục giải tội

Có một Linh mục được Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến nhiều lần như là mẫu gương của lòng thương xót. Ngài đề cập đến vị Linh mục này lần đầu tiên trong buổi gặp các cha xứ của giáo phận Roma vào ngày 6 tháng 3 năm 2014. Một ít tháng sau, Đức Thánh Cha lại nhắc đến Linh mục này trong bài giảng trong lễ truyền chức Linh mục ngày 11 tháng 5 năm 2014. Ngài lại nói đến cha lần nữa trong cuốn sách thuật lại cuộc phỏng vấn của ngài tựa đề “Tên của Thiên Chúa là Lòng Thương xót”, và trong Thánh lễ với các Linh mục dòng Capuchino vào tháng 2 năm nay, Đức Thánh Cha lại nhắc đến Linh mục này.

Đức Thánh Cha kể: “Tôi nhớ đến một Linh mục giải tội, là một cha dòng Capuchino phục vụ ở Buenos Aires, thủ đô Achentina. Một lần, cha ấy đến gặp và muốn nói chuyện với tôi. Cha ấy nói: ‘con cần sự giúp đỡ của Đức Hồng y (khi ấy Đức Thánh Cha Phanxicô đang là Hồng y Tổng giám mục tổng giáo phận thủ đô Buenos Aires). Luôn luôn có rất nhiều người đến xưng tội với con; đủ mọi hạng người, những người khiêm nhường cũng như người thiếu khiêm nhường, cũng như nhiều Linh mục…. Con đã tha tội cho rất nhiều người và thỉnh thoảng con lo lắng vì con đã tha quá nhiều’. Chúng tôi đã nói về lòng thương xót và tôi hỏi cha ấy là cha đã làm gì khi cha cảm thấy bối rối như thế. Cha ấy đã trả lời: ‘con đến trước nhà Tạm Thánh Thể trong ngôi nhà nguyện bé nhỏ của chúng con và con nói với Chúa Giê-su: Chúa ơi xin tha tội cho con vì con đã tha tội quá nhiều. Nhưng chính Chúa đã làm gương xấu cho con!’ Tôi không bao giờ quên câu chuyện này. Khi một Linh mục cảm thấy được sự thương xót này ngày trên chính da thịt mình thì Linh mục ấy có thể trao ban sự thương xót cho người khác”.

Vị Linh mục dòng Capuchino mà Đức Thánh Cha Phanxicô kể đến chính là Cha Luis Dli, 89 tuổi. Cha đã dùng hết thời gian của mình để ngồi tòa giải tội ở trong một khu phố ngoại ô thủ đô Buenos Aires. Trong một cuộc phỏng vấn, được hỏi tại sao cha trả lời Đức hồng y Bergoglio như Đức Thánh Cha đã kể, cha Luis trả lời là cha đã rất tin tưởng Đức hồng y Bergoglio và một lần Đức hồng y đã bảo cha: hãy tha thứ! Hãy tha thứ! Điều quan trọng là tha thứ! Và cha đã trả lời Đức hồng y như Đức Thánh Cha đã kể lại. Chúa Giê-su làm gương xấu vì Chúa tha thứ tất cả; Chúa không bao giờ đẩy ai ra xa Ngài. Đức hồng y Bergoglio, là Đức Thánh Cha bây giờ, đã bị ấn tượng với câu trả lời này. Ngài biết cha Luis ngồi giải tội nhiều giờ sáng chiều. Nhiều lần ngài đã khuyên các Linh mục đến xưng tội với cha Luis khi họ gặp những vấn đề. Cha đã lắng nghe họ và đã trở thành bạn với nhiều người trong số họ. Đến với cha họ được lắng nghe và cảm thấy tốt hơn về tinh thần cũng như về mục vụ. Cha Luis chia sẻ thêm: cha cám ơn Đức Thánh Cha đã đặt tin tưởng nơi cha dù cha không xứng đáng. Cha không phải là một Linh mục hay tu sĩ học cao và có bằng cấp, nhưng cuộc sống đã dạy cho cha rất nhiều; cuộc sống đã ghi dấu trên cha vì cha sinh ra trong sự nghèo khó và cha cảm thấy cha nên luôn luôn trao ban lời thương xót, sự giúp đỡ và gần gũi với những ai đến với cha. Không ai phải bỏ đi với ý nghĩ là họ không được hiểu hay họ bị hất hủi khinh bỉ.

Với kinh nghiệm của một Linh mục 89 tuổi đã dành cả cuộc đời để giải tội, Cha Luis khuyên các Linh mục như sau: Tôi không có gì khác để nói ngoài điều Đức Thánh Cha nói, vì tôi cảm và sống nó. Lòng thương xót, sự thông hiểu, dành cuộc đời mình để lắng nghe, hiểu và thử đặt mình trong “đôi giày” của người khác để hiểu những gì đang diễn ra. Chúng ta, các Linh mục không nên giải tội như những vị công chức: “tôi ban cho họ ơn tha tội”, thế là xong, nhưng trái lai, tôi tin là chúng tôi cần tỏ sự gần gũi và đặc biệt đối  xử tốt với họ, vì thường có những người không biết xưng tội là gì. Hãy nói với họ: “đừng sợ! Đừng lo lắng! Tất cả những gì bạn cần làm khi xưng tội là mong muốn được trở nên tốt hơn”. Chúng ta hãy quên họ thường pham tội thế nào hay với ai hay điều gì, vì những điều này dường như đẩy họ ra xa chúng ta. Và công việc của tôi là mang con người đến gần Thiên Chúa, gần Chúa Giê-su hơn.

Còn đối với những tội nhân đến xưng tội, cha Luis thường khuyên họ đừng sợ. Cha thường trình bày hình ảnh người cha nhân từ ôm chầm đứa con hoang đàng. Họ thường hỏi cha là Thiên Chúa sẽ tha thứ cho con không. Cha nói với họ: Thiên Chúa ôm lấy chúng ta, Ngài chăm sóc, yêu thương và đồng hành với bạn. Thiên Chúa đến để tha thứ chứ không để xử phạt. Người từ trời xuống để ở với chúng ta vậy tại sao chúng ta có thể sợ hãi Thiên Chúa! (Vatican Insider 09/05/16)

Hồng Thủy OP

Nhà thờ mới dâng kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Nhà thờ mới dâng kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

New church to dedicate for Pope John Paul II in Torun Poland

Đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở cửa Thánh ở nhà thờ Đức Maria, ngôi sao hướng dẫn việc tái truyền giảng Tin Mừng và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Đức Thánh Cha đã cử Đức Hồng Y Zenon Grocholewski làm đặc sứ của ngài đến thánh hiến ngôi thánh đường mới ở Toruń, Ba lan ngày hôm qua, 18/5, sinh nhật thứ 96 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Nhà thờ Đức Maria, ngôi sao hướng dẫn việc tái truyền giảng Tin Mừng và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II này được khởi công từ năm 2012; 3 năm sau, ngày 5/9/2015, một viên gạch được lấy từ đền thờ Thánh Phê rô, được đặt dưới nền của thánh đường. Nhà thờ được xây để bày tỏ lòng kính nhớ và biết ơn triều đại Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Trong thánh điện có bản sao của nhà nguyện của giáo hoàng ở  Vatican. Bức họa Đức Mẹ Częstochowa mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến cầu nguyện trong nhiều năm được đặt trong nhà nguyện này. Bên dưới nhà thờ là nhà nguyện Tưởng niệm, dâng kính các vị tử đạo. Tên của những người Ba lan bị giết vì đã giúp người Do thái trong thế chiến thứ 2 với các thánh tích của các ngài có thể thất trên tường của nhà nguyện. Ở trung tâm của nhà nguyện là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Trong thư gửi cho Đức Hồng Y Zenon Grocholewski, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Tôi cám ơn Hội dòng Chúa Cứu Thế về những nỗ lực của họ, và cám ơn lòng quảng đại của dân Ba Lan ở trong nước cũng như hải ngoại về những đóng góp để hoàn thành việc xây dựng”.

Tùy viên Văn hóa của tòa Đại sứ Israel ở Ba lan, Anna Ben Ezra, bày tỏ lòng biết ơn về việc xây dựng bên tròng nhà thờ mới này nhà nguyện tưởng niệm các người Ba lan bị giết vì giúp đỡ người Do thái bị nguy hiểm trong thế chiến thứ II. Anna Ben Ezra bày tỏ lòng biết ơn về sự phục vụ và dấn thân của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho việc cải thiện mối tương quan của Công giáo và Do thái.

Tong một lá thư, Đức Tổng Giám mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba lan, viết: “Sự thánh hiến của thánh đường Đức  Maria, ngôi sao hướng dẫn việc tái truyền giảng Tin Mừng trong dịp Ba lan kỷ niệm 1050 năm lãnh nhận phép Rửa tội và ngày Quốc tế giới trẻ Cracovia 2016 thật là ý nghĩa. (Zenit 19/5/2016)

Hồng Thủy OP

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến 2 câu lạc bộ Juventus và Milan

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến 2 câu lạc bộ Juventus và Milan

Đức Thánh Cha và 2 câu lạc bộ Juventus và Milan

Vatican – Vào 12 giờ trưa hôm nay, 20/5/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Liên minh Quốc Gia các nhà chuyên nghiệp bóng đá Seria A và các cầu thủ của 2 câu lạc bộ Juventus và Milan, nhân dịp 2 câu lạc bộ này sẽ tranh cúp vô địch “Coppa Italia” vào chiều mai tại sân vận động Stadio Olympico ở Roma.

Ngoài các vị lãnh đạo, các cầu thủ, các kỹ thuật viên, và các người đồng hành của 2 đội bóng, còn có các đại diên của Liên minh Quốc gia Seria, trong đó có chủ tịch Maurizio Beretta.

Trong bài diễn văn phát biểu trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ca ngợi sự chuyên nghiệp và vẻ đẹp của bóng đá mà các câu lạc bộ Italia đang tạo nên và kêu gọi các cầu thủ, là những người được nhiều người hâm mộ, đặc biệt là các bạn trẻ, “hành động trong cách thế để từ anh em luôn có thể xuất phát các phẩm chất nhân bản của các vận động viên, dấn thân làm chứng cho những giá trị đích thực của thể thao”.

Đức Thánh Cha cũng đề cao sự liên kết giữa thành công và các nhân đức, Ngài nói: “Sự thành công của một đội bóng là kết quả của nhiều nhân đức: sự hòa đồng, trung thành, khả năng của tình bạn và đối thoại, sự tương trợ; các giá trị thiêng liêng mà trở thành các giá trị thể thao. Khi thực hành các phẩm tính luân lý này, các anh em có thể làm nổi bật hơn mục đích thật sự của thể thao, thỉnh thoảng được ghi dấu bởi cả những hiện tượng tiêu cực”

Ngài cũng nhắc các cầu thủ: “trước khi là một cầu thủ, anh em là một con người với những giới hạn và thế mạnh, nhưng trên tất cả với một lương tâm đúng đắn mà tôi hy vọng luôn được chiếu sáng từ mối liên hệ với Thiên Chúa. Do đó, giữa các anh em, đừng bao giờ giảm đi tình bạn, sự tôn trọng lẫn nhau, sự hiểu biết và cả sự tha thứ. Hãy hành động trong cách thế mà (bản tính) con người luôn luôn hòa hợp với một vận động viên.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Anh em là những nhà vô địch thể thao, nhưng trên hết là vô địch trong cuộc sống”. Ngài khích lệ các cầu thủ: “Hãy luôn nâng cao những gì thực sự tốt đẹp, thông qua một nhân chứng mạnh mẽ của những giá trị đặc trưng cho thể thao đích thực. Đừng ngại làm cho thế giới của những người ngưỡng mộ anh em biết được những nguyên tắc luân lý và tôn giáo mà anh em ao ước chúng soi sáng cuộc sống của anh em”.

Cuối cùng Đức Thánh Cha cám ơn cuộc viếng thăm của phái đoàn và cầu chúc họ những điều tốt đẹp. Ngài cũng xin họ cầu nguyện cho ngài và ngài cũng cầu xin phúc lành của Thiên Chúa cho họ và gia đình.

Juventus và Milan là 2 trong số những câu lạc bộ bóng đá đứng đầu của Italia đang chơi ở giải Seria – giải đấu hàng đầu của Italia. Juventus là đội đã đoạt cúp vô địch Seria mùa giải năm 2015-2016, và đây là lần thứ 5 liên tiếp họ đoạt cúp vô địch. Chiều mai 2 đội Juventus và Milan sẽ tranh cúp Italia, giải đấu Juventus đang đứng đầu với 10 lần vô địch. (Sedoc 19/5/2016)

Hồng Thủy OP

Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha vào ngày 13/5 tại giáo xứ Thánh Anna, Vatican

Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha vào ngày 13/5 tại giáo xứ Thánh Anna, Vatican

ĐTC ban phép lành cho trẻ em

Vatican – Vào lúc 20.30 ngày 13/5 tới đây sẽ có buổi cầu nguyện trọng thể tại giáo xứ Thánh Anna ở Vatican để cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng.

Truyền thống này bắt đầu từ cách đây đúng 35 năm. Chiều ngày 13/5/1981, khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang trong tình trạng nguy kịch, nửa sống nửa chết tại bịnh viện Gemelli ở Roma, sau khi bị ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô, thì tại quảng trường này, hàng ngàn người đã tụ họp lại cùng cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Họ đọc kinh Mân Côi, cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima. Năm này qua năm khác, buổi đọc kinh này trở thành không thể thiếu được, để cảm tạ phép lai, để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha.

Mỗi lần như thế, cửa sổ phòng làm việc của Đức Thánh Cha lại mở ra và điện được bật sáng lên, dấu chỉ là Đức Thánh Cha, cách âm thầm, cho chúng ta biết lời cám ơn của ngài. Đây là một cuộc đối thoại cầu nguyện, nhẹ nhàng và tinh tế. Giữa các tín hữu cầu nguyện cũng có sự có mặt của Angelo Gugel, người hầu phòng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã trợ giúp ngài vào ngày 13/5 đó, sau khi ngài bị bắn.

Truyền thống này được tiếp tục nhiều năm ngay cả sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời. Nó không còn là một cuộc rước nữa nhưng là một buổi cầu nguyện trọng thể, cầu cho sức khỏe của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và bây giờ là Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngôi nhà thờ nhỏ thánh Anna.

Năm nay cũng thế. Vào 20.30 chiều tối 13/5, Đức Hồng Y Angelo Comastri, Giám quản đền thờ Thánh Phêrô và đại diện của Đức Thánh Cha tại thành Vatican, sẽ chủ sự buổi cầu nguyện, để xin Đức Trinh nữ Maria gìn giữ Đức Thánh Cha Phanxicô, cho ngài sức khỏe dồi dào và đức tin sống động, được soi sáng và can đảm để củng cố anh chị em tín hữu và thúc đẩy trên toàn thế giới những giá trị của tình yêu và hòa bình.

Mọi người được mời tham dự buổi cầu nguyện tại nhà thờ giáo xứ thánh Anna do các cha dòng Augustino coi sóc. (ACI 9/5/2016)

Hồng Thủy OP  

Tòa Thượng phụ Can-đê kêu gọi các Linh mục suy tư về sứ vụ Linh mục theo giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Tòa Thượng phụ Can-đê kêu gọi các Linh mục suy tư về sứ vụ Linh mục theo giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Giáo hội Can-đê

Baghdad, Iraq – Hội nghị lần thứ nhất toàn thể các Giám mục và Linh mục thuộc Giáo hội Công giáo Can-đê đang làm việc tại Iraq do Đức Thượng phụ Babilonia triệu tập sẽ diễn ra từ ngày 20-22 tháng 6 tới đây.

Các tham dự viên sẽ cùng nhau suy tư về tu đức, thần học và ơn gọi Linh mục để cùng nhau suy tư về tâm linh, thần học và ơn gọi linh mục trước sự khẩn thiết được trải nghiệm bởi các Kitô hữu tại Trung Đông trong giai đoạn lịch sử khó khăn này, và dưới ánh sáng các gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho việc truyền giáo mà tất cả các mục tử được mời gọi.

Theo các nguồn tin chính thức của Tòa Thượng phụ, cuộc họp sẽ được tổ chức tại Ankawa, và các buổi hội họp sẽ xoay quanh 3 bài nói chuyện chính, một trong số đó có chủ đề “Linh mục dưới ánh sáng các văn kiện và lời giảng dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô do Đức cha Yousif Thomas Mirkis, dòng Đaminh, Tổng Giám mục Giáo hội Công giáo Can-đê ở Kirkuk trình bày.

Sau trường hợp linh mục công giáo Can-đê, cha Amer Saka, tự thú đã tiêu xài lãng phí ở Canada các ngân quỹ được quyên góp để hỗ trợ cho những người tị nạn đến từ Trung Đông, trong cuộc họp lần cuối, các Giám mục Can-đê đã nhắc lại sự cấp thiết tìm ra các hình thức thích hợp cho việc thường huấn của các Linh mục và nâng cao đời sống thiêng liêng và mục vụ của các Linh mục trong tất cả các giáo phận.

Vào tháng 7 /2013, Đức Thượng phụ Louis Raphael I đã gủi cho các Linh mục Can-đê một lá thư, trong đó ngài thừa nhận rằng sự yếu kém trong việc quản trị của cơ quan trung ương, việc nhiều tòa Giám mục bị trống, sự thiếu an ninh và tình trạng khẩn thiết trường kỳ về chính trị xã hội của Iraq đã ảnh hưởng đến căn tính của các Linh mục và đời sống tu đức của họ, tạo nên một “tình trạng mà không thể tiếp diễn” và phải được giải quyết triệt để, tái khám phá ra nguồn gốc của ân sủng và gương mặt thật của ơn gọi và sứ mệnh linh mục. Trong thư này ngài đã nói đến các lời nhắc nhở được lập lại thường xuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để nhắc nhớ mọi người là tác vụ linh mục là một sứ vụ, chớ không phải là một nghề hay một việc kinh doanh. (Agenzia Fides 16/4/2016)

Hồng Thủy OP

Ý kiến của các vị lãnh đạo Giáo Hội về Tông huấn “Amoris Laetitia”

Ý kiến của các vị lãnh đạo Giáo Hội về Tông huấn “Amoris Laetitia”

Tông huấn Amoris Laetitia

Thứ sáu hôm qua, ngày 8 tháng 4, trong sự chờ đợi và giữa sự đồn đoán của các vị lãnh đạo Giáo hội, các thần học gia, các chuyên gia xã hội, đặc biệt là giới báo chí, và nhiều thành phần dân Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông huấn hậu thượng hội đồng Giám mục “Amoris Laetitia” – Niềm Vui Yêu Thương – về gia đình. Tông huấn này là những suy tư đúc kết thành quả của hai Thượng Hội đồng Giám mục năm 2014 và 2015 về gia đình. Đức Thánh Cha không đưa ra những quy luật mới nhưng mời gọi xem xét lại cách cẩn thận các vấn đề liên quan đến mục vụ gia đình, đặc biệt, chú ý hơn đến ngôn ngữ và thái độ được dùng để giải thích giáo huấn và sứ vụ của Hội thánh cho những người không sống hoàn toàn theo giáo huấn này.

Nhiều vị lãnh đaọ Giáo hội trên khắp thế giới đã chào mừng và đón nhận Tông huấn này với thái độ tích cực, dù các ngài cũng nhận ra sự thất vọng của một số người. Điểm nổi bật của Tông huấn chính là “giọng văn” của lòng thương xót được thể hiện trong Tông huấn, như Đức Hồng Y Wilfrid Napier of Durban, của Nam Phi nhận định. Ngài nói: “Tông huấn kêu gọi các thừa tác viên hãy dịu dàng thân thiện trong cách các ngài gặp gỡ những người đang ở trong những tình cảnh khó khăn”, và cũng lưu ý là không có một cách thế tiếp cận phù hợp cho tất cả mọi trường hợp, và Giáo hội địa phương được mời gọi thích nghi giáo huấn của Thượng hội đồng cho những hoàn cảnh cụ thể.

Các Giám mục nhìn nhận đây là một văn kiện dài, nhưng như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, bạn không thể lướt qua nó, nhưng cần suy tư. Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin của Dublin gọi Tông huấn “Amoris Laetitia” là một bách khoa toàn thư, và giống như các bách khoa toàn thư, nhiều nội dung giá trị của nó bị bỏ qua bởi vì nguời ta chỉ quan tâm đến một hay hai khía cạnh. Ngài cho biết tài liệu này không phải là một sưu tập của những chương riêng rẽ, nhưng có một dây liên kết là: Phúc âm về gia đình đang bị thách đố và đòi hỏi, nhưng với ơn Chúa và lòng thương xót của Người, nó có thể đạt được và hoàn thành, làm phong phú và đáng giá.

Đức Cha Peter Doyle của Northampton, Anh quốc, Chủ tịch Ủy ban Hôn nhân gia đình của Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Welsh, cũng là tham dự viên của Thượng hội đồng, lập lại ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô: “mỗi tình huống thì khác nhau và cần được tiếp cận với tình yêu, lòng thương xót và trái tim mở rộng”, để trả lời cho những người thất vọng vì tài liệu không đưa ra một giải quyết rõ ràng, phân định trắng đen. Ngài nhận xét: “Thông điệp chú trọng đặc biệt đến sự cần thiết của việc đồng hành với những nguời cảm thấy bị loại trừ và làm cho mọi người biết rằng họ được Thiên Chúa yêu thương, và đó là một tình yêu dịu dàng , nhưng cũng thách đố chúng ta thay đổi”.

“Tài liệu gói gọn cái nhìn của Đức Thánh Cha về Giáo hội như một bệnh viện dã chiến, điều trị các người bị thương tích và chờ đợi những người có nhu cầu”, là nhận xét của Đức Cha Pedro Maria Laxague, chủ tịch Ủy ban về Giáo dân và gia đình của Hội đồng Giám mục Ác-hen-ti-na. Đức cha nói: “Không có một gia đình tốt hay một gia đình xấu. Tất cả đều cần các quan tâm mục vu.” Ngài nói: Tông huấn đề cập đến các thực tại mà gia đình có thể gặp. Ngài cũng nói: Hôm nay Giáo hội đã tỉnh thức trước các thực tế của gia đình. Chúng tôi có thể đồng hành với các dạng gia đình như một giáo hội, một cộng đoàn trong mọi tình huống. Cũng trong ý tưởng này, cha Hugo Valdemar, phát ngôn của Tổng giáo phận Mexico khen ngợi văn kiện đã bao gồm các quan điểm khác nhau, cả những quan niệm bảo thủ, và cho phép các lãnh đạo Giáo hội công giáo địa phương vài cách biện phân để quyết định cách mở rộng cánh của Giao hội cho những ai bị gạt qua một bên theo truyền thống. Theo cha, “có một sự cởi mở nhưng trong truyền thống.”

Cha David Neuhaus, dòng Tên, đại diện Thượng phụ của cộng đoàn nói tiếng Do thái của tòa Thượng phụ Latin ở Giê-ru-sa-lem nhận đinh: những ai chờ đợi những tiêu đề ngon ngọt sẽ thất vọng. Văn kiện mời gọi mọi người đọc, suy tư và giúp cho các Linh mục và Giám mục nhận ra là không có ai ở bên ngoài sự chăm sóc của Giáo hội. Cha nói: “Không có ai ở bên ngoài Giáo Hội, không có vấn đề dù cho hoàn cảnh thế nào… bạn không thể mang sách luật ra và phán ‘anh phải đi ra ngoài lề’. Mọi người phải được cư xử cách tôn trọng và với tình yêu thương.”

Đức Tổng Giám mục Mark Coleridge of Brisbane nhận định là tài liệu này cũng là hướng dẫn quý giá cho các người làm công tác mục vụ đồng hành với các cặp hôn nhân. Một đàng văn kiện vẫn theo giáo huấn của Tin mừng và Giáo hội, đàng khác là những thực hành khôn ngoan, là kết quả của kinh nghiệm mục vụ lâu dài cho các đôi bạn và gia đình. Đức Tổng Giám mục Paul-Andre Durocher của Gatineau, Quebec, nói: “phương thức tiếp cận này đã được các nhân viên mục vụ và các Linh mục khuyến khích từ lâu nhung bây giờ nó được cung cấp một nền tảng thần học chắc chắn hơn.” Theo Đức cha, tài liệu mời gọi chúng ta theo các giáo huần của Thánh kinh va Hội thánh cách nghiêm túc đồng thời cũng đón nhân thực tế là các đôi đang gặp khó khăn. (Catholic News Service 8/4/20169

Hồng Thủy OP

Đức Thánh Cha Phanxicô cứu xét lời mời viếng thăm Canada

Đức Thánh Cha Phanxicô cứu xét lời mời viếng thăm Canada

Đức Thánh Cha Phanxicô cứu xét lời mời viếng thăm Canada

Ottawa, Ontario – Đức Tổng Giám Mục Luigi Bonazzi, sứ thần Tòa Thánh tại Canada cho biết là Đức Thánh Cha Phanxicô đang xem xét lời mời thăm  Canada, nơi mà các thổ dân mong đợi Ngài sẽ xin lỗi về vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc điều hành các trường nội trú của người bản địa.

Vào năm ngoái, Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Canada được thiết lập để điều tra những điều đã xảy ra trong các trường nội trú do chính phủ tài trợ, được điều hành bởi các tổ chức của các Giáo hội, trong đó Giáo hội Công giáo điều hành khoảng 60% số trường này. Nhiệm vụ của ủy ban là đưa ra một thu thập các thảm kịch của các trường nội trú dành cho người bản địa và kiểm tra hậu quả của chính sách kéo dài 130 năm đã phân chia 150 ngàn trẻ em bản địa khỏi gia đình của các em. Ủy ban hy vọng sẽ tạo dựng sự hòa giải giữa các thổ dân và phần còn lại của Canada. Ủy ban đã đưa ra 94 mời gọi hành động. Một trong số này là Đức Thánh Cha sẽ xin lỗi, ngay tại đất nước Canada, về vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc điều hành các trường nội trú của người bản địa.

Marie Wilson, một thành viên của ủy ban, đã nói trong cuộc họp báo ở Ottawa ngày 20 tháng 3 rằng: “chúng tôi đã nghe nhiều người sống sót nói : ‘Giáo hội của tôi không xin lỗi tôi.’” Được hỏi là lời xin lỗi của Đức Thánh Cha có đủ không, bà nói: “Tôi chắc chắn là không đủ. Nó chỉ là một sự chuyển tiến thôi. Không có một điều gì là hoàn hảo cho mọi người, nhưng chúng tôi phải tiếp tục cố gắng.” Bà cũng nhận là nhiều Giám mục và các tổ chức Công giáo đã xin lỗi trong nhiều năm qua, nhưng 7000 nhân chứng làm chứng trước ủy ban Sự thật và Hòa giải là họ muốn một lời đáp của toàn thể. Bởi vì Giáo hội Công giáo ở Canada bao gồm nhiều giáo phận và thực thể, một đáp trả duy nhất của Công giáo là không thể.

Cựu thủ tướng Canada cũng đã thảo luận với Đức Thánh Cha Phanxicô  về vấn đề này khi ông gặp Đức Thánh Cha Phanxicô   tại Vatican vào năm ngoái. Chủ tịch quốc gia của Hiệp hội các thổ dân đã yêu cầu ông nêu vấn đề này với Đức Thánh Cha và yêu cầu ngài xin lỗi công khai.

Đáp lại lời mời gọi trong báo cáo của ủy ban Sự thật và Hòa giải, Hội đồng Giám mục Canada đã đưa ra một tài liệu, trong đó vạch ra các bước để hướng dẫn các Giám mục Công giáo sửa lại những sai lầm của quá khứ bằng một “dấn thân cụ thể để chữa lành những bất công kéo dài”. Các bước này bao gồm những cố gắng để đảm bảo là các tổ chức Công giáo trình bày một lịch sử chân thật về cuộc gặp gỡ với người bản địa, và các tác hại của việc bỏ qua hay coi nhẹ các điều ước.

Tài liệu cũng bao gồm việc thành lập các hoạt động tương tác với các cộng đồng bản địa, là phần của đối thoại hiệp nhất và liên tôn; hành động để cải tiến các dịch vụ y tế toàn diện; khuyến khích một phương thế phục hồi công lý để chống lại tỷ lệ bị bắt giam cao nơi các cộng đồng này; ủng hộ các cuộc điều tra quốc gia về số phụ nữ bản địa mất tích và bị giết; giúp đỡ các cộng đồng người bản địa xây dựng các chương trình giáo dục để phát triển văn hóa và kinh nghiệm của họ; và các Giám mục và các lãnh đạo Công giáo kêu gọi các giáo dân suy tư về tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc về quyền của các dân bản địa để tuyên ngôn được ủng hộ và thực hiên. Các Giám mục nói là không có vấn đề trong việc tái khẳng định sự ủng hộ của họ về tuyên ngôn của Liên Hợp quốc. Các ngài  tuyên bố rằng: “tinh thần của tuyên ngôn này chỉ ra một con đường tiến tới hòa giải giữa người bản địa và những người không phải là bản địa ở Canada.” Hội đồng Giám mục cũng ra một tài liệu bác bỏ những ý niệm và nguyên tắc bất hợp pháp phản ánh trong học thuyết khám phá của thế kỷ 15. Học thuyết này đã được dùng để biện minh cho việc chiếm đất của người dân bản địa từ cuộc định cư ởBắc Mỹ của người châu Âu. (Catholic News Service 05/04/2016

Hồng Thủy OP

Đức Giáo Hoàng phá kỷ lục Instagram

Đức Giáo Hoàng phá kỷ lục Instagram

Hình Instagram ĐTC Francis

Vatican – Với một cú nhấp chuột đơn giản gia nhập Instagram, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhanh chóng lập kỷ lục với một triệu người “theo dõi”.

 

Ngày 19 tháng 3 vừa qua, ngày lễ Thánh Giuse, kỷ niệm 3 năm ngày chính thức khai mạc triều đại Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mở tài khoản Instagram với tên "Franciscus". Chỉ sau 12 giờ đăng ký, tài khoản này đã đánh dấu  số người theo dõi lên đến con số triệu. Theo Stephanie Noon, phát ngôn viên của Instagram, đây là tài khoản gia tăng nhanh nhất của mạng này. Kỷ lục này trước đây được giữ bởi ngôi sao bóng đá David Beckham. Gia nhập Instagram, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn bước vào một cộng đồng trẻ hơn và nhiều complimentary hơn trên Twitter.

 

Theo nghiên cứu hàng năm "Twiplomacy” của công ty Burson Marsteller, trong 3 năm hoạt động của Twitter, Đức Thánh Cha Phanxicô, qua tài khoản @Pontifex bằng 9 ngôn ngữ của ngài, được đánh giá trên Twitter là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới. Tông thống Barack Obama có nhiều người theo dõi hơn, nhưng số trung bình "retweet" (chia sẻ lai các đăng tải) và tỷ lệ "favorite" thì cao hơn tài khoản của tổng thống Barack Obama gấp 8 lần.

 

Tài khoản Instagram của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có cùng sự thu hút như thế. 17 photo và 2 video clip được đăng vào ngày 31 tháng 3 đã có trung bình 212,200 người "likes" và 6299 ý kiến cho mỗi cái. Các photo trên tài khoản "Franciscus" được báo Osservatore Romano chụp, và các nhân viên của “Bộ truyền thông” đăng lên.

 

Đức ông Dario Vigano, giám đốc của Bộ này nói với đài Vatican: “Ý tưởng thuật lại một triều đại Giáo hoàng qua các hình ảnh để những ai muốn đồng hành hay muốn biết về chức vị Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô nhập vào những cử chỉ dịu dàng và thương xót của ngài”.

 

Trong khi tài khoản @Pontifex trên twitter, được bắt đầu bởi Đức nguyên giáo hoàng Biển đức XVI vào năm 2012, là tài khoản thể chế, của các Giáo hoàng, thì tên tài khoản Instagram "Franciscus" được chọn có tính cá nhân hơn. Trang chia sẻ hình ảnh dùng các ký hiệu biểu tượng, và ngay lập tức gợi lên gương mặt, nụ cười và các tư thế của ngài.

 

Greg Burke, phó giám đốc phòng báo chí Tòa thánh cho biết, trên Instagram đa số là hình ảnh, vì thế nó là cách thức hiệu quả để phổ biến sứ điệp nhân từ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nếu người ta nhìn vào điện thoai của mình 150 lần một ngày, thì tốt cho họ nếu thấy những điều sâu sắc hơn là thấy các hình ảnh về thức ăn.”

 

Sau khi giảm xuống một số ngày, số lượng bình luận tăng vọt vào ngày 29 tháng 3 khi Vatican đăng tải một video clip với hashtags (viết với ký hiệu # trên twitter, có nghĩa là từ khóa) nhân từ, thương xót và Công giáo. Video bắt đầu với hình ảnh Đức Thánh Cha chúc lành cho một phụ nữ có thai, những hình ảnh những em bé lấy chiếc mũ trắng của ngài, và có hình ảnh ngài và Đức nguyên giáo hoàng Biển đức XVI chào nhau. Có trên 6300 bình luận bị thu hút đặc biệt bởi vẻ đẹp của các cử chỉ và bày tỏ lòng nhiệt tình với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Cha Antonio Spadaro, dòng Tên, nói: “Video và sự phổ biến của nó cho thấy một cử chỉ yêu thương thì rõ ràng hơn lời nói về tình yêu.” Cha cũng khẳng định là Đức Thánh Cha đã có mặt trên Instagram từ giây phút được bầu làm Giáo hoàng qua các hình ảnh được chia sẻ bởi những người đã nhìn thấy ngài ở Rome và khắp thế giới. Thật vậy, như CNN đã tường thuật vào tháng 3, theo Instagram, chuyến viếng thăm Hoa kỳ của Đức Thánh Cha hồi mùa thu 2015 đã tạo nên 21 triệu đăng tải, yêu thích và bình luận từ 9 triệu người. (Catholic News Service  01/04/2016).

Hồng Thủy OP

 

Đức Tổng Giám mục Brussel cám ơn sự ủng hộ của các Ki-tô hữu

Đức Tổng Giám mục Brussel cám ơn sự ủng hộ của các Ki-tô hữu

Tưởng niệm tại Brussel

Oxford, England. Đức Tổng Giám mục Josef De Kesel của Mechelen-Brussels, chủ tịch hội đồng Giám mục Bỉ, đã cám ơn các cử chỉ tương trợ của các Ki-tô hữu sau các vụ nổ bom ở thủ đô Brussel. Các vụ tấn công ở sân bay và ga xe điện ngầm ngày 22 tháng 3 vừa qua đã làm hàng chục người chết và hàng trăm người thương vong. Đức cha nói: “các thông điệp chúng tôi nhận được từ Đức Thánh Cha, các Giám mục trên toàn thế giới rất quan trọng. Đó như là dấu chỉ của tình huynh đệ, làm cho chúng tôi cảm thấy chúng ta liên kết trong đức tin và trong tình nhân loại.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng như nhiều lãnh đạo tôn giáo đã gửi các điện thư chia sẻ và cầu nguyện cho nước Bỉ trong sự kiện đau thương này. Đức Tổng giám mục Joseph E. Kurtz của Louisville, Kentucky, chủ tịch hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ nói rằng sự kiện xảy ra ngay trước ngày Thứ Sáu Tuần Thánh làm cho chúng ta suy niệm sâu xa hơn về thánh giá. Đức Tổng giám mục nói thêm rằng: “Dĩ nhiên, sự sợ hãi của việc đóng đinh sẽ bị niềm hy vọng Phục sinh vượt qua. Qua sự liên kết, lòng can đảm và sự an ủi các nạn nhân của dân Bỉ nhắc tôi về các Tông đồ được an ủi bởi Chúa phục sinh. Trước bạo lực không thể diễn tả thành lời, họ đã không để cho sợ hãi là chứng nhân cuối cùng của họ.”

Trong buổi yết kiến chung ở Vatican ngày 23 tháng 3 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã cầu nguyện và kêu gọi mọi người liên kết, đồng tâm kết án sự ghê tởm của bạo lực đã gây nên chết chóc, sợ hãi khủng khiếp.

Đức Cha Borys Gudziak, Giám mục Công giáo Ucraina phụ trách Paris và Bỉ nói là những cuộc tấn công này phá hủy sự cởi mở của châu Âu với người khác. Ngài nói: “Bằng việc tấn công những người châu Âu và làm tổn thương một châu Âu cởi mở và hiếu khách, những kẻ khủng bố đẩy châu lục vào sự đau khổ của sợ hãi. Bởi vì sợ hãi là kẻ lợi dụng, là khí cụ kiểm soát xấu xa. Brussel là trung tâm thần kinh cho châu Âu đoàn kết, nơi các đất nước chứng kiến sự khủng khiếp của thế chiến thứ II và đã quyết định loại bỏ chiến tranh giữa các láng giềng: giải thoát họ khỏi nỗi sợ hãi, mở rộng con tim và phi quân sự giữa các biên giới. Sự cởi mở này là một ân huệ to lớn và quà tặng của châu Âu cho thế giới.”

Tổ chức “hòa bình Chúa Ki-tô” đặt ở Bỉ cũng bày tỏ sự kinh hoàng của họ và khăng định sự lien đới với các nạn nhân và gia đình của ho. Trong một thông cáo ban hành vài giờ sau các cuộc tấn công, tổ chức đã tuyên bố: “Chứng kiến lần nữa thảm kịch của khả năng tiêu diệt sự sống và vi phạm nhân quyền của con người, chúng tôi khẳng định sự dấn than của mình không được hướng dẫn bởi sợ hãi và hận thù, những mầm mống của khủng bố và chiến tranh, nhưng là bởi tình yêu và bất bạo lực.”

Đức Tổng Giám mục Josef De Kesel cũng kêu gọi người dân Bỉ đừng phản ứng bằng việc hun nóng thái độ bài người ngoại quốc. Ngài nói: “chúng ta phải trung thành với sứ điệp hòa bình và tiếp tục thúc đẩy cuộc đàm phán, kêu gọi sự đón nhận và sống chung huynh đệ.” Theo ngài, những cuộc tấn công như thế gieo sợ hãi khắp nơi và đã có những phản ứng chống lại ngươi di dân và nhập cư, làm cho họ trở thành nạn nhân lần thứ hai. Đức cha nói: “chúng ta phải nhận ra những nhóm cực đoan chỉ là một thiểu số rất nhỏ. Hành động tấn công của họ vuợt ra ngoài vấn đề tôn giáo, nó chỉ nhằm gieo rắc sợ hãi và đó là lý do tại sao chúng ta phải tránh việc chống lại Hồi giáo. Vâng, Hồi giáo ở đây, và tín hữu Hồi giáo là một phần của thành phố này. Nhưng họ không thể làm gì để ngăn những gì đã xảy ra và không nên bị trở thành nạn nhân lần thứ hai.” Đức cha cho biết thủ đô Brussel bị sốc, các thông tin trong thành phố bị tê liệt, nhưng Linh mục Công giáo có mặt giúp đỡ và đồng hành với các nạn nhân.

Cha Tommy Scholtes, dòng Tên, phát ngôn viên của hội đồng Giám mục Bỉ cho biết là các Ki-tô hữu đã tổ chức một buổi cầu nguyện đại kết vào ngày 23 tháng 3, và cha hi vọng Thánh lễ Phục sinh có thể được cử hành bình thường tại các nhà thờ.

Vài nhà thờ đã hủy Thánh lễ truyền Dầu vì tình hình an ninh. Trong khi đó các Giám mục Bỉ đã kêu gọi dân chúng dành một giây thinh lặng tưởng niệm các nạn nhân khi chuông nhà thờ đổ vào trưa ngày 23 tháng 3. (Catholic News Service 23/03/2016)

Hồng Thủy OP

Năm Thánh gia tăng số người xưng tội tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Năm Thánh gia tăng số người xưng tội tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Năm Thánh gia tăng số người xưng tội tại Đền Thờ Thánh Phêrô

VATICAN. Năm Thánh đưa nhiều người đến tòa giải tội trong đền thờ Thánh Phê rô hơn, Cha Rocco Rizzo dòng Phanxicô viện tu, trưởng nhóm  các cha giải tội tại đền thờ Thánh Phêrô cho biết như thế.

Cha nói với báo Osservatore Romano rằng: “Số người xưng tội trong đền thờ thánh Phê rô gia tăng thấy rõ trong những tháng đầu của năm Thánh Thương xót, nhưng không phải giữa những người nói tiếng Anh, những người có lẽ vì sợ khủng bố nên tránh xa châu Âu”.

Cha cho biết là ngài đã giải tội cho khoảng 2000 người trong đền thờ Thánh Phêrô, kể từ ngày khai mạc Năm Thánh cho đến hết tháng 2, nhưng phần lớn các hối nhân là người Ý. Cha nghĩ là số người ngoại quốc ít đi là do những cảnh báo về khủng bố sau những vụ tấn công ở Paris vào tháng 11 năm ngoái. Đây là lý do các cha giải tội bằng tiếng Anh có ít người xưng tội hơn trong năm nay.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 10 tháng 3, Cha Rizzo cho báo  Osservatore Romano biết, ngoài 14 cha Phanxi cô viện tu giải tội thường trực trong đền thờ, thì cũng có thêm 30 cha được gửi đến ngồi tòa trong Năm Thánh. Các cha sẽ giải tội hàng ngày, ban sáng từ 10 giờ sáng đến 1 giờ trưa, và ban chiều, vào mùa đông, từ 3 giờ 30 đến 6 giờ 30 chiều, còn mùa xuân và hè thì các ngài sẽ giải tội cho đến 7 giờ chiều. Ngoài các ngôn ngữ chính như: Ý, Tây ban nha, Anh, Pháp, Đức, Bồ đào nha, và Ba lan, cũng có một số cha có thể ban phép gỉai tội bằng tiếng Hoa, Malta và Cro-át 

Cha Rizzo thường giải tội cho khoảng 20 đến 30 người một ngày bằng tiếng Ý và Tây ban nha, nhưng vào dịp cuối tuần thứ 7 và Chúa nhật, số người đến xưng tội thường tăng lên, và Cha sẽ nghe khoảng 50 người xưng tội.

Cha cũng nói về một hiện tượng đang gia tăng là số người không Công giáo đến xưng tội. Họ muốn xưng tội để xem nó như thế nào. Cha nói: “Các vị giải tội có thể lắng nghe và khuyên nhủ những người không Công giáo, nhưng những trường hợp đó không được coi là  bí tích giải tội.”

Theo Cha, ngay cả các khách du lich hay nhũng người hành hương Công giáo thăm viếng đền thờ thánh Phê rô cũng không quen với việc lãnh nhận bí tích hòa giải. Nhiều người trẻ cho biết họ đã không xưng tội từ khi họ rước lễ lần đầu. Cha kể: “Cha đã giải tội cho những ngườì đã phạm tội trọng cách đây 30 hay 40 năm, bây giờ họ nghe những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô và muốn hòa giải với Chúa. Đặc biệt, có những phụ nữ đã từng phá thai, đến xưng tội với Cha. Họ mang vết thương không bao giờ lành nên dù đã xưng tội đó rồi họ vẫn muốn xưng tội lại.”  

Trong năm Lòng Thương xót, cha Rizzo và các cha giải tội ở đền thờ thánh Phê rô và các đền thờ lớn ở Roma được ban năng quyền đặc biệt, có thể ban phép giải tội cho cả những trường hợp như phá thai, điều mà bình thường cần tham vấn Giám mục địa phương, hay có khi là Vatican.

Cha Rizzo cho biết thêm: “có một điều thay đổi nữa trong năm Lòng Thương xót, đó là trong phần đền tội, nhiều cha giải tội tại đền thờ đã yêu cầu các hối nhân thể hiện sự thống hối của họ bằng một việc làm cụ thể, thay vì đọc kinh. Các việc làm này có thể là thăm viếng người đau yếu, đi chợ cho người già, trả bill cho những người không có tiền, hoặc là giúp ai đó đi đến nhà thờ.” (CNS 10-3-2016)

Hồng Thủy OP

Đức Phanxicô chính thức nhận lời mời thăm Pakistan

Đức Phanxicô chính thức nhận lời mời thăm Pakistan

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các quan chức cấp cao Pakistan tại thành phố Vatican hôm 2 tháng Ba

Đức Giáo hoàng Phanxicô vừa nhận lời mời thăm Pakistan vào cuối năm nay của Thủ tướng Nawaz Sharif, theo tin chính thức cho biết.

Bộ trưởng Liên bang về Cảng và Hàng hải nghị sĩ Kamran Michael, một người Công giáo, và Bộ trưởng Liên bang Tôn giáo Sardar Muhammad Yousaf viếng thăm Đức Giáo hoàng Phanxicô tại thành phố Vatican hôm 2 tháng Ba, thông tấn xã AP của Pakistan (APP) đưa tin.

Đức Phanxicô còn tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân bị khủng bố và gia đình họ tại cuộc gặp gỡ, theo APP.

Đức cha Rufin Anthony của giáo phận Islamabad-Rawalpindi cho biết khả năng Đức Phanxicô đến thăm Pakistan là tin rất tốt lành.

“Cộng đồng Kitô hữu thiểu số này sẽ được khích lệ cách rõ ràng – ngài nói với phóng viên – Tuy nhiên, an ninh cho Đức Thánh cha sẽ là trách nhiệm của chính phủ”.

Cha Saleh Diego, giám đốc Ủy ban Quốc gia về Công lý và Hòa bình của các giám mục ở tổng giáo phận Karachi, sung sướng trước viễn cảnh cuộc viếng thăm của giáo hoàng.

“Đây là hoàn toàn bất ngờ. Niềm vui của chúng tôi chưa bao giờ dâng cao như thế từ khi nghe biết tin này” – cha Diego nói.

“Đức Thánh cha có thể kết hợp chuyến thăm này với chuyến đi tới Ấn Độ dự tính vào năm 2017. Tuy nhiên đây là một rủi ro lớn cho chính phủ khi mọi thứ rất khác với hồi Đức Gioan Phaolô II tới thăm Karachi năm 1981” ngài nói.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cử hành Thánh lễ tại Sân vận động Quốc gia ở Karachi trong chặng dừng chân kéo dài ba giờ đồng hồ. Ngài là vị giáo hoàng duy nhất tới thăm Pakistan. Một quả bom nhỏ đã phát nổ bên ngoài sân vận động vài phút trước khi ngài đến.

Cha Diego cho biết từ đó đến nay quan ngại về an ninh ở quốc gia Nam Á này là kinh khủng với hàng ngàn người bị giết bởi các cuộc tấn công khủng bố.

“Phe Taliban vẫn còn nhắm đến các hội sở và lòng thù ghét vẫn nhan nhản trong xã hội” ngài nói.

Cha Morris Jalal, sáng lập viên và giám đốc Truyền hình Công giáo ở Lahore, cho biết việc Đức Giáo hoàng nhận lời mời của thủ tướng là một cử chỉ ngoại giao mà thôi.

“Chúng ta vẫn chưa biết được chắc chắn là ngài sẽ thăm Pakistan vào lúc nào và nơi nào – cha Jalal nói – Một sự kiện lớn quan trọng như vậy sẽ đòi hỏi có các cuộc họp nghiêm túc với các giám mục và đánh giá tình hình đầy đủ từ dân chúng”.

UCANEWS-VN

Sự tha thứ của Thiên Chúa không giống với việc tha bổng của tòa án

Sự tha thứ của Thiên Chúa không giống với việc tha bổng của tòa án

ĐTC và Đức Hồng Y Javier Lozano Barragán dâng thánh lễ tại nhà nguyện Martha

“Linh mục tốt lành là người biết cảm thương và dấn thân vào đời sống của đoàn chiên. Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta giống như người cha tha thứ cho con cái mình, chứ không phải như một vị thẩm phán nơi tòa án.” Đây là hai chủ đề chính trong nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài cử hành thánh lễ sáng thứ sáu ngày 30-10 tại nhà nguyện thánh Marta. Hôm nay, ngài giảng lễ bằng tiếng Tây Ban Nha.

 

Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa có lòng xót thương. Ngài xót thương mỗi người chúng ta và toàn thể nhân loại. Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến với con người để chữa lành những thương tích, để phục hồi và đổi mới bộ mặt nhân trần.

 

Điều thú vị là tất cả chúng ta đều biết dụ ngôn người con hoang đàng. Dụ ngôn ấy thuật lại rằng khi người cha – hình ảnh biểu trưng của Thiên Chúa giầu lòng xót thương và tha thứ – nhìn thấy từ đằng xa đứa con thứ đang quay trở về; ông đã tỏ lòng xót thương. Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là sự thương hại. Sự thương hại chẳng có gì đáng nói cả. Bởi vì chúng ta có thể thấy tội nghiệp hay thương hại một con vật sắp chết, tỉ dụ như một con chó. Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác với sự thương hại ấy. Thiên Chúa thương xót một người là Ngài sẵn sàng can dự vào những vấn nạn mà người ấy đang gặp phải và đồng cảm với người ấy trong mọi trạng huống của cuộc đời. Nói khác đi, Thiên Chúa xót thương con người bằng tấm lòng của một người cha. Chính vì thế, Thiên Chúa mới sai Con Một của Ngài đến với nhân loại.”

 

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói: “Đức Giêsu chữa lành bệnh tật cho dân chúng nhưng Ngài không đơn thuần là một thầy thuốc chữa bệnh. Hơn thế, việc chữa lành chính là một dấu chỉ về lòng thương xót của Thiên Chúa, để cứu chuộc con người, ‘để tìm lại con chiên bị lạc mà đem về đồng cỏ xanh tươi và trả lại đồng tiền bị đánh mất cho bà góa nghèo.’ Thiên Chúa có lòng xót thương. Thiên Chúa yêu thương chúng ta như người cha yêu thương con cái mình. Và khi Thiên Chúa tha thứ, Thiên Chúa cũng tha thứ giống như một người cha chứ không như một quan tòa chỉ đọc bản án tuyên bố: ‘Được tha bổng vì thiếu chứng cứ.’ Như vậy, sự tha thứ của Thiên Chúa xuất phát từ sâu thẳm bên trong con tim của Ngài. Thiên Chúa tha thứ cho một người chỉ vì Ngài yêu thương người ấy mà thôi.”

 

Đức Thánh Cha nói thêm: “Đức Giêsu được sai đến để mang Tin Mừng, để giải thoát những ai đang bị áp bức và để đi vào cõi lòng của mỗi người chúng ta, nhằm giải phóng chúng ta khỏi gông cùm của tội lỗi và sự dữ.

 

Điều mà một mục tử tốt lành thường làm là biết chạnh lòng thương và dấn thân vào đời sống của đoàn chiên, vì ngài là một linh mục giống như Đức Giêsu Linh Mục. Đã bao nhiêu lần (và có lẽ chúng ta nên đi xưng tội vì điều này), chúng ta phê bình, chỉ trích những linh mục, khi các vị ấy chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện đang xảy ra với con chiên trong xứ đạo hay với anh em mình trong cùng nhà dòng. Các vị ấy chẳng hề để ý đến ai. Vâng, đó thật sự không phải là những linh mục tốt. Một linh mục tốt lành là người biết cảm thông, biết dấn thân và dám mạo hiểm để đi vào cuộc đời của người khác.”

 

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng việc cám ơn và chúc mừng Đức Hồng Y Javier Lozano Barragán, cũng đang hiện diện trong thánh lễ, nhân dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của ngài. Đức Thánh Cha hồi tưởng lại với niềm biết ơn sâu xa về sự dấn thân của Đức Hồng Y trong lãnh vực y tế. Với tư cách là Bộ Trưởng Y Tế, Đức Hồng Y Barragán đã dấn thân phục vụ Giáo Hội ngang qua việc chăm sóc những người đau yếu, bệnh tật. Sau hết, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì 60 năm linh mục hồng phúc và vì lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn tuôn đổ tràn trề trên nhân loại ngày hôm nay (SD 30-10-2015).

 

Vũ Đức Anh Phương