ĐTC Phanxicô: Tình yêu hôn nhân không chỉ kéo dài bao lâu đôi bạn còn xuôi thuận

ĐTC Phanxicô: Tình yêu hôn nhân không chỉ kéo dài bao lâu đôi bạn còn xuôi thuận

Sau khi đã dành 2 buổi yết kiến chung liên tiếp để khai triển giáo lý về giới răn thứ 5 – “chớ giết người” – trong mười điều răn, trong bài huấn dụ trước 25 ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 24.10 hôm qua, trong đó có khoảng 150 tín hữu VN đến từ Mỹ, ĐTC bắt đầu giải thích về giới răn thứ 6: chớ ngoại tình. ĐTC nhận xét rằng đây là giới răn liên quan đến cảm xúc và tính dục và ngài nhấn mạnh rằng giới răn này nhắc trực tiếp đến sự trung thành chung thủy và thực tế là không có mối tương quan đích thực nào của con người lại không có sự trung thành và tin tưởng. ĐTC giải thích điều này như sau:

Người ta không thể chỉ yêu thương bao lâu tình yêu còn “xuôi xắn dễ dàng”

Tình yêu được bày tỏ vượt trên lợi ích của cá nhân khi người ta trao tặng tất cả mà không giữ lại gì cho mình. Như Giáo lý Hội thánh khẳng định: “Tình yêu đòi hoỉ phải dứt khoát, không được tạm bợ.” (số 1646). Trung thành là đặc tính của một mối quan hệ tự do, trưởng thành và có trách nhiệm. Một người bạn cũng chứng tỏ mình chân thực bởi vì anh ta vẫn như vậy trong mọi hoàn cảnh, nếu không anh ta không phải là một người bạn.

Chúa Kitô là người bạn trung thành

Chúa Kitô bày tỏ tình yêu đích thực, Người sống trong tình yêu vô biên của Chúa Cha, và bởi điều này, Người là Người Bạn trung tín, là Đấng đón nhận chúng ta ngay cả khi chúng ta phạm sai lầm và luôn luôn muốn điều tốt lành cho chúng ta, ngay cả khi chúng ta không xứng đáng.

Con người cần được yêu thương không điều kiện và ai không nhận sự tiếp đón này thì mang trong mình một sự bất toàn nào đó, mà thường họ không nhận biết. Trái tim con người tìm cách lấp đầy sự trống vắng này bằng những thứ thay thế, bằng cách chấp nhận sự thỏa hiệp và tầm thường, là những thứ xem tình yêu chỉ là hương vị hão huyền.

Ở đây có sự nguy hiểm là gọi tên là tình yêu những mối quan hệ chưa chín chắn và chưa trưởng thành, với ảo tưởng về việc tìm kiếm ánh sáng của cuộc sống trong một điều gì đó, mà trong trường hợp tốt nhất, nó cũng chỉ là sự phản chiếu.

Dáng vẻ bên ngoài không đủ cho một tình yêu đích thực

ĐTC nhận xét rằng khi không nhận định đúng về giá trị và đặc tính đích thực của tình yêu, thì người ta đánh giá quá cao sự hấp dẫn thể lý, điều mà tự nó là một món quà của Thiên Chúa nhưng có mục đích là chuẩn bị con đường đi đến một mối tương quan đích thực và trung thành với con người. Như thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói, con người “được kêu gọi đến với sự chân thành hoàn toàn và trưởng thành trong các mối quan hệ", điều "là thành quả dần dần của sự phân định các xung động trong trái tim của một người". Nó là thứ người ta chinh phục, vì mỗi người "phải kiên trì và tập trung học hỏi ý nghĩa của cơ thể là gì". (x. Giáo lý, 12.11.1980).

Cần thời gian chuẩn bị cho hôn nhân

Do đó, lời mời gọi sống đời hôn nhân đòi hỏi một sự phân định chính xác về phẩm chất của mối tương quan và một thời gian đính hôn để kiểm chứng nó. Để đi đến bí tích hôn nhân, những người đính hôn phải hoàn toàn chắc chắn rằng trong mối liên kết của họ có bàn tay của Thiên Chúa, Đấng đi trước họ và đồng hành với họ, và sẽ cho phép họ nói: "Nhờ ơn Chúa Kitô, tôi hứa sẽ luôn trung thành với bạn". Họ không thể hứa hẹn lòng trung thành "trong khi vui cũng như lúc đau buồn, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau ốm", và yêu thương và kính trọng nhau mọi ngày trong cuộc sống của họ, chỉ dựa trên căn bản ý muốn tốt lành hay hy vọng rằng "sự việc sẽ diễn tiến tốt". Họ cần phải xây dựng trên nền tảng vững chắc của Tình Yêu trung thành của Thiên Chúa.

Cần chuẩn bị hôn nhân thật sự

ĐTC nhắc rằng hôn nhân cần phải được chuẩn bị thật sự chứ không chỉ là việc làm qua loa. Nó phải là một hành trình, như một người tân tòng chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tôi. ĐTC nói: Vì thế, trước khi cử hành bí tích hôn phối, chúng ta cần có sự chuẩn bị kỹ càng, tôi muốn nói đến một chương trình giáo lý, bởi vì người ta sống toàn bộ cuộc đời trong tình yêu, và với tình yêu người ta không thể đùa giỡn.

Không thể định nghĩa “chuẩn bị hôn nhân” là 3 hay 4 buổi gặp gỡ học giáo lý tại giáo xứ; không, nó không đúng là chuẩn bị, đây là chuẩn bị giả tạo. Và trách nhiệm của người để cho việc này xảy ra là cha sở, là giám mục, là người để cho việc này xảy ra. Việc chuẩn bị phải kỹ càng cẩn thận và đòi hỏi chúng ta thời gian. Nó không phải là một việc làm hình thức: nó là một bí tích. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị bằng một giáo lý thật sự.

Trung thành có giá trị trong mọi chiều kích của cuộc sống

Trung thành thực chất là một cách hiện hữu, một cách sống. Người ta làm việc với lòng trung thành, người ta nói với sự chân thành, người ta vẫn trung thành với chân lý trong suy nghĩ và hành động của chính mình. Một cuộc sống được đan dệt bởi sự trung thành được thể hiện trong mọi chiều kích và giúp trở thành những người nam và nữ trung thành và đáng tin cậy trong mọi hoàn cảnh.

Sự trung thành của Thiên Chúa giúp chúng ta sống trung thành

ĐTC nhắc nhở rằng để đạt đến một cuộc sống tốt đẹp như thế thì bản tính con người của chúng ta thôi chưa đủ, mà cần có sự trung thành của Thiên Chúa đi vào trong sự hiện hữu của chúng ta. Giới răn thứ 6 nhắc chúng ta biết hướng ánh nhìn về Chúa Kitô, Đấng với sự trung thành của Người có thể lấy đi khỏi chúng ta trái tim ngoại tình và ban cho chúng ta con tim trung thành. Trong Người và chỉ trong Người, có tình yêu không giữ lại và xét lại, có sự trao tặng hoàn toàn mà không có lưu ý hay điều kiện và có sự kiên trì chấp nhận cho đến cùng.

Sự trung thành của chúng ta phát xuất từ sự chết và sống lại của Chúa, từ tình yêu không điều kiện của Người nảy sinh sự bền vững của các mối tương quan. Từ sự hiệp thông với Người, với Chúa Cha và với Chúa Thánh Thần nảy sinh sự hiệp thông giữa chúng ta và biết cách sống trung thành các mối quan hệ của chúng ta.

Hồng Thủy

ĐTC Phanxicô: Không tôn thờ và phục vụ các thần tượng

ĐTC Phanxicô: Không tôn thờ và phục vụ các thần tượng

Để có thể yêu thương cần phải tự do, không nô lệ các thần tượng, không thờ lậy và phục vụ chúng. Thần tượng là một dự phóng của chính mình trong các sự vật và các dự án, khiến cho người ta bị mù lòa, hy sinh mọi sự cho lợi lộc,  làm hư hại cuộc sống, tàn phá gia đình, và bỏ bê giới trẻ cho các mô thức phá hoại.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiên chung sáng thứ tư hàng tuần trong đại thính đường Phaolô VI. Trong bài huấn dụ ĐTC khai triền đề tài: “Ngươi sẽ không có các thần nào khác trước mặt Ta” (Xh 20,3) và ngài giải thích tội tôn thờ thần tượng, rất thời sự ngày nay.

Đâu là Thiên Chúa thật của tôi

ĐTC nói: Giới răn cấm làm các thần tượng hay hình ảnh của mọi loại thực tại; thật thế mọi sự có thể được dùng như thần tượng. Chúng ta đang đề cập tới một khuynh hướng của con người,  không tha cho các tín hữu cũng như người vô thần. Chẳng hạn là các kitô hữu chúng ta có thể tự hỏi: đâu là Thiên Chúa thật của tôi? Đó là Tình Yêu Duy Nhất và Ba Ngôi hay là hình ảnh của tôi, sự thành công cá nhân của tôi, kể cả thành công trong lòng Giáo Hội nữa? Tội tôn thờ thần tượng không chỉ liên quan tới các việc phụng tụ giả dối của ngoại giáo. Nó là một cám dỗ thường xuyên  của đức tin. Nó hệ tại việc thần thánh hóa điều không phải là Thiên Chúa” (GLCG, 2113).

Một vị thần trên bình diện hiện sinh là gì? Một vị thần cho tất cả mọi ngày, vị thần của chúng ta, vị thần… Một vị thần. Nó là điều ở trung tâm cuộc sống, và điều khiến cho ta nghĩ tùy thuộc nó. Người ta có thể lớn lên trong một gia đình kitô một cách bình thường nhưng trên thực tế lại tập trung vào các điểm quy chiếu xa lạ với Tin Mừng. Con người không sống mà không tập trung vào một điều gì đó. Và khi đó thế giới cống hiến cho nó “siêu thị” các thần tượng, có thể là các sự vật, các hình ảnh, các tư tưởng, các vai trò.

Chẳng hạn cả việc cầu nguyện nữa. Chúng ta phải cầu xin Thiên  Chúa, là Cha của chúng ta. Nhưng tôi nhớ có một lần đi đến một giáo xứ trong một giáo phận kia để dâng Thánh Lễ, và tôi phải ban Phép Thêm Sức tại một giáo xứ khác cách đó một cây số. Tôi đã đi bộ qua một công viên đẹp. Trong công viên có hơn 50 – hơn 50 vì tôi không thể đếm hết – hơn 50 cái bàn nhỏ với hai cái ghế và người ta ngồi trước mặt nhau. Họ làm gì thế? Họ coi bói toán. Họ đến đó để cầu thần tượng. Thay vì cầu khẩn Thiên  Chúa, là sự quan phòng tương lai, thì họ tới đó để ném bài, đọc các lá bài để thấy tương lai. Đây là việc tôn thờ thần tượng của thời đại chúng ta.

Tôi xin hỏi anh chị em: có bao nhiêu người trong anh chị em đi ném, đi đọc các là bài để trông thấy tương lai? Bao nhiêu người trong anh chị em chẳng hạn đã đi coi bói tay để trông thấy tương lai, thay vì đi cầu nguyện với Chúa?

Đây là sự khác biệt: Chúa sống động; các thứ khác là các thần tượng, tôn thờ thần tượng không có ích gì.

Việc tôn thờ thần tượng phát triển như thế nào? Giới răn miêu tả với các câu: “Ngươi sẽ không làm cho mình thần tượng cũng như hình ảnh.. .Ngươi sẽ không phủ phục trước chúng và sẽ không phục vụ chúng” (Xh 20,4-5).

Từ “thần tượng” trong tiếng Hy Lạp phát xuất từ động tử “trông thấy”. Một thần tượng là một “thị kiến” hướng tới chỗ trở thành một yên trí, một ám ảnh. Thần tượng thật ra là một dự phóng chính mình nơi các sự vật hay các dự án. Người tra dùng quảng cáo cho sự năng động này: tôi không trông thấy sự vật trong nó, nhưng tôi nhận thức cái xe đó, cái smartphone dó, vai trò đó –  hay các sự vật khác – như là một phương tiện để thực hiện chính tôi, và đáp trả lại các nhu cầu nòng cốt của tôi. Tôi tìm kiếm nó, nói về nó, nghĩ tới nó; tư tưởng chiếm hữu sự vật đó hay thực hiện dự án đó, đạt tới địa vị đó, xem ra là một con đường tuyệt diệu cho niềm hạnh phúc, một cái tháp giúp đạt tới trời (x. St 11,1-9) và tất cả phục vụ mục đích ấy.

Các thần tượng cướp mất sự sống

Khi đó chúng ta bước vào câu thứ hai: “Ngươi sẽ không phủ phục  trước chúng”. ĐTC giải thích điểm này như sau:

Các thần tượng đòi hỏi một việc phụng tự, đòi hỏi các lễ nghi. Người ta quỳ lậy chúng và hy sinh mọi sự. Vào thời xa xưa người ta sát tế người cho các thần tượng, nhưng cả ngày nay nữa người ta hy sinh con cái cho công danh của mình – anh chị em nói chuyện với một kẻ biết trèo lên cao – người ta hy sinh con cái, bằng cách lơ là với chúng hay một cách đơn sơ chỉ sinh ra chúng thôi. Sắc đẹp đòi hỏi các hiến tế người. Biết bao nhiều giờ phải ngồi trước gương. Vài người, vài phụ nữ mất thời giờ để trang điểm… Và đây cũng là tôn thờ thần giả. Nhưng trang điểm có phải là điều xấu đâu! Nó là chuyện bình thường, không phải để trở thành một nữ thần.

Sắc đẹp đòi hỏi các hiến tế người; danh vọng đòi sát tế chính mình, sát tế sự vô tội và sự liêm chính của mình. Các thần tượng đòi hỏi máu. Tiền bạc ăn cắp sự sống, và khoái lạc đưa tới sự cô đơn. Các cơ cấu kinh tế hy sinh mạng sống con người cho các lợi ích lớn hơn.

Chúng ta có nghĩ tới biết bao nhiêu người không có việc công ăn việc làm không? Tại sao các giới doanh thương của doanh nghiệp, của hãng xưởng đó đã lại quyết định bỏ, đuổi công nhân để kiếm tiền lời. Đó là thần tượng tiền.

Người ta sống trong giả hình bằng cách làm và nói điều người khác chờ đợi, bởi vì ông thần của sự tự khẳng định áp đặt như thế. Và thế là người ta làm hư hỏng đời sống, phá tán các gia đình, và bỏ rơi ngưởi trẻ cho các mô thức hủy hoại, miễn là được thêm lời. Cả ma túy cũng là một thần tượng. Có biết bao nhiêu người trẻ tàn phá sức khỏe, cho tới mạng sống, khi tôn thờ thần ma túy.

Thần tượng biến con người thành nô lệ

Tại đây chúng ta tới giai đoạn thứ ba thê thảm hơn: “… và ngươi sẽ không phục vụ chúng”. Các thần tượng nô lệ hóa. Chúng hứa hẹn hạnh phúc nhưng lại không trao ban nó; và người ta rơi vào chỗ sống vì điều đó hay quan niệm đó, bị nắm bắt trong một lốc xoáy tự hủy diệt, trong việc chờ đợi một kết quả sẽ không bao giờ tới.

Anh chị em thân mến, các thần tượng hứa hẹn sự sống, nhưng trong thực tế chúng lấy mất đi sự sống. Thiên Chúa thật không đòi hỏi sự sống, nhưng trao ban sự sống, ngài hiến tặng sự sống. Thiên Chúa thật không cống hiến một dự phóng sự thành công của chúng ta, nhưng dậy chúng ta yêu thương. Thiên Chúa thật không đòi con cái, nhưng trao ban Con Ngài cho chúng ta. Các thần tượng dự phóng các giả thiết tương lai, và khiến chúng ta khinh rẻ hiện tại; Thiên  Chúa thật dậy chúng ta sống trong thực tại của ngày hôm nay, cụ thể, chứ không phải với các ảo ảnh về tương lai: hôm nay và ngày mai và ngày mốt bằng cách bước tới tương lai. Sự cụ thể của Thiên Chúa thật chống lại cái lỏng lẻo của các thần tượng. Tôi mời anh chị em hôm nay suy tư điều này: Tôi có bao nhiêu thần tượng hay đâu là thần tượng ưu tiên của tôi?

Linh Tiến Khải

ĐTC Phanxicô: Nhà truyền giáo đặt trung tâm sứ điệp vào Đức Giêsu và ra đi với một phương tiện khó nghèo

ĐTC Phanxicô: Nhà truyền giáo đặt trung tâm sứ điệp vào Đức Giêsu và ra đi với một phương tiện khó nghèo

Tin Mừng hôm nay (Mc 6: 7-13) tường thuật lại khoảnh khắc Chúa Giêsu sai Mười Hai Tông đồ ra đi thi hành sứ mạng. Sau khi gọi các ông từng người một, "để họ ở với Ngài" (Mc 3:14), lắng nghe Lời Ngài và quan sát cử chỉ chữa bệnh của Ngài, và bây giờ Ngài gọi các ông một lần nữa để "sai họ đi từng hai người," (6, 7) đến những ngôi làng mà Ngài sẽ đến. Đây là một cách "thực tập" cho những gì các ông sẽ được kêu gọi thi hành với quyền năng của Chúa Thánh Thần sau khi Chúa phục sinh.

ĐTC giải thích: Đoạn Tin Mừng tập trung vào phong cách của người truyền giáo, chúng ta có thể tóm tắt trong hai điểm: Truyền giáo có một trung tâm; truyền giáo có một khuôn mặt.

Người môn đệ được sai đi thi hành sứ vụ trước hết có một trung tâm để qui chiếu, đó là con người của Chúa Giêsu.

 Đoạn Tin Mừng chỉ cho thấy chính Chúa Giêsu là nhân vật chính trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng qua cách sử dụng một loạt các động từ: "Ngài gọi các ông", "sai đi", "trao quyền","truyền lệnh" “nói với họ"(câu 7.8.10). Tất cả những điều này CGS thực hiện để các ông ra đi và thi hành việc của nhóm Mười Hai; và điều này chỉ cho thấy các việc làm của nhóm Mười Hai bắt nguồn từ một trung tâm. Chính các ông đảm nhận sự hiện diện và công trình của Chúa Giêsu trong hành động truyền giáo của các ông. Các Tông Đồ không có gì để loan báo, cũng như khả năng để biểu lộ, nhưng các ông nói và hành động như là "những người được sai đi", là những sứ giả của Chúa Giêsu.

ĐTC nhận xét rằng: Đoạn Tin Mừng này cũng liên quan đến chúng ta, không chỉ các linh mục, mà là tất cả những ai đã lãnh nhận Bí tích Rửa tôi, chúng ta được kêu gọi làm chứng trong các môi trường khác nhau của cuộc sống, Tin Mừng của Chúa Kitô. Đối với chúng ta sứ mệnh này chỉ được xác thực khi nó được bắt đầu từ trung tâm không thay đổi đó là Chúa Giêsu. Loan báo Tin Mừng không phải là một sáng kiến của các tín hữu, của các nhóm hay thậm chí là một tập hợp lớn, nhưng đó là sứ mệnh của Giáo Hội và sứ mệnh này không thể tách rời khỏi sự hiệp nhất với Chúa. Không một Kitô hữu nào có thể loan báo Tin Mừng "một mình", nhưng chỉ được sai đi từ Giáo Hội, một Giáo Hội đã nhận được sự ủy thác từ chính Chúa Kitô.

Và ĐTC tiếp tục: Đặc điểm thứ hai của phong cách của người truyền giáo có thể nói đó là một khuôn mặt, trong đó bao gồm sự khó nghèo của phương tiện. Sự trang bị cho hành trình truyền giáo đáp ứng một tiêu chuẩn tiết kiệm. Thực tế, Nhóm Mười Hai có mệnh lệnh "không mang gì ngoài một cây gậy cho cuộc hành trình: không bánh mì hay túi xách, cũng không phải tiền trong thắt lưng" (c. 8). Vị Tôn sư muốn họ tự do và nhẹ nhàng, không có sự trợ giúp và đặc ân, chắc chắn chỉ có tình yêu của Ngài dành cho họ, và sức mạnh từ Lời mà họ nhận được từ Ngài và loan báo. Cây gậy và đôi dép, những gì dành cho những người hành hương, bởi vì các ông là sứ giả của vương quốc Thiên Chúa, không phải là những người quản lý toàn năng, không phải là các viên chức bất động, không phải đang thực hiện chuyến lưu diễn.

Và với "khuôn mặt" này cũng cho thấy sứ điệp mà các ông loan báo sẽ được đón nhận như thế nào. Thực tế điều có thể xảy ra: sứ điệp không được hoan nghênh hoặc lắng nghe (c. 11). Đó cũng là sự nghèo đói: kinh nghiệm thất bại. Câu chuyện của Chúa Giêsu, người đã bị từ chối và đóng đinh, cho thấy trước số phận của những người mang sứ điệp của Ngài. Và chỉ khi chúng ta hợp nhất với Ngài, Người đã chết và sống lại, chúng ta có thể tìm thấy lòng can đảm trong sứ vụ truyền giáo.

Đức Thánh Cha kết luận: Chúng ta cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, người Tông đồ đầu tiên và là nhà thừa sai của Lời Chúa, giúp chúng ta mang sứ điệp Tin Mừng đến với thế giới với niềm hân hoan khiêm tốn và rạng ngời, vượt lên trên bất kỳ sự từ chối, hiểu lầm hay bách hại nào. (Rei 15/07/2018

Ngọc Yến

Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ thăm trung tâm chăm sóc người vô gia cư ở Ái Nhĩ Lan

Đức Giáo hoàng Phanxicô sẽ thăm trung tâm chăm sóc người vô gia cư ở Ái Nhĩ Lan

Đức Giáo hoàng Phanxicô đang sắp xếp để thăm trung tâm chăm sóc những người vô gia cư của dòng Capuchin ở thủ đô Dublin của Ái Nhĩ Lan.

Tu huynh Kevin Crowley, 82 tuổi, thuộc dòng Capuchino, từ hơn 40 năm nay đã chăm sóc cho những người nghèo và người vô gia cư ở Dublin, đã cho báo chí biết tin này.

Việc chuẩn bị cho cuộc viếng thăm trung tâm được thực hiện từ nhiều tháng qua nhưng thông tin về chuyến viếng thăm được giữ bí mật cho đến nay. Các nhân viên đặc biệt thực hiện một cuộc kiểm tra an ninh tòa nhà và vùng chung quanh. Các nhân viên của Garda International Protection và Liaison Office cộng tác chặt chẽ với các nhân viên bảo vệ Đức Giáo hoàng.

Đối với thầy Crowley, cuộc viếng thăm là một vinh dự thật lớn dành cho người nghèo và người vô gia cư. Thầy nói: “Thật là tuyệt vời khi ngài (Đức Giáo Hoàng) đang dành thời gian quý báu cho những người vô gia cư và, tất nhiên, tôi không ngạc nhiên, bởi vì ở mọi nơi ngài đến, ngài nỗ lực đặc biệt để gặp gỡ với người nghèo… Ngài là con người cho người nghèo và là một người quan tâm đặc biệt đến những người không có đặc quyền.”

Cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng tại trung tâm Capuchin được sắp xếp vào trưa thứ bảy, 25/08, không lâu sau khi ngài đến Ái Nhĩ Lan.

Trong một file audio dành cho báo Independent.ie vào năm ngoái, vị sáng lập trung tâm cho biết ngài sẽ mời Đức Giáo hoàng thăm người vô gia cư.

Thầy Crowley cám ơn Đức Tổng Giám mục Diarmuid Martin về việc sắp xếp cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng

Mỗi ngày trung tâm Capuchin cung cấp khoảng 1000 bữa ăn nóng và mỗi tuần phân phát khoảng 1400 đến 2000 gói thực phẩm. Mỗi năm trung tâm cần khoảng 3 triệu euro để hoạt động. Trung tâm cũng phân phát quần áo cũng như các dịch vụ y tế và xã hội nhờ các chuyên viên dành thời gian của họ để giúp đỡ mà không nhận lương.

Đức Giáo hoàng Phanxicô thăm Ái Nhĩ Lan nhân Đại hội gia đình thế giới được tổ chức tại Dublin. Chương trình chính thức của cuộc viếng thăm kéo dài 2 ngày của Đức Phanxicô gồm có Đại hội gia đình tại công viên Croke vào thứ bảy 25/08 và ngày hôm sau, ngài sẽ cử hành Thánh lễ tại công viên Phoenix của Dublin. (News Irish News 16/05/2018)

Hồng Thủy

 

Đức Thánh Cha viếng thăm trung tâm Loppiano của Phong trào Tổ Ấm

Đức Thánh Cha viếng thăm trung tâm Loppiano của Phong trào Tổ Ấm

LOPPIANO. ĐTC đề cao đoàn sủng hiệp nhất của Phong trào Tổ Ấm, ngài khích lệ các hoạt động huấn luyện của Trung Tâm Loppiano và mời gọi các thành viên Phong trào trung thành với truyền thống trong tinh thần sáng tạo.

Trên đây là những ý tưởng nổi bật trong cuộc gặp gỡ và đối thoại của ĐTC với các thành viên Trung Tâm Loppiano sáng 10-5-2018 sau khi ngài viếng thăm Cộng đoàn Nomadelfia.

Loppiano, cách Roma khoảng 250 cây số, là cơ sở đầu tiên trong số 25 trung tâm lớn của Phong trào Focolare (Tổ Ấm), trên thế giới. Trung tâm này, gọi là Mariapoli, thị trấn của Mẹ Maria, được chị Chiara Lubich, vị sáng lập Phong trào Tổ Ấm, thành lập cách đây 54 năm (1964), và hiện nay có khoảng 850 dân cư thuộc 65 quốc gia, sống trên lãnh thổ rộng 200 hecta, kể cả khu vực phụ cận. Trong số này có một nửa thường trú, còn những người khác là những người đến tham dự các khóa huấn luyện tại 10 trường quốc tế tại đây, trong thời gian lưu trú từ 6 đến 18 tháng.

Đến Loppiano sau nửa giờ bay trực thăng từ Nomadelphia, ĐTC đã vào cầu nguyện tại Nguyện đường Mẹ Thiên Chúa (Maria Theotokos), và trước khi gặp chung tổng cộng gồm 6 ngàn người ở khu vực trước nguyện đường. Hiện diện trong dịp này còn có hàng chục GM, một số nhà sư Phật Giáo, và cũng có một vài người Việt Nam trong y phục cổ truyền.

Sau lời chào mừng của chị Maria Voce, Chủ tịch Phong trào Tổ Ấm, ĐTC đã và trả lời 3 câu hỏi được nêu lên.

Ngài gợi lại lai lịch của trung tâm Loppiano theo ý hướng của Chị Chiara Lubich: lấy hứng từ Đan viện Biển Đức Einsiedeln bên Thụy Sĩ, chị quan niệm đây là một ”thị trấn” trong đó có nhiều sinh hoạt khác nhau, một hình thức sống mới mẻ theo tinh thần Công đồng chung Vatican 2 và đi từ đoàn sủng hiệp nhất, trong đó con tim ở trong Thánh Thể, nguồn mạch sự hiệp nhất và đời sống mới, và như một gia đình trong đó tất cả đều nhìn nhận mình là con của một Cha duy nhất, đều dấn thân sống giới răn yêu thương đối với nhau. Đây không phải là một thị trấn để sống yên hàn trong đó bên ngoài thế giới, nhưng để ra ngoài, gặp gỡ, săn sóc, gieo vãi men Tin Mừng vào đấu bột xã hội, đặc biệt tại những nơi đang có nghèo đói, đau khổ, thử thách, tìm kiếm và nghi ngờ.

ĐTC nói: ”Đoàn sủng hiệp nhất là một sự kích thích theo sự quan phòng của Chúa, một trợ lực mạnh mẽ để sống sự thần bí theo tinh thần Tin Mừng, nghĩa là cùng nhau tiến bước trong lịch sử thời nay, đồng lòng hiệp ý với nhau (Cv 4,32). Loppiano được kêu gọi trở thành lý tưởng đó và với lòng tín thác, thực tiễn, cố gắng ngày càng trở nên như vậy. Đó là điều thiết yếu và cần luôn tái khởi hành từ điều đó.”

Trong một câu trả lời khác, ĐTC nhận xét rằng: ”Thật là một phong phú lớn vì tại Loppiano này có tất cả những trung tâm huấn luyện. Tôi đề nghị anh chị em hãy mang lại cho các trung tâm này một đà tiến mới, mở ra những chân trời rộng lớn hơn và tiến ra các biên cương. Đặc biệt điều thiết yếu là liên kết các dự phóng liên quan cụ thể đến các trẻ em, người trẻ, các gia đình và những người thuộc các ơn gọi khác nhau.

”Ngoài ra, điều quan trọng là tại Loppiano này có một trung tâm đại học, dành cho những người theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền văn hóa hiệp nhất.

Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng ”Thách đố lớn anh chị em cần đương đầu là thách đố trung thành trong tinh thần sáng tạo: nghĩa là trung thành với ý hướng nguyên thủy và cùng nhau cởi mở đón nhận hơi thở của Chúa Thánh Linh, can đảm bắt đầu những con đường mới mà Chúa soi sáng cho. Chính Chúa, chứ không phải cảm thức tốt, khả năng thực tiễn và cái nhìn luôn hạn hẹp của chúng ta. Để nhận ra và bước theo Thánh Linh, cần thực thi sự phân định cộng đồng, nghĩa là họp nhau, quanh Chúa Giêsu Phục Sinh, để lắng nghe điều mà Thánh Linh nói với chúng ta ngày hôm nay trong tư cách là cộng đồng Kitô (Xc Kh 2,7) và để cùng nhau khám phá, trong bầu không khí ấy, tiếng gọi mà Thiên Chúa cho chúng ta nghe được trong hoàn cảnh lịch sử qua đó, chúng ta sống Tin Mừng.

ĐTC nói thêm rằng: ”Cần lắng nghe tiếng Chúa cho đến khi cùng với Ngài chúng ta nghe được tiếng kêu của Dân, và cần lắng nghe Dân cho đến độ hấp thụ được ý mà Chúa gọi chúng ta thi hành. Các môn đệ của Chúa Giêsu phải là những người chiêm niệm Lời Chúa và đồng thời là những người chiêm niệm Dân Chúa”

 

Sau cuộc gặp gỡ, ĐTC đã chào thăm một đoàn đại diện của trung tâm, rồi lúc quá 11 giờ rưỡi, ngài đáp trực thăng để trở về Roma vào ban trưa cùng ngày (Rei 10-5-2018)

G. Trần Đức Anh OP

Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 2018

Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ 2018

VATICAN. ĐTC mời gọi các bạn trẻ phân định để vượt thắng các nỗi lo sợ, tín thác nơi tình yêu Thiên Chúa và tình mẫu tử của Mẹ Maria.

Đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 22-2-2018, nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào chúa nhật lễ lá, 25-3 tới đây, với chủ đề là lời Sứ Thần Chúa ”Hỡi Maria đừng sợ, vì Bà đã được ơn nơi Thiên Chúa” (Lc 1,39).

ĐTC nhận xét rằng ”Ngày nay bao nhiêu người trẻ có những nỗ lo sợ khác nhau, nhiều người có cảm tưởng mình phải sống khác với những gì trong thực tế, vì thế họ thấy cần phải thích ứng với kiểu mẫu giả tạo, sửa sang hình ảnh của mình, nấp sau những mặt nạ và căn tính giả tạo..”

ĐTC viết: “Trong những lúc nghi nan và lo sợ trong tâm hồn, cần phải có sự phân định, nhận ra và gọi đích danh nỗi sợ hãi của mình”. Trong sự phân định như thế cần tín thác nơi lòng từ nhân và tình yêu vô biên của Thiên Chúa, tín thác nơi Chúa.

Trong tiến trình này, ĐTC nhắn nhủ các bạn trẻ hãy nhìn lên tấm gương của Mẹ Maria: Thiên Chúa đã gọi đích danh Mẹ, Chúa cũng quan tâm và gọi đích danh mỗi người chúng ta, chứng tỏ phẩm giá cao cả của chúng ta trước Thiên Chúa.

Mẹ Maria không sợ hãi vì Mẹ đã được ơn phúc nơi Thiên Chúa. Cả chúng ta cũng được ơn thánh của Thiên Chúa nâng đỡ. ”Sự hiện diện liên tục của ơn Thánh Chúa khích lệ chúng ta tín thác, đón nhận ơn gọi Chúa dành cho chúng ta, ơn gọi đòi chúng ta phải dấn thân trung thành và canh tân lòng trung thành ấy mọi ngày..

Và ĐTC kết luận rằng: ”Tôi mời gọi các bạn hãy chiêm ngắm tình thương của Mẹ Maria: một tình yêu ân cần chăm sóc, năng động, cụ thể. Một tình yêu đầy táo bạo và hoàn toàn hướng về sự hiến thân. Một Giáo Hội được thấm nhiễm những đức tin ấy của Mẹ Maria sẽ luôn luôn là một Giáo Hội đi ra ngoài, đi xa hơn những giới hạn và biên cương của mình để làm cho ơn thánh đã nhận lãnh được lan tỏa, trào ra bên ngoài”.

Bộ giáo dân

Trong thông cáo công bố hôm 22-2-2018, Bộ giáo dân, gia đình và sự sống cho biết trên đây là nội dung sứ điệp thứ 2 ĐTC Phanxicô gửi giới trẻ trong hành trình chuẩn bị Ngày Quốc Tế giới trẻ cấp hoàn vũ, sẽ tiến hành tại Panama từ 22 đến 27-1-2019. Ngài muốn các bạn trẻ được Đức Mẹ Maria đồng hành trong hành trình thiêng liêng ấy. Năm ngoái, 2017, Sứ điệp qui trong tâm vào lời Mẹ Maria trong kinh Magnificat: ”Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều trọng đại” (Lc 1,49). Năm tới, sứ điệp sẽ có chủ đề là câu trả lời của Mẹ Maria với Sứ Thần Chúa: ”Này tôi là tôi tớ Chúa, xin xảy ra cho tôi theo lời Sứ Thần” (Lc 1,38).

Chủ đề 3 năm xoay quanh Mẹ Maria trong tiến trình Ngày Quốc Tế giới trẻ nói lên ước muốn của ĐTC Phanxicô cống hiến cho người trẻ toàn thế giới một cái nhìn hướng thần về đời sống của họ. Ngài viết ”Thực vậy, điều tôi quan tâm là làm sao các bạn trẻ tiến bước, không những chỉ nhớ lại quá khứ, nhưng còn có can đảm trong hiện tại và hy vọng đối với tương lai” (Sứ điệp Ngày Quốc Tế giới trẻ năm 2017). Hành trình này liên kết với hành trình của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 15 sẽ tiến hành tại Roma vào tháng 10 năm nay về đề tài ”Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Chủ đề này mời gọi suy tư về thực tại các thế hệ trẻ đang sống, về đời sống đức tin của họ và cách thức trong đó họ đi tới những quyết định căn bản, hình thành tương lai của họ và của nhân loại. (Rei 22-2-2018)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng ”Kỳ lão” quốc tế

Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng ”Kỳ lão” quốc tế

VATICAN. Chiều 6-11-2017, ĐTC đã tiếp kiến ”Hội đồng kỳ lão” (Elders) quốc tế tại Nhà trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican, đứng đầu là ông Kofi Annan, người Ghana, nguyên Tổng thư ký LHQ.

Trong số các thành viên khác có bà Mary Robinson, nguyên tổng thống Cộng hòa Ailen từ 1990 đến 1997.

Hội đồng kỳ lão thế giới là một tổ chức quốc tế phi chính phủ do cựu tổng thống Nelson Mandela của Nam Phi thành lập cách đây 10 năm, gồm các vị lãnh đạo thế giới và các cựu quốc trưởng, với mục đích thăng tiến hòa bình và các quyền con người.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Ông Kofi Annan nói: ”Chúng tôi nghĩ rằng gặp ĐGH là điều quan trọng, và chúng tôi có nhiều giá trị chung, và muốn gặp ngài để trao đổi và cách thức có thể cộng tác với nhau, cũng như để tập trung vào một số điểm. Trong cuộc hội kiến, chúng tôi đã nói về vấn đề tị nạn và di dân, các võ khí hạt nhân; đây cũng là những đề tài được đề cập đến trong một hội nghị thượng đỉnh tại Vatican vào thứ sáu 10-11 tới đây. Chúng tôi cũng nói về hòa bình và việc làm trung gian trong các cuộc xung đột”.

Về phần bà Mary Robinson, cựu Tổng thống Ailen, bà cho biết đã nói về tầm quan trọng cần dành cho tiếng nói của phụ nữ và vai trò của họ. Bà đánh giá cao vai trò ĐGH đang thi hành và vì ngài đang dấn thân để trở thành tiếng nói của những ngừơi không có tiếng nói, những người ở ngoài lề xã hội, và ngài cũng đương đầu với những khía cạnh khó khăn nhất của các cuộc xung đột”.

Bà Robinson xác nhận rằng: ”Chúng tôi có nhiều lãnh vực chung và có thể bàn đến một số lãnh vực, kể cả vấn đề Venezuela, trong bối cảnh Mỹ châu la tinh, Congo, những thay đổi khí hậu” (RG 6-11-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đan viện Biển đức Buckfast ở Anh kỷ niệm 1000 năm thành lập

Đan viện Biển đức Buckfast ở Anh kỷ niệm 1000 năm thành lập

Plymouth, Anh quốc – Năm 2018 tới đây, đan viện Buckfast, một trong những đan viện lịch sử của Anh sẽ kỷ niệm 1000 năm thành lập. Đó là ví dụ thật ý nghĩa về sự đóng góp của đời sống đan tu cho xã hội giữa thế giới thay đổi nhanh chóng.

Đan viện được thành lập năm 1018, triều đại vua Cnut và được trao cho các tu sĩ dòng Biển đức. Nhưng chỉ hơn 100 năm sau, vào năm 1147, đan viện trở thành đan viện của dòng Xitô, là dòng được thành lập năm 1098, bởi một nhóm tu sĩ Biển đức muốn sống luật thánh Biển đức nghiêm nhặt hơn, muốn sống cuộc sống  đơn sơ hơn.

Khoảng thế kỷ 15, dòng đã sở hữu nhiều đất đai và tiếp tục điều hành một nhà từ thiện và trường học, đồng thời trợ giúp các giáo xứ trong vùng. Nhưng vào năm 1539, trong quá trình giải thể các tu viện để cố tình tịch thu tài sản của các tổ chức tôn giáo trong thời Cải cách Anh, vua Henri VIII đã đóng cửa tu viện. Đan viện bị bỏ trống, cướp bóc và hư hại. Trong vòng 300 năm, không có đan sĩ nào ở đan viện. Qua nhiều lần đổi chủ, cuối cùng  đan viện thuộc về James Gale. Sau đó ông đã quyết định bán đan viện, nhưng muốn nó được trở về lại với một cộng đoàn tu trì.

6 tuần sau khi được rao bán, các đan sĩ Biển đức đã mua lại đan viện. Đây là nhóm đan sĩ bị lưu đày từ Pháp và họ đã đến Ai len. Năm 1882, sau khi sở hữu đan viện, họ bắt đầu tiến trình tu sửa cơ sở. Đan viện được thánh hiến vào năm 1932.

Hiện nay đan viện không chỉ là địa điểm tinh thần ở vùng Devon cho các du khách và những người muốn đến đây để cầu nguyện, nhưng còn có những sinh hoạt khác. Các tu sĩ điều hành trường Đức Maria, một trung tâm loan báo Tin mừng và một trung tâm hội nghị lớn dành cho các cuộc hội họp và tĩnh tâm.

Công việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm được bắt đầu từ 10 năm nay. Viện phụ David Charlesworth chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ chú ý đến môi trường vật chất của đan viện, nhưng chúng tôi còn đánh giá lại đời sống tinh thần của chúng tôi.” Trong khi các đan sĩ có những cuộc tĩnh tâm, suy niềm, thì cơ sở của đan viện cũng được làm sạch và tu bổ.

Các cử hành phụng vụ sẽ được tổ chức; có 3 Thánh lễ chính được cử hành trong năm. Thánh lễ đầu tiên vào ngày 24/05 nhân lễ Đức Bà Buckfast; đây  là dịp cử hành của giáo phận. Ngày 11/07, lễ thánh Biển đức, tại đan viện sẽ có buổi hát Kinh Chiều với sự tham dự của các thành phần dân sự và Giáo hội Anh giáo. Ngày kỷ niệm thánh hiến đan viện 25/08 Thánh lễ được cử hành với sự tham dự của các nhân viên của giáo xứ đan viện và gia đình của họ. Viện phụ tổng quyền Gregory Polan từ Rome sẽ đến cử hành Thánh lễ vào ngày 27/10.

Hiện tại đan viện có 120 nhân viên, nhưng chỉ có 15 đan sĩ. Nhưng theo viện phụ Charlesworth, “sức sống chứng tá của  cộng đoàn đan viện không dựa trên số tuổi hay số thành viên nhưng trên cách sống đời đan tu của họ.” Viện phụ hy vọng rằng trong tương lại, đan viện Buckfast có thể phục vụ cụ thể cho sứ vụ của Giáo hội dựa trên sự đón tiếp lấy Chúa Kitô làm trung tâm, cụ thể là đón tiếp các khánh hành hương đến đan viện. Ngài cũng khẳng định rằng đời sống đan tu tự nó là cách thức các đan sĩ tham gia vào sứ vụ của Chúa Kitô và của Giáo hội và nó trình bày dấu chỉ rõ ràng về bản chất của đời sống Kitô hữu.” Dù sống tách biệt nhưng không có nghĩa là các tu sĩ không hoạt động và người ta không cảm thấy sự hiện diện của họ, vì cuộc sống đan tu với đời sống khổ hạnh và cầu nguyện mang tầm quan trọng Tin mừng, là thái độ và cách ứng xử trình bày đức tin của chúng ta khi gặp gỡ mỗi ngừoi trên thế giới. Đan viện là nới những người khách được hướng thượng và tìm thấy bình an. Cơ hội trao ban bình an, niềm vui và sự canh tân là cách thức quan trọng để loan báo Tin mừng, đặc biệt giữa một nhịp sống bận rộn và thường căng thẳng. (CNA 18/10/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha kêu gọi liên đới với những người thất nghiệp

Đức Thánh Cha kêu gọi liên đới với những người thất nghiệp

 

BOLOGNA. Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn người tại thành Bologna, trưa chúa nhật 1-10-2017, ĐTC đề cao tinh thần liên đới của dân chúng địa phương và ngài dùng bữa trưa với 1 ngàn người nghèo.

Lúc gần 1 giờ trưa, tại Quảng trường lớn ở trung tâm Bologna, ĐTC đã gặp gỡ đại diện giới lao động.

Ngỏ lời với hàng ngàn người trong dịp này sau lời chào mừng của Đức TGM sở tại Matteo Zuppi , ĐTC ca ngợi tinh thần đối thoại giữa các thực tại xã hội ở Bologna để ra khỏi những cuộc khủng hoảng và xây dựng tương lai. Và từ lâu tại đây đã có một kinh nghiệm cộng tác, các hợp tác xã, nảy sinh từ kinh nghiệm về tình liên đới. Ngài nói:

”Chúng ta đừng bao giờ đặt tình liên đới phải tùng phục tiêu chuẩn lợi lộc tài chánh, vì nếu làm như thế, tôi có thể nói là chúng ta cướp mất tình liên đới với những người yếu thế đang rất cần nó. Tìm kiếm một xã hội công bằng hơn không phải là một giấc mơ quá khứ nhưng là một sự dấn thân, một công việc mà tất cả mọi người đều cần.

”Tình trạng người trẻ thất nghiệp và của bao nhiêu người khác bị mất công ăn việc làm và không hội nhập được vào thị trường lao động là điều mà không bao giờ chúng ta được trở nên quen thuộc, coi chúng như thể chỉ là những con số thống kê mà thôi.”

ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Cuộc khủng hoảng kinh tế có một chiều kích Âu Châu và hoàn cầu, và như chúng ta biết, nó cũng là một cuộc khủng hoảng luân lý đạo đức, khủng hoảng tinh thần và nhân bản. Nơi căn cội cuộc khủng hoảng này có một sự phản bội công ích từ phía cá nhân cũng như từ phía các nhóm quyền lực. Vì thế, cần phải loại bỏ thái độ coi luật lệ lợi lộc là trọng tâm và đặt con người và công ích ở vị trí trung tâm. Nhưng để cho vị trí trung tâm ấy được thực sự và hữu hiệu, thì không phải chỉ tuyên bố xuông, nhưng còn phải gia tăng những cơ hội kiến tạo công ăn việc làm xứng đáng. Đây chính là một công tác của toàn thể xã hội: đặc biệt trong giai đoạn này, toàn thể xã hội, với những thành phần khác nhau, đều được kêu gọi hết sức cố gắng để công ăn việc làm, vốn là yếu tố đầu tiên của phẩm giá, trở thành một quan tâm chủ yếu.

Sau bài huấn dụ ngắn trên đây, ĐTC đã mời mọi người cùng đọc kinh Truyền Tin và ngài ban phép lành cho mọi người. Rồi ngài tiến vào Vương cung thánh đường thánh Petronio ở ngay quảng trường, để dùng bữa trưa với 1 ngàn người nghèo tại đây. Thánh đường hùng vĩ này có 5 ngàn chỗ ngồi.

Đầu bữa ăn, ĐTC nói với các thực khách nghèo rằng:

”Anh chị em ở trung tâm của ngôi nhà này. Giáo Hội muốn anh chị em ở giữa. Giáo Hội là của tất cả mọi người, đặc biệt là của những người nghèo. Tất cả chúng ta đều là những người được mời, và chỉ nhờ ơn thánh của Chúa. Đó là một mầu nhiệm tình thương nhưng không của Thiên Chúa, Đấng muốn cho chúng ta trở thành con cái của Ngài ở đây, không phải do công trạng, nhưng là do tình thương của Chúa.”

Chiều hôm qua, ĐTC gặp các LM, tu sĩ và chủng sinh, các phó tế vĩnh viễn tại Nhà thờ chính tòa thánh Phêrô của Tổng giáo phận Bologna, trước khi gặp các sinh viên và giới đại học tại Quảng trường Thánh Đa Minh, rồi cử hành thánh lễ lúc 5 giờ chiều cho các tín hữu, trước khi trở về Roma.

G. Trần Đức Anh OP

 

Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi Mỹ và Bắc Triều Tiên đấu dịu

Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi Mỹ và Bắc Triều Tiên đấu dịu

NEW YORK. Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức TGM Paul Gallagher, kêu gọi các nước ”đấu dịu” trước hiểm họa chiến tranh có thể xảy ra giữa Mỹ và Bắc Triều tiên.

Trong bài tham luận hôm 25-9-2017 trong khuôn khổ Đại hội đồng thứ 72 của LHQ ở New York, Đức TGM Gallagher nhắc lại lời kêu gọi của ĐGH Piô 12 gửi đến mọi quốc gia trước khi thế chiến thứ 2 bùng nổ: ”Con đường công lý được thăng tiến nhờ sức mạnh của lý trí chứ không phải bằng sức mạnh của võ khí… Nguy hiểm đang gần kề, nhưng vẫn còn thời gian… không gì bị mất mát với hòa bình. Trái lại với chiến tranh, mọi sự bị mất mát. Ước gì các dân nước tái hiểu nhau và trở lại các cuộc thương thuyết. Nhờ thương thuyết với thiện chí và tôn trọng các quyền của nhau, họ sẽ nhận thức rằng những cuộc thương thuyết chân thành và tích cực không bao giờ loại trừ một thành công trong danh dự”.

Ngoại trưởng Tòa Thánh nói rằng, trong bối cảnh đó, Tòa Thánh ủng hộ tất cả những sáng kiến giúp thi hành các nghĩa vụ do hiệp ước mà các vị quốc trưởng đã ký kết tại LHQ năm 2005 về trách nhiệm bảo vệ dân chúng khỏi nạn diệt chủng, các tội ác chiến tranh, thanh lọc chủng tộc và các tội ác chống lại nhân loại”.

Đức TGM Gallagher nhấn mạnh rằng: ”Các nước lớn và những nước có truyền thống mạnh mẽ hơn trong việc tôn trọng các quyền con người, cần phải là những nước đầu tiên đưa ra những sáng kiến quảng đại ủng hộ hòa bình. Cần sử dụng mọi phương thế ngoại giao và chính trị trong việc thương thuyết, làm trung gian, để ngăn chặn những điều khôn tả.

Ngoại trưởng Tòa Thánh không nêu đích danh Hoa Kỳ và Bắc Triều tiên, nhưng ai cũng hiểu điều ngài muốn nói trong tình trạng căng thẳng hiện nay giữa hai nước (Rei 26-9-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Tòa tổng giám mục Torino cung cấp chỗ ăn cho người nghèo

Tòa tổng giám mục Torino cung cấp chỗ ăn cho người nghèo

Torino – Trang web của giáo phận Torino đã đưa tin: Đức tổng giám mục  Nosiglia của Torino đã quyết định mở cửa tòa tổng giám mục để một số người nghèo có chỗ ăn trong thời gian nhà ăn Cottolengo dành cho họ phải đóng cửa.

Từ trưa thứ hai, 04/09/2017, nhà ăn của người nghèo ở Cottolengo phải đóng cửa, ít là trong vòng 8 tuần, để thực hiện một số tu sửa khẩn cấp. Trung bình nhà ăn Cottolengo phục vụ cho 500 khách mỗi ngày, từ thứ 2 đến thứ 7, với 160 ngàn phần ăn hoàn toàn miễn phí mỗi năm. Để đảm bảo cho khoảng 300 thực khách thường xuyên đến nhà ăn này, là những người không thể tìm được nơi ăn tạm trong thời gian nhà ăn đóng cửa, ủy ban bác ái của giáo phận Torino đã cùng với tổng giáo phận và một số tổ chức đã sắp xếp để cho những người nghèo có chỗ ăn uống.

Đức tổng Cesare Nosiglia đã cho phép sử dụng một khu vực ở trong chính tòa giám mục để cung cấp chỗ ăn cho 51 người. Dịch vụ nhà ăn được bảo đảm miễn phí bởi các tình nguyện viên bằng cách tăng số giờ mở cửa. Thức ăn được một công ty ở Torino nấu sẵn, gồm có các món phụ và món chính khác nhau, bánh mì và nước.

Đối với tổng giáo phận Torino, đây cũng là cơ hội để cải thiện các hoạt động của các nhà ăn. Bên cạnh đó, nhờ sự trung gian của ủy ban bác ái giáo phận Torino, tại các nhà ăn này, người ta sẽ trải nghiệm những bước hòa nhập và là người công dân tích cực dành cho những người sống trong những hoàn cảnh nghèo khổ. (ACI 03/09/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha ra lệnh tối hậu cho các Tu huynh bác ái

Đức Thánh Cha ra lệnh tối hậu cho các Tu huynh bác ái

BRUXELLES. ĐTC ra lệnh tối hậu cho các tỉnh dòng tu huynh bác ái ở Bỉ phải chấm dứt việc trợ tử cho các bệnh nhân tâm trí trong các nhà thương của dòng.

Dòng tu huynh bác ái được LM Peter Joseph Triest thành lập năm 1807 tại thành phố Gent bên Bỉ và án phong chân phước cho cha được khởi sự năm 2001. Đoàn sủng của dòng là phục vụ những người già và các bệnh nhân tâm trí. Ngày nay dòng này được coi là cơ quan lớn nhất cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần tại miền Flammand bên Bỉ, phục vụ 5 ngàn bệnh nhân.

Năm ngoái có khoảng 12 bệnh nhân tâm trí trong các cơ sở của tu huynh bác ái xin được kết liễu mạng sống, và 2 người đã được chuyển đi nơi khác để được chích thuốc cho chết. Hồi tháng 3 năm nay, Ban lãnh đạo các trung tâm săn sóc bệnh nhân tâm trí thuộc dòng các tu huynh bác ái ở Bỉ loan báo chính sách sẽ làm cho các bệnh nhân tâm trí được chết êm dịu, hòa hợp với luật của nhà nước Bỉ ban hành năm 2003. Ban lãnh đạo các trung tâm này quyết định theo chính sách mới sau khi một nhà dưỡng lão Công Giáo ở Diest bên Bỉ bị phạt hơn 6 ngàn Euro vì từ chối không làm cho một phụ nữ 74 tuổi bị ung thư phổi được chết êm dịu.

Tu huynh Rene Stockman, Bề trên tổng quyền dòng tu huynh bác ái ở Roma, đã phản đối việc làm của các tu huynh ở Bỉ và nhiều lần yêu cầu từ bỏ chính sách mới cho phép các bác sĩ kết liễu mạng sống bệnh nhân tâm trí trong các trung tâm trị liệu của dòng, dù các bệnh nhân ấy không ở giai đoạn cuối đời.

Nhóm các tu huynh này cũng bất chấp thông cáo hồi tháng 6 năm nay của các GM Bỉ không chấp nhận việc làm cho chết êm dịu trong các tổ chức y tế Công Giáo. Họ cũng làm ngơ đối với tuyên ngôn của Bộ giáo lý đức tin cấm làm cho chết êm dịu được ĐHY Tổng trương Gerhard Mueller gửi đến các tu huynh bác ái ở Bỉ.

Bộ giáo lý đức tin và Bộ các dòng tu cũng thực hiện một cuộc điều tra về việc làm và chính sách của các tu huynh bác ái ở Bỉ theo lời thỉnh cầu của cha Bề trên tổng quyền. Hai bộ đã đi tới lệnh tối hậu và lệnh này đã được ĐTC phê chuẩn.

Cha Stockman cho biết; các tu huynh thuộc Ban điều hành các trung tâm bệnh nhân tâm thần của dòng cũng phải ký vào một thư chung gửi bề trên tổng quyền của dòng, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo, luôn khẳng định sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối, từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Tu huynh nào từ chối ký vào thư chung, sẽ bị chế tài theo giáo luật. Nhóm điều hành các trung tâm bệnh tâm trí của dòng sẽ bị xử lý và có thể bị trục xuất khỏi Giáo Hội nếu không thay đổi chính sách. Ngoài ra, nhóm này phải xác nhận không còn coi việc làm cho chết êm dịu như một giải pháp cho những đau khổ của con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào. (CNS 8-8-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Mục tử tốt lành yêu mến chăm sóc đàn chiên, nhưng cũng biết lên án điều xấu

Mục tử tốt lành yêu mến chăm sóc đàn chiên, nhưng cũng biết lên án điều xấu

“Mục tử tốt lành dâng hiến mạng sống vì đàn chiên”. Trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng ngày 23/06, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai triển bài giảng dựa trên đoạn sách trích từ thư thứ hai của thánh Phaolô tông đồ gửi giáo đoàn Côrintô và từ đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến các đặc tính của người mục từ. Ngài tìm thấy nơi thánh Phaolô hình ảnh “mục tử đích thực”, không bỏ rơi đàn chiên như những người chăn thuê.

Mục tử đích thực có lòng đam mê nhiệt thành vì đàn chiên

Phẩm chất thứ nhất là niềm đam mê, đam mê “cho đến độ nói với dân của mình: ‘Vì anh em, tôi ghen cái ghen của Thiên Chúa. Một niềm đam mê đến trở thành “điên khùng”, “khờ dại” vì dân của mình. Đây là điều mà chúng ta thường gọi là nhiệt tâm tông đồ, và theo Đức Thánh Cha Phanxicô, một mục tử đích thực không thể thiếu ngọn lửa này ở trong lòng.

Mục tử đích thực biết phân định, quan sát từ sự cám dỗ của sự dữ

Đặc tính thứ hai của người mục tử là phải biết phân định. Mục tử phải biết là trong cuộc sống cám dỗ. Tên cám dỗ là cha của dối trá nhưng mục tử thì không. Mục tử yêu thương, còn tên cám dỗ thì ghen tị. Tên cám dỗ tìm cách lôi ké xa khỏi lòng trung thành, bởi vì cái ghen của Thiên Chúa nơi thánh Phaolô là để mang dân Chúa đến với vị hôn phu duy nhất, để gìn giữ dân Chúa trong sự trung thành với vị hôn phu. Trong lịch sử cứu độ, trong Thánh kinh, nhiều lần chúng ta tìm thấy sự rời xa Thiên Chúa, sự bất trung với Thiên Chúa, sự thờ kính ngẫu tượng giống như là một sự bất trung trong hôn nhân. Do đó mục tử phải biết đâu là nguy hiểm, nơi nào có ân phúc, và đâu là con đường đích thật để rồi biết đồng hành với đàn chiên của mình trong những thời điểm tốt lành và cả trong những giây phút tăm tối, trong những lúc bị cám dỗ, với sự kiên nhẫn để đưa đàn chiên về với đàn.

Mục tử đích thực biết lên án sự dữ và không ngây thơ

Một tông đồ không thể là một người ngây thơ. Không thể  nói: A, tất cả đều tốt, đều đẹp, chúng ta đi tiếp… Chúng ta tổ chức lễ hội, tất cả … chúng ta có thể … Bởi vì lòng trung thành với vị hôn phu là Chúa Kitô cần được bảo vệ, mục tử phải biết lên án: cách cụ thể là nói “không”, giống như các bậc cha mẹ nói với các đứa con nhỏ khi chúng bắt đầu bò đến và đặt ngón tay vào ổ cắm điện: ‘Không! Không! Nguy hiểm!!!’ Mục tử tốt lành biết lên án đích danh như thánh Phaolô đã làm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại chuyến thăm Bozzolo và Barbiana, và giải thích cách chăm sóc đàn chiên của cha Milani. Cha Milani chăm sóc, yêu thương đàn chiên của mình nhưng không phải là để người khác muốn làm gì thì làm.

Châm ngôn của cha Milani khi dạy các thiếu niên là “I care” (tôi quan tâm). Cha dạy các thiếu niên những điều họ phải quan tâm, nghiêm túc, ngược lại với châm ngôn của ngừơi thời đó là “I don’t care” (tôi không quan tâm). Và cha Milani dạy các thiếu niên tiến bước, chăm sóc sự sống của mình và sự “I don’t care” này. Do đó mục tử biết lên án những điều ngược với cuộc sống. Nhiều lần Đức Thánh Cha đã nói “chúng ta đánh mất khả năng lên án và chúng ta muốn đưa đàn chiên tiến bước một tí với tính “hiền lành như bột”; điều này không chỉ là ngây thơ nhưng là “tạo nên điều xấu”. “Sự hiền lành thỏa hiệp” đó có khi là để thu hút sự ngưỡng mộ hay sự yêu mến của giáo dân.

Đức Thánh Cha tóm lại: Thánh Phaolô tông đồ, sự nhiệt thành tông đồ của Phaolô, đam mê, hăng hái: là đặc tính đầu tiên. Ngài là người biết phân định bởi vì thánh nhân biết sự cám dỗ và biết rằng ma quỷ cám dỗ, đó là đặc tính thứ hai. Ngài cũng là người có khả năng lên án những điều gây nên sự dữ cho đàn chiên, đó là đặc tính thứ ba. Và Đức Thánh Cha kết luận với lời cầu cho tất cả các mục tử của Giáo hội, xin thánh Phaolô cầu nguyện với Chúa để tất cả các mục tử chúng ta có thể có 3 phẩm tính này để phục vụ Thiên Chúa. (REI 23/06/2017)

Hồng Thủy

Hơn 15 ngàn bệnh nhân HIV và AIDS Ấn độ được các cơ sở Công giáo điều trị

Hơn 15 ngàn bệnh nhân HIV và AIDS Ấn độ được các cơ sở Công giáo điều trị

Hyderabad – Hơn 15 ngàn bệnh nhân aids hoặc nhiễm Hiv được chăm sóc với tình yêu và sự thương cảm tại các cơ sở do Hiệp hội Y khoa Công giáo Ấn độ (CHAI) điều hành. Đây là một thực thể quốc gia được thành lập từ năm 1943, liên kết các bệnh viện Công giáo, các trung tâm y tế và dịch vụ xã hội tại các giáo phận Công giáo trên khắp Ấn độ. CHAI bắt đầu chương trình hoạt động giúp các bệnh nhân Hiv và sida từ năm 1993.

Cha Mathew Abraham, dòng Chúa Cứu Thế, tổng giám đốc CHAI, cho hãng tin Fides biết: “Hơn 150 trung tâm trợ giúp của chúng tôi được phép điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm Hiv hay aids; các trung tâm này theo đúng hoạt động của các bệnh viện, trong việc tư vấn và điều trị, phối hợp với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác.”

Trong khoảng 25 năm hoạt động trong lãnh vực này, hơn 15 ngàn bệnh nhân đã nhận được các chữa trị ngoại trú và khoảng 500 ngàn được trợ giúp trực tiếp. Hiện có khoảng 40 cơ sở thành viên của CHAI chuyên về các nhu cầu chữa trị cho trẻ em và người lớn bị nhiễm Hiv và sida, để đảm bảo cho họ một cuộc sống tốt hơn.

Theo số liệu của chính phủ, có khoảng 2.4 triệu dân Ấn độ bị nhiễm Hiv và số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm khoảng 3.5% trong số này.

Trong những thập kỷ mới đây, CHAI đã hướng sự quan tâm đặc biệt đến giới trẻ, đặc biệt các phụ nữ trẻ: trong các đề tài của chiến dịch phòng ngừa cũng có nói đến các khía cạnh liên quan đến tuổi kết hôn, giáo dục tốt hơn, và sức khỏe bà mẹ.

Tại Ấn độ, hiện nay các phụ nữ trẻ bị ảnh hưởng bởi các hình thức bạo lực tính dục cũ và mới, bởi các cuộc tấn công bằng axít, các cách thức mang mặt nạ của giai cấp hoặc tôn giáo.  (Agenzia Fides 8/6/2017)

Hồng Thủy

Nam hàn xin Đức Thánh Cha làm trung gian hòa giải và thống nhất Triều tiên

Nam hàn xin Đức Thánh Cha làm trung gian hòa giải và thống nhất Triều tiên

Seul – Năm 2017, Hàn quốc và Tòa Thánh cử hành 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cụ thể là vị khâm sứ Tòa thánh thường trực đầu tiên của Tòa Thánh được gửi đến Hàn quốc.

Nhân dịp này, tân tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in đã cử Đức Tổng giám mục Igino Kim Hee-Jung, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn quốc, làm đặc sứ, đại diện Hàn quốc và gặp Đức giáo hoàng để cử hành sự kiện này.

Các mối liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Hàn quốc đã bắt đầu từ năm 1947, ngay sau khi Hàn quốc được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật bản, khi Đức Giáo hoàng Pio XII gửi cha Patrick James Byrne, người Mỹ, thừa sai dòng Maryknoll, làm khâm sứ thường trực tại Hàn quốc. Năm 1949, cha James Byrne được tấn phong Giám mục, nhưng năm 1950, khi cuộc chiến tranh Triều tiên xảy ra, ngài bị bắt cóc và chết trong tù. Ngài nằm trong số 213 linh giáo sĩ và giáo dân đang trong tiến trình được phong chân phước.

Với việc gửi khâm sứ đến Hàn quốc, Tòa thánh là một trong những quốc gia nhìn nhận sự độc lập của Hàn quốc.

Tháng 12/1963, quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Hàn quốc được thiết lập chính thức với vị sử lý thường vụ (hoặc đại biện) của Tòa thánh và vị sứ thần vào tháng 9/1966.

Trong một bài phỏng vấn, Đức tổng giám mục Igino Kim Hee-jong của giáo phận Quang châu cho biết ngài được tân tổng thống gửi sang Roma với sứ mệnh đặc biệt: xin Tòa Thánh làm trung gian. Mục đích cuối cùng là “một hiệp ước hòa bình”, một trung gian ngoại giao để cho bán đảo Triều tiên bắt đầu hành trình tái thống nhất. Hoạt động trung gian này giống như Tòa thánh đã thực hiện khi giúp tái thiết lập các quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa kỳ.

Đức cha Kim tin là sự trung gian này có thể thực hiện dù là tình hình có vẻ căng thẳng và Bắc hàn tiếp tục thử nghiệm phóng tên lửa.

Theo Đức cha Kim, Tòa Thánh có thể khuyến khích một cuộc đối thoại chân thành giữa Bắc và Nam hàn. Hiện tại, Bắc hàn không tin tưởng các nước Tây phương, nhưng nếu họ chịu mở ra con đường đối thoại với tổng thống Trump, thì điều này có thể giúp cho hành trình hòa giải.

Đức cha Kim chia sẻ là nhiều người Hàn quốc tin tưởng vào Giáo hội Công giáo. Nếu có một vấn đề quốc gia nghiêm trọng, họ sẽ hướng đến Giáo hội Công giáo như điểm tham chiếu và họ chờ đợi các tiếng nói và lời khuyên của Giáo hội.

Được hỏi về các vấn đề của Bắc hàn, Đức cha nói họ thiếu rất nhiều thứ, đặc biệt là về kinh tế. Nam hàn rất muốn giúp Bắc hàn, ngay cả qua trao đổi thương mại là điều Bắc hàn chấp nhận.

Đức cha Kim cho biết là chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào năm 2014 đã mang lại nhiều thay đổi tại Nam hàn, đặc biệt là cho Giáo hội Công giáo. Giáo hội tiếp tục được canh tân, một Giáo hội nghèo cho ngừơi nghèo. Chính Đức Giáo hoàng đã yêu cầu Giáo hội đến gần với ngừơi bị loại ra ngoài xã hội, người khuyết tật, người già. Hiện nay Giáo hội hoạt động rất nhiều cho người khuyết tật, ngừơi cao niên, ngừơi bị loại ra ngoài xã hội. Các Giám mục dành một phần thu nhập của họ cho người nghèo, Hội đồng Giám mục gửi các trợ giúp cho các giáo xứ nghèo. Đây là một hoạt động cũng được chính quyền tin tưởng.

Về phương diện đức tin, Đức cha Kim chia sẻ: “Giáo hội Triều tiên được bắt đầu với các giáo dân và hoạt động của giáo dân rất sinh động ở Triều tiên. Hiện nay chúng tôi muốn khởi xướng một phong trào Kinh thánh để cho tất cả biết các Sách Thánh. Sau đó, chúng tôi muốn phát triển ý tưởng bác ái, không chỉ như một ý niệm trừu tượng.”

Nếu gặp Đức Giáo hoàng, Đức cha Kim sẽ thưa với ngài rằng rất nhiều người Hàn quốc, Công giáo cũng như không Công giáo, rất tin tưởng nơi Đức Thánh Cha. Nếu có vấn đề xã hội, họ đều tìm các lời của Đức Giáo hoàng.

Với phủ quốc vụ khanh Tòa thánh, Đức cha Kim xin giúp tái thống nhất Bắc và Nam hàn. Các Giám mục không ngừng kêu gọi chính quyền điều này. Các Giám mục muốn loan truyền ý tưởng này cho các giáo dân và công dân Hàn quốc. Hàn quốc có sứ vụ tái thống nhất mà không có ở các quốc gia khác.

Theo Đức cha Kim, Hàn quốc mong chờ sự can thiệp của Tòa Thánh vì Tòa Thánh hiện diện trong mỗi thời khắc quan trọng trong lịch sử Hàn quốc. Hàn quốc hy vọng vào sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho bán đảo Triều tiên. Đức cha nói: “nếu thành công trong việc tìm kiếm hòa bình và thống nhất cho hai miền nam bắc của Hàn quốc, chúng tôi sẽ hoạt động cho hoà bình tại Đông Á và hòa bình trên thế giới. Chúng tôi muốn là khí cụ hòa bình.” (Fides/ ACI 23/05/2017)

Hồng Thủy

Vatican điều tra euthanasia tại các cơ sở y tế Công giáo ở Bỉ

Vatican điều tra euthanasia tại các cơ sở y tế Công giáo ở Bỉ

Manchester, Anh quốc – Vatican đang điều tra về quyết định cho phép các bác sĩ thực hiện euthanasia (làm chết êm dịu) trên các bệnh nhân tâm thần “không ở giai đoạn cuối”, tại các cơ sở của các trung tâm điều trị tâm thần do một dòng tu Công giáo ở Bỉ điều hành.

Tu huynh Rene Stockman, bề trên tổng quyền của dòng Tu huynh Bác ái, nói với hãng thông tấn Công giáo Hoa kỳ (CNS) rằng chính Đức hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh sẽ điều tra vụ việc.

Tu huynh Stockman đã trực tiếp than phiền với Tòa Thánh sau khi nhóm các Tu huynh Bác ái, đang điều hành 15 trung tâm chăm sóc bệnh nhân tâm thần khắp nước Bỉ, từ chối yêu cầu chính thức của tu huynh Stockman về việc đảo ngược các chính sách mới.

Trong một tài liệu thông cáo hôm tháng 3, nhóm các Tu huynh Bác ái cho biết họ sẽ cho phép việc thực hiện eutaanasia tại các cơ sở của họ. Trước đó khoảng một năm, một nhà hưu dưỡng Công giáo ở Diest, Bỉ, đã bị phạt 6600 đô la vì từ chối thực hiện eutaanasia cho một bệnh nhân 74 tuổi bị ung thư phổi.

Tài liệu về chính sách mới này dung hòa các thực hành của các trung tâm điều trị này với luật về eutaanasia của Bỉ. Nó tìm cách cân bằng niềm tin của Công giáo về tính bất khả xâm phạm của sự sống của người vô tội với nghĩa vụ chăm sóc theo luật và với yêu cầu tự quyết của các bệnh nhân.

Trong email gửi đến CNS hôm 04/05, thầy Stockman viết: “Vì nó là vấn đề của nhóm ở Bỉ, tôi đã thông báo với Hội đồng Giám mục Bỉ để xin ý kiến của họ và thông cáo rõ ràng của họ. Đồng thời, tôi liên lạc với Vatican – Bộ tu sĩ và Quốc vụ khanh Tòa Thánh và ngài đã hỏi tôi thêm các thông tin”.

Thầy Stockman hy vọng sẽ nhận được câu trả lời rõ ràng của các Giám mục Bỉ và Vatican và thầy nghĩ là chính sách mới này sẽ buộc các tu huynh không được chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần ở Bỉ nữa. Thầy hy vọng là hội dòng có thể tiếp tục phục vụ trong lãnh vực chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần như họ đã bắt đầu từ khi thành lập dòng cách đây hơn 200 năm.

Dòng các Tu huynh Bác ái được cha Peter Joseph Triest thành lập tại Ghent, Bỉ, vào năm 1807. Án phong chân phước cho vị sáng lập của dòng được bắt đầu vào năm 2001. Được soi sáng bởi linh đạo của thánh Vinh sơn Phaolô và dấn thân làm việc với người cao niên và bệnh nhân tâm thần, ban đầu dòng được biết với tên các tu sĩ dòng bệnh viện thánh Vinh sơn và có mặt tại 30 quốc gia.

Tại vùng Flanders của Bỉ, dòng được xem là tổ chức quan trọng nhất cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho các bệnh nhân tâm thần; mỗi năm phục vụ 5000 bệnh nhân. Dòng cũng điều hành các trường học, có khoảng 12 ngàn nhân viên trên toàn nước Bỉ.

Theo tu huynh Stockman, các tu huynh phải hoàn toàn tôn trọng sự sống và không thể dựa trên sự tự quyết của bệnh nhân. Dù hội đồng quản trị của tổ chức này, đa số là giáo dân, xem euthanasia là một hoạt động y khoa, nhưng các tu huynh không thể chấp nhận nó là một hoạt động y khoa. Và cuối cùng, các tu huynh cho phép euthanasia đươc thực hiện tại các trung tâm, nhưng thầy Stockman khẳng định: “Chúng tôi luôn từ chối cho phép thực hiện euthanasia bên trong các bức tường của trung tâm.”

Thầy Stockman cũng loại trừ ý kiến cho rằng nhiều Tu huynh ủng hộ chính sách mới này; thầy khẳng định là hội dòng theo giáo lý của Công giáo và không thể chấp nhận luật về eutaanasia. Thầy nhận định: “Toàn bộ não trạng ở Bỉ đang thay đổi nhanh chóng và có áp lực từ chính quyền chống lại bất lỳ sự từ chối nào đối với euthanasia. Nhưng cho đến nay, các cơ sở có quyền từ chối eutaanasia. Thầy nói thêm: “Tôi xem nó như là một cuộc khủng hoảng thật sự và tôi gọi nó là một cánh cửa mà một khi được mở sẽ không thể đóng lại nữa. Nhiều nhóm sẽ bị ảnh hưởng bởi nó: Nó bắt đầu với đau khổ thể lý, bây giờ đến tâm lý, sau đó những người khuyết tật nặng, người cao tuổi và tiếp nữa.”

Vào năm 2003, Bỉ đã hợp pháp hóa euthanasia (làm cho chết êm dịu). Trước đó một năm, Hà lan là quốc gia đầu tiên từ thời phát xít Đức bắt đầu thực hiện euthanasia.

Năm 2014, luật về euthanasia được mở rộng, thực hiện cho cả các trẻ em với cách gọi “giải phóng trẻ em” và việc các bác sĩ chích thuốc độc cho những người khuyết tật, các bệnh nhân tâm thần đang gia tăng. (CNS 05/04/2017)

Hồng Thủy

 

Đức Thánh Cha chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể

Đức Thánh Cha chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể

ROMA. Lúc 9 giờ 15 phút tối thứ sáu tuần thánh, 14-4-2017, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.

Nghi thức này được hàng chục đài truyền hình trên thế giới truyền đi trên hệ thống Mondovisione. 20 ngàn tín hữu đã đến tham dự nghi thức này.

Bài suy niệm năm nay do bà giáo sư Anne-Marie Pelletier, người Pháp, chuyên gia Kinh Thánh, biên soạn. Bà năm nay 73 tuổi (1946) và là phụ nữ đầu tiên được giải thưởng Ratzinger hồi năm 2014. Bà cũng từng giảng dạy môn thần học về hôn phối tại Đại học Công Giáo, Paris.

ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma đã vác Thánh Giá chặng đầu tiên và chặng thứ 14 của Đàng Thánh Giá. Các chặng còn lại được nhiều tín hữu khác vác tiếp, gồm 1 gia đình giáo phận Roma, các đại diện của tổ chức Unitalsi giúp các bệnh nhân hành hương, các tu sĩ và giáo dân thuộc một số nước như Ai cập, Bồ đào nha, và Colombia là những quốc gia sắp được ĐTC viếng thăm.

Lời nguyện kết thúc

Trong lời nguyện dài gồm 22 câu, thay bài huấn dụ vào cuối buổi đi đàng Thánh Giá, trước tiên ĐTC nhắc đến những cực hình và đau khổ Chúa Kitô đã chịu như được kể lại trong các chặng Đàng Thánh Giá, và bày tỏ sự tủi hổ vì những tàn phá, chết chóc trong thế giới ngày nay, máu của người vô tội, phụ nữ, trẻ em, người di dân và những người bị bách hại tiếp tục đổ ra; tủi hổ vì sự phản bội, bán Chúa, im lặng trước những bất công mà không làm gì, chỉ lo bảo vệ quyền lợi của mình; tủi hộ vì những thành phần Dân Chúa: GM, LM, tu sĩ nam nữ gây gương mù, làm thương tổn cho thân mình của Chúa là Giáo Hội, để cho tâm hồn và sự thánh hiến bị rỉ sét.

 Dù có những tình trạng như thế, ĐTC bày tỏ niềm hy vọng Thập Giá của Chúa Kitô biến đổi những tâm hồn chai đá thành những con tim bằng thịt, có khả năng mơ ước, tha thứ và yêu mến; hy vọng vì ”lòng trung tín của Chúa không dựa trên lòng trung thành của chúng con;.. hy vọng vì bao nhiêu người nam nữ trung thành với Thập giá của Chúa, đang và còn tiếp tục sống trung thành như men mang lại hương vị và ánh sáng, mở ra những chân trời mới trong thân thể của nhân loại bị thương tổn.. Hy vọng Giáo Hội của Chúa sẽ tìm cách trở thành tiếng kêu trong sa mạc của nhân loại để dọn đường để Chúa trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và người chết”.

Trong phần chót của lời nguyện, ĐTC cầu xin Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa thanh tẩy các tín hữu trong máu và nước chảy ra từ Trái Tim mở toang, tha thứ tội lỗi của Dân Chúa, và nhớ đến những anh chị em chúng con bị đốn ngã vì bạo lực, sự dửng dưng lãnh đạm và chiến tranh;

”Xin Chúa phá tan những xiềng xích đang trói buộc chúng con trong sự ích kỷ, sự cố tình mù quáng và sự hư hỏng trong những tính toán trần tục của chúng con; xin Chúa dạy chúng con đừng xấu hổ vì thập giá, không lợi dụng lèo lái thập giá, nhưng tôn thờ Thánh Giá, vì qua đó Chúa tỏ cho chúng con thấy sự khủng khiếp của tội lỗi chúng con, sự cao cả của tình yêu Chúa, những bất công trong các phán đoán của chúng con, và quyền năng của lòng thương xót Chúa”.

Buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể ĐTC cử hành năm nay diễn ra với những biện pháp an ninh được tăng cường nghiêm ngặt hơn quanh khu vực Hí trường Colosseo sau những vụ khủng bố gần đây tại Âu Châu và đặc biệt tại Ai Cập (SD 15-4-2017)

G. Trần Đức Anh OP

Đi Đàng Thánh Giá trọng thể cùng Đức Thánh Cha tại Hý trường Colosseo ở Roma

Đức Thánh Cha rửa chân cho tù nhân ở nhà tù Paliano vào thứ 5 Tuần Thánh

Đức Thánh Cha rửa chân cho tù nhân ở nhà tù Paliano vào thứ 5 Tuần Thánh

Vào thứ 5 Tuần Thánh tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly tại nhà tù Paliano ở phía nam Roma và sẽ rửa chân cho các tù nhân.

Hôm thứ 5 hôm qua, Vatican đã thông báo là Đức Giáo hoàng sẽ đến nhà tù vào chiều ngày 13/04 để thăm viếng riêng và cử hành Thánh lễ ghi dấu bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người trước ngày Người chịu đóng đinh.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bắt đầu truyền thống thăm viếng các nhà tù vào Thánh lễ Tiệc Ly truyền thống từ tháng 03/2013, chỉ một ít ngày sau lễ khai mạc sứ vụ Giáo hoàng của ngài. Vào năm đó, ngài đã đến trung tâm giam giữ thanh thiếu niên Casal del Marmo của Roma và lần đầu tiên ngài đã rửa chân cho cả các tù nhân nam và nữ.

Năm 2014, Đức Giáo hoàng đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly ở trung tâm người khuyết tật Don Gnocchi của Roma, và ngài cũng rửa chân cho cả những người nữ trong nghi thức rửa chân, tưởng niệm hành động khiêm hạ và phục vụ của Chúa Giêsu.

Năm 2015, Đức Giáo hoàng đã đến cử hành Thánh lễ Tiệc Ly nhà tù Rebibbia ở Roma. Năm ngoái, 2016, Đức Giáo hoàng đã rửa chân cho các người tị nạn nam nữ, bao gồm các tín hữu Hồi giáo, Ấn giáo và Chính thống Copte, tại trung tâm dành cho người tị nạn Castelnuovo di Porto, miền bắc của Roma. (RV 06/04/2017)

Hồng Thủy

Đức Thánh Cha đột xuất viếng thăm trung tâm người mù

Đức Thánh Cha đột xuất viếng thăm trung tâm người mù

Cơ sở này mang tên là ”Trung tâm miền thánh Alessio – Margherita di Savoie” cho người nghèo, nhắm giúp những người khiếm thị hội nhập vào xã hội. Qua cuộc viếng thăm này, ĐTC muốn tiếp tục chương trình ”Thứ sáu lòng thương xót” ngài đã khởi xướng và thực hiện trong Năm Thánh Lòng Thương Xót vào chiều thứ sáu, mỗi tháng 1 lần.

Cùng đi với ĐTC, có Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

Trong cuộc viếng thăm vừa qua, ĐTC gặp gỡ các người khiếm thị hoặc bẩm sinh, hoặc do bệnh tật. Nhiều người cũng mang một số khuyết tật khác. Trong số những người ở trung tâm có khoảng 50 trẻ em được huấn luyện chuyên biệt để làm được những công việc thường nhật, ngoài ra có 37 người già và người lớn cư ngụ thường xuyên tại Trung Tâm.

Đến nơi, ĐTC đã được Ông Chủ tịch Trung Tâm Amegeo Piva và Ông Tổng giám đốc Antonio Organtini cùng với các nhân viên y tế, những người thiện nguyện và phục vụ, tiếp đón nồng nhiệt. Ông Organtini này cũng bị mù trong cuộc sống.

ĐTC đã để lại một món quà cho trung tâm và ký vào một bản giấy da lưu niệm trong Nhà nguyện, nhắc nhớ cuộc viếng thăm này. (SD 31-3-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha viếng thăm nhà tù thánh Vittore ở Milano

Đức Thánh Cha viếng thăm nhà tù thánh Vittore ở Milano

VATICAN. Trưa ngày 25-3-2017, ĐTC Phanxicô đã viếng thăm nhà tù thánh Vittore ở Milano và dùng bữa với 100 tù nhân. Đây là lần đầu tiên một vị Giáo hoàng đến thăm nhà tù này.

Nhà tù thánh Vittore được thành lập cách đây gần 200 năm (1879), có hình tròn, xoay quanh một điểm cao ở trung tâm, trên đó có bàn thờ, để các tù nhân, khi có thánh lễ, có thể tham dự từ phòng giam của họ. Thói quen này ngày nay vẫn được duy trì vào mỗi chúa nhật.

Hồi năm 2012 có 1.700 tù nhân tại trung tâm cải huấn này, nhưng con số được giảm bớt sau khi tòa án Âu Châu buộc phải dành cho mỗi tù nhân ít nhất được 3 mét vuông, vì thế hiện nay chỉ còn khoảng 890 tù nhân tại nhà tù này. Tất cả các tù nhân đều là những can phạm đang chờ được tòa án xét xử. Họ lưu lại đây trung bình từ 9 đến 12 tháng.

Làm việc tại nhà tù thánh Vittore có 780 cảnh sát nhà giam, 10 nhân viên giáo dục và 19 nhân viên hành chánh. Về ban tuyên úy mục vụ, có 1 LM, 1 phó tế, 10 nữ tu và 4 chủng sinh. Mỗi chúa nhật có 4 thánh lễ được cử hành tại các khu vực khác nhau. Việc mục vụ này cũng được dành cho các nhân viên của trung tâm, trong đó có các cảnh sát viên.

Trong thời gian chuẩn bị cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô, các tù nhân đã nghe lại những bài huấn dụ của các vị Giáo hoàng tiền nhiệm, từ Đức Gioan 23, đến Phaolô 6, Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16, và cả ĐTC đương kim khi viếng thăm các nhà tù ở các nơi trên thế giới. Họ cũng viết thư cho ĐTC kể lại những tình cảnh đau thương, những vết thương họ gây ra cho bản thân và tha nhân. Chẳng hạn, anh Ivan viết cho ngài: ”ĐTC Phanxicô yêu quí, con xin nói thật con không phải là người mộ đạo lắm, xin ĐTC cầu nguyện cho gia đình con, và cầu cho con để thời gian con bị giam cầm này có một ý nghĩa, được một chút an bình và thanh thản.”

Hoặc Ông Massimo, tuyên bố mình không có tín ngưỡng, nhưng chờ đợi ĐGH như một ”người anh”; ông thú nhận mình đã phạm tội: con đã làm mất sự thanh thản của mẹ con, và giết chết niềm tín thác của cha con”.

Đến nơi vào lúc quá 12 giờ, ĐTC đã tiến qua các khu vực để chào thăm các tù nhân trước khi dùng bữa trưa với 100 tù nhân và ngài ở lại để nghỉ trưa trong một phòng riêng.

Từ nhà tù, lúc gần 2 giờ chiều, ĐTC đã đến Công viên Monza, cách trung tâm Milano 18 cây số, để cử hành thánh lễ tại đây lúc 3 giờ chiều cho 700 ngàn tín hữu đến từ các nơi trong giáo phận.

G. Trần Đức Anh OP