Tiền đường một nhà thờ Công giáo ở Nepal bị đốt

Tiền đường một nhà thờ Công giáo ở Nepal bị đốt

Kathmandu, Nepal – Một số kẻ tấn công đã nổi lửa đốt nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Lên trời, nơi thờ phượng đầu tiên của Công giáo tại nơi công cộng ở Nepal, một đất nước có đa số dân theo Ấn giáo.

Theo hãng tin Ucan, cha Ignatius Rai, cha xứ của giáo xứ nhà thờ chánh tòa, cho biết là một số kẻ lạ mặt xâm nhập vào khu vực nhà thờ vào khoảng lúc 3 giờ sáng ngày 18/04. Họ đã nổi lửa đốt làm thiệt hại một phần nhà xứ và phần phía tây của nhà thờ. Một xe hơi và hai xe gắn máy cũng bị đốt. Không có báo cáo về thương vong. Cha cho biết điều này gây sốc và cộng đoàn Kitô địa phương đang sống trong lo sợ.

Đây là lần thứ hai nhà thờ là mục tiêu tấn công. Vào năm 2009, một quả bom đã phát nổ, giết hại 3 người, trong đó có một nữ sinh, và làm bị thương 15 người. Năm 2010, chỉ huy trưởng của quân đội phòng thủ Nepal – một nhóm Ấn giáo cực đoan ít được biết – đã bị bắt vì có liên quan đến biến cố trên.

Giáo xứ Đức Mẹ Lên trời đã lên án vụ tấn công và yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch. Thông cáo của giáo xứ viết: “Nhà thờ Công giáo tham gia vào hoạt động xã hội từ gần một thập kỷ và sẽ tiếp tục công việc của chúng tôi dù cho những cuộc tấn công thường xuyên”. Thông cáo cũng thêm rằng đừng ai để cho ccuộc tấn công hủy hoại sự hòa hợp tôn giáo tại quốc gia này.

Nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Lên trời có 1000 chỗ ngồi, được xây dựng sau khi hiến pháp mới, được công bố năm 1991, cho phép dân Nepal tự do thực hành tôn giáo ở nơi công cộng, miễn là không có những vụ cải đạo người khác. Trước đó, các cử hành của Công giáo chỉ được tổ chức ở các nhà nguyện của các trường Công giáo, các tu viện và trung tâm xã hội.

Niên giám Công giáo cho biết có khoảng 8000 tín hữu Công giáo ở Nepal, phần lớn ở miền đông nơi các giáo xứ được thành lập vào năm 1999. Nepal có khoảng 28 triệu dân, trong đó 80% theo Ấn giáo. (CNS 18/04/2017)

Hồng Thủy

Giới trẻ Nepal: Cộng sản đã thất bại. Chúng ta hãy trở về với tình yêu Chúa

Giới trẻ Nepal: Cộng sản đã thất bại. Chúng ta hãy trở về với tình yêu Chúa

Kathmandu, Nepal – Tại Nepal, “nhiều lãnh đạo áp đặt đạo lý cộng sản, đưa con người rời xa Thiên Chúa. Nhưng sự sai lệch này không đưa đến việc thành lập của cộng sản cũng không đưa đến ân sủng của Thiên Chúa. Đã đến thời điểm chúng ta trở lại với đức tin, như Đức giáo hoàng Phanxicô nói”. Đó là lời của Dipen Poudel, lãnh đạo sinh viên của đảng cộng sản Nepal, nhận định về sứ điệp Mùa Chay của Đức giáo hoàng Phanxicô.

Nhiều người trẻ Nepal đã đọc được sứ điệp được phổ biến tuần trước. Nhiều lãnh đạo giới trẻ, Công giáo cũng như các tôn giáo khác, bày tỏ sự phấn khởi của họ bởi những lời của Đức giáo hoàng, mời gọi mọi người đổi mới tinh thần và hướng đến hành trình hoán cải thật sự.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết: “Mùa Chay là thời gian thuận tiện để đào sâu đời sống tinh thần qua những phương thế thánh thiện mà Giáo hội ban cho chúng ta: chay tịnh, cầu nguyện và bố thí.” Ngài cũng khẳng đình rằng “thời gian chuẩn bị lễ Phục sinh là “thời gian thuận tiện để biến đổi trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô sống động trong lời của Người, trong cac bí tích và nơi người lân cận.” Nhắc đến dụ ngôn người phú hộ giàu có và người hành khất Lazzaro, ngài nhấn mạnh rằng: “mỗi sự sống mà chúng ta gập gỡ là một hồng ân và đáng được đón tiếp, kính trọng và yêu thương.”

Kishor Shrestha, chủ tịch của phong trào sinh viên Công giáo quốc tế nhận đinh: “Sự gia tăng nỗi thất vọng tinh thần và khoảng cách giữa giàu và nghèo giải thích cho lý do nhiều người trẻ thất vọng và tham gia vào các hoạt động tội pham.” Theo Shrestha, mội người trẻ phải có trách nhiệm với quốc gia và chịu trách nhiệm về sự chia rẽ của dân tộc bởi sự bất ổn chính trị, sự nghèo khổ, thất nghiệp, bất công trong việc sở hữu tài nguyên.”

Khi các sinh viên thảo luận cách thế giúp cho giới trẻ lãnh trách nhiệm, vài công viên không Công giáo đã đề cập đến sứ điệp Mùa Chay của Đức Giáo hoàng. Theo họ, sứ điệp có thể áp dụng hoàn hảo trong bối cảnh của Nepal. Lãnh đạo sinh viên đảng cộng sản đồng ý và nói: “Sứ điệp thật sự soi sáng và tất cả chúng ta phải đem ra thực hành. Sự phân cách tinh thần là một trong những nguyên nhân căn bản của các vấn đề giữa giới trẻ và người lớn.”

Urmila Basyal, nữ sinh viên liên kết với đảng quốc hội Nepal tin rằng “hàng ngàn người trẻ sai lầm nhân danh cộng sản. Khi chúng ta thăm viếng các nhà thờ và đọc Tin mừng, chúng ta khám phá ra ân sủng của Thiên Chúa là điều cần thiết để xây dựng một xã hội tốt hơn. Cùng với vài người bạn, tôi thăm một nhà thờ Công giáo, biết được ý nghĩa của lời Chúa đối với cuộc sống của một người. Tôi và các bạn của tôi muốn đón nhận ân sủng của Chúa và hoán cải. Cô kết luận: “Bình an và một cuộc sống tốt đẹp hơn bắt đầu khi người ta nhận ra tầm quan trọng của Thiên Chúa với việc giữ các giới răn của Người.” Asia News 01/03/2017)

Hồng Thủy