Mừng 5 năm Đức Thánh Cha Phanxicô phục vụ trong cương vị Giáo Hoàng

Mừng 5 năm Đức Thánh Cha Phanxicô phục vụ trong cương vị Giáo Hoàng

Vatican. Hôm nay 13.03.2018 là kỷ niệm tròn 5 năm Đức Phanxicô thực thi sứ mạng Chủ Chăn Giáo Hội hoàn cầu. Chúng ta hãy hiệp thông cầu nguyện cho vị Cha chung! Nhân dịp này, chúng ta cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng ghi nhớ:

1. Ngay sau khi được bầu chọn làm Giáo Hoàng, Đức Phanxicô ra bao lơn chính giữa Đền thờ Thánh Phêrô tại Vatican để chào thăm mọi người trong tiếng reo hò:

Anh chị em thân mến! Chúc buổi tối tốt lành!

2. Đức Thánh Cha nói về ơn tha thứ trong rất nhiều dịp khác nhau, bằng nhiều cử chỉ cụ thể:

Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ cho chúng ta. Ngài không ngừng tha thứ cho chúng ta. Vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề là do chính chúng ta. Chúng ta được gọi hỏi để sống thứ tha.

3. Đức Thánh Cha không chỉ nhắc lại lời của Chúa Giêsu nói về con đường phục vụ, mà Đức Thánh Cha còn thực thi con đường phục vụ ấy cách cụ thể, với những cử chỉ sống động mà Ngài trao tặng cho những con người bé nhỏ nhất, như người di dân tị nạn, người nghèo khổ, bệnh tật, các trẻ em…

Chúng ta đừng bao giờ quên điều này: Ai làm lớn giữa anh em, phải làm người phục vụ! Ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng không được quên điều ấy. Được trao quyền bính, là để phục vụ. Phục vụ theo con đường thập giá của Chúa Giêsu.

4. Niềm vui là một trong những chủ đề trọng tâm trong triều đại Giáo Hoàng của Ngài. Nhưng niềm vui ở đây có nghĩa là niềm vui đến từ cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu.

Niềm vui của chúng ta không phát xuất từ điều này điều nọ, nhưng niềm vui nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với một con người, Con Người Giêsu, Đấng luôn ở giữa chúng ta. Niềm vui ấy chúng ta có được, do nhận biết rằng: cùng với Người, chúng ta không bao giờ lẻ loi, cho dù giữa những thời khắc khó khăn thử thách.

5. Giữa thế giới phức tạp hỗn loạn như ngày nay, thật khó để giữ cho mình vững niềm hy vọng. Do đó, Đức Thánh Cha khuyên nhủ và mời gọi mọi người:

Anh chị em thân mến! Làm ơn đừng để cho mình bị cướp mất niềm hy vọng!

Những dòng in nghiêng ở trên, là lời của Đức Thánh Cha trong Video mà quý vị sẽ xem ngay sau đây:

Chuyển ngữ: Tứ Quyết SJ

Tháng Giêng 2017 – Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha

Tháng Giêng 2017 – Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha

VATICAN. Trong tháng giêng năm 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi các Kitô hữu cùng nhau phục vụ con người. Đức Thánh Cha chia sẻ trong đoạn Video rằng:

Trong thế giới ngày nay, nhiều Kitô hữu từ các giáo hội khác nhau đã cùng nhau lao tác, để phục vụ những anh chị em cần được trợ giúp, để bảo vệ cuộc sống và phẩm giá con người, để bảo vệ công trình sáng tạo, và để tranh đấu chống lại bất công.

Ước mong cùng nhau tiến bước, cùng nhau cộng tác trong phục vụ và liên đới với những ai yếu đuối nhất và những ai đang đau khổ, ước muốn này là nguồn vui cho tất cả chúng ta.

Hãy hiệp lời của con với lời cầu nguyện của Cha, để mọi người sống đời cầu nguyện và bác ái huynh đệ, để tái lập tình hiệp thông trọn vẹn trong giáo hội, cùng nhau phục vụ con người và đáp lại những thách đố hiện nay của nhân loại.

Tứ Quyết SJ

Thánh lễ Truyền Dầu tại Vatican 2016

Thánh lễ Truyền Dầu tại Vatican 2016

Thánh lễ Truyền Dầu

Thứ năm Tuần Thánh, ngày 24.03.2016, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong Thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức nhắc lại lời hứa của các linh mục cũng như làm phép thánh hóa các Dầu thánh được sử dụng trong các cử hành Phụng Vụ và Bí Tích.

Đây sẽ là lần đầu tiên, Chương trình Việt ngữ thuộc Đài Phát thanh Vatican sẽ thực hiện việc truyền hình trực tiếp với thuyết minh Tiếng Việt sự kiện quan trọng này qua kênh Youtube của Radio Vatican – Tiếng Việt.

Giờ Thánh Lễ là: 15:30 ngày 24/03/2016 giờ Việt Nam

hoặc là :               1:30 Khuya 24/3/2016 giờ California (Pacific time)

Mời anh chị em cùng hiệp thông tham dự qua hệ thống video Youtube:

https://www.youtube.com/watch?v=mK63_HaTMjs

Jos. Nguyễn Huy Mai

Thanh tẩy

Thanh tẩy

Đền thờ Giêrusalem đầu tiên được vua Salomon xây dựng rất đồ xộ, vĩ đại và cũng rất nguy nga, tráng lệ, đây là một công trình quý giá vào bậc nhất thời bấy giờ, phải huy động mỗi ngày cả trăm ngàn công nhân và bảy năm mới hoàn thành, đền thờ này đứng vững được 400 năm thì bị Nabucô, vua nước Babylon phá hủy vào năm 587 trước Công nguyên. Sau thời gian lưu đầy Babylon, Giôrôbaben kiến thiết lại đền thờ, nhưng thô sơ thôi. Đến thời Hêrôđê đại vương, ông cho trùng tu lại toàn bộ đền thờ, rất vĩ đại và nguy nga lộng lẫy, mỗi ngày có 18,000 thợ làm việc, không thể ước tính được số kinh phí, khởi công từ năm 20 trước Công nguyên mãi đến năm 63 sau Công nguyên mới xong, đền thờ này cũng bị tàn phá bình địa vào năm 70 do tướng Titô của Rôma tấn công.

Đền thờ rất vĩ đại, chia ra từng khu cho từng loại người: ngoài cùng là khu dành cho người ngoại giáo đến tham quan đền thờ, rồi đến khu dành cho phụ nữ, rồi đến khu dành cho nam giới, khu thiêu sinh các của lễ, khu dành cho tư tế, rồi đến bàn thờ dâng hương, trong cùng là nơi cực thánh, đặt hòm bia 10 điều răn, tượng trưng sự hiện diện của Thiên Chúa ở đây.

Đối với người Do Thái, đền thờ là trung tâm tôn giáo của dân tộc, vừa cụ thể hóa sự hiện diện uy nghiêm của Thiên Chúa vừa chính thức hóa việc phụng tự của cả dân tộc, bởi đó, đền thờ là nơi Thiên Chúa ngự, là nhà cầu nguyện cho muôn dân, và không ngừng mang tính chất linh thiêng thánh thiện. Nhưng dần đà người ta đã ngang nhiên biến một phần của nơi thánh thiện ấy thành nơi buôn bán và trao đổi tiền bạc, dĩ nhiên với lý do tốt đẹp bên ngoài là để phục vụ việc tế tự. Quang cảnh ấy đã làm Chúa Giêsu khó chịu, nổi giận, Ngài yêu cầu mọi người trả lại cho đền thờ sự thánh thiêng phải có.

Bài Tin Mừng kể lại việc Chúa Giêsu xua đuổi những người buôn bán và trao đổi tiền bạc ở đền thờ Giêrusalem, hành động này của Chúa được gọi là hành động thanh tẩy đền thờ, nhưng làm cho giới lãnh đạo Do Thái giáo khó chịu và hạch hỏi Chúa, nhân cơ hội này Chúa dạy bảo cho họ biết một điều rất quan trọng về cái chết và sự phục sinh của Ngài.

Từ khi lên 12 tuổi và suốt thời gian ẩn dật, hàng năm Chúa Giêsu đều lên đền thờ Giêrusalem dự lễ, tại sao Ngài không đuổi những người buôn bán trong đền thờ mà lại làm bây giờ, khi sắp kết thúc cuộc đời trần gian của Ngài? Vì bây giờ Ngài vào nhà Thiên Chúa không phải với tư cách một người hành hương nhưng với tư thế của một Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa, Ngài vào đó và chính thức can thiệp với tư cách quản lý và chủ nhân. Dĩ nhiên trong những lần hành hương trước, chắc chắn Chúa Giêsu đã lấy làm chướng tai gai mắt cái cảnh buôn bán, biến nơi cầu nguyện thành chợ búa, ồn ào, thành hang trộm cướp, bây giờ chính thức lãnh lấy trách nhiệm chu toàn công việc của Chúa Cha, Ngài phải chấm dứt ngay cảnh lộn xộn đó. Lòng nhiệt thành vì Cha đã khiến Ngài dùng mọi phương thế hữu hiệu nhất để thanh tẩy đền thờ, Ngài không sợ nguy hiểm khi phải ra tay dẹp loạn hầu thể hiện thánh ý Chúa Cha là đền thờ phải là nơi tôn nghiêm, thánh thiện.

Hành động thanh tẩy đền thờ của Chúa Giêsu chắc chắn làm cho các trưởng tế khó chịu, bực tức, họ cho Ngài là một kẻ phản động, vì Ngài không có chức tư tế, cũng chẳng có nhiệm vụ nào trong đền thờ. Chúa Giêsu đã kết án cách tổ chức của các trưởng tế và gán cho mình một uy quyền trên họ, Ngài đã bãi bỏ việc phụng tự do Thiên Chúa thiết lập, và còn gán cho mình có quyền bằng Thiên Chúa, Đấng mà Ngài gọi là Cha, nếu vậy thì phải làm một phép lạ từ trời, nghĩa là từ Thiên Chúa để làm bằng chứng, vậy Chúa Giêsu đã làm phép lạ nào?

Chúa trả lời: “Cứ phá hủy đền thờ này đi, trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”. Các người Do Thái đã nghĩ ngay đến đền thờ bằng gạch đá, nhưng Chúa Giêsu không có ý nói đến đền thờ bằng gạch đá mà là đền thờ thân thể Ngài. Nghe Chúa nói thế, các trưởng tế tỏ vẻ khó chịu ra mặt, họ biết đền thờ đã được vua Hêrôđê sửa sang, xây dựng mất 46 năm mới xong, thế mà bây giờ Chúa bảo phá hủy đi và xây dựng lại chỉ trong ba ngày, họ không tin lời Chúa nói mà còn cho là Chúa phạm thượng, nên khi Chúa bị đưa ra tòa xét xử, họ đã đưa điều này ra để tố cáo Chúa. Thật ra ở đây Chúa muốn báo trước cho mọi người biết: Ngài sẽ bị giết chết nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại, Ngài dùng đền thờ làm hình ảnh để nói về thân thể Ngài là đền thờ đích thực của Thiên Chúa, lời tiên báo của Chúa đã xảy ra đúng như vậy.

Mỗi người chúng ta đều là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị, nhưng có thể Thiên Chúa đã mất chỗ, nghĩa là tội lỗi đã chiếm mất chỗ của Chúa, vậy chúng ta phải trả lại chỗ cho Chúa bằng việc tẩy trừ tội lỗi. Chúa muốn chúng ta sống hiên ngang như đền thờ Giêrusalem, Chúa muốn chúng ta sống tự do độc lập hoàn toàn với tội lỗi, bởi vì phạm bất cứ tội gì, có tính hư tật xấu nào, mắc một đam mê nào là chúng ta làm nô lệ cho những thứ đó, như Chúa Giêsu đã nói: “Ai phạm tội là nô lệ cho tội”. Muốn độc lập với tội lỗi chúng ta phải đến với Chúa Giêsu, ăn năn sám hối, xin Chúa tha thứ, để được sống trong tự do của con cái Chúa.

Sưu tầm