Thánh ca Tiếng Việt cất lên giữa Tokyo

Vatican News Tiếng Việt: Nhật Bản vẫn được cho là một nước “đóng cửa” với dòng người di cư đang diễn ra trên thế giới. Sự “đóng cửa” này xuất phát từ nguyên nhân nào thưa cha?

Có nhiều nguyên nhân để nói về sự “đóng cửa” của nước Nhật đối với thế giới bên ngoài.

Trước hết đó là lý do địa lý. Nước Nhật bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, bị bao phủ xung quanh bởi biển. Vậy nên, nước Nhật vốn tự bản chất ít có tương tác với thế giới bên ngoài.

Kế đến là lý do chính trị. Do nhiều mâu thuẫn, hoài nghi nên nước Nhật đã duy trì chính sách “bế quan toả cảng” một thời gian dài cho đến thời Minh Trị. Có thể nói đây là 2 nguyên nhân dẫn đến việc nước Nhật dường như đi bên lề những chuyển biến của thế giới, đặc biệt vấn đề đón nhận người di cư.

Tuy nhiên thời gian gần đây có rất nhiều tổ chức xã hội ở Nhật đang kêu gọi chính phủ mở rộng cửa hơn để tiếp nhận những người di cư do chiến tranh, xung đột hay mâu thuẫn chính trị.

Vatican News: Theo nhiều bài viết thì có một cộng đồng Việt Nam khá đông đang sinh sống tại Nhật Bản. Vậy, sự hội nhập của tín hữu Công giáo Việt Nam vào Giáo hội địa phương như thế nào?

Theo thông kê gần đây nhất, người Việt ở Nhật đã lên tới con số 370.000, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Người Việt ở Nhật bao gồm nhiều thành phần người di dân của những năm 80, gần đây là du học sinh, tu nghiệp sinh, kỹ sư.

Nhìn chung tiếng Nhật là rào cản lớn nhất trong việc hội nhập vào xã hội Nhật. Tiếng Nhật là một trong nhưng thứ tiếng khó học nhất trên thế giới.

Phong tục tập quán của Nhật cũng khá khác biệt so với những nước châu Á xung quanh nên việc hội nhập tương đối khó. Người Nhật yêu chuộng sự ngăn nắp, rõ ràng trong công việc và các tương quan.

Tuy nhiên, nói như thế không phải là không thể hội nhập vào xã hội Nhật. Những người đến Nhật từ những năm 80 đã hội nhập vào văn hoá Nhật rất tốt. Nhìn chung, người Nhật có thiện cảm nhiều đối với Việt Nam.

Những năm gần đây do số lượng người Việt đến Nhật quá đông và các công ty, trường học đưa người sang Nhật nhưng chưa trang bị cẩn thận kiến thức cơ bản dẫn đến những khó khăn trong việc hội nhập văn hoá và đời sống ở Nhật. Điều đặc biệt là người Nhật rất không thích sự ồn ào. Người Việt Nam thì khá thoải mái về vấn đề này nên đôi khi làm họ mất thiện cảm phần nào.

Gần đây, người Việt Nam đến Nhật với tư cách là sinh viên, thực tập sinh, kỹ sư… Điều này mang lại bộ mặt mới cho xã hội Nhật nhưng cũng là một thách đố. Làm sao để giúp các bạn trẻ này thật sự tìm được tương lai của mình ở Nhật là câu hỏi lớn dành cho xã hội cũng như Giáo hội Nhật. Nhiều nhóm xã hội, thiện nguyện của nhà nước, chùa và nhà thờ cũng hình thành để giúp các bạn trẻ Việt Nam ở Nhật hội nhập tốt hơn và thành công hơn.

Giáo Hội Nhật cũng dần mở ra hơn với di dân, đặc biệt người Việt Nam. Các thánh lễ Chúa Nhật nhiều nơi được cử hành với nhiều ngôn ngữ. Tiếng Việt cũng được đưa vào phụng vụ như bài đọc tiếng Việt trong thánh lễ, các lời cầu nguyện…

Vatican News: Trong chuyến viếng thăm tại Nhật, Đức Thánh Cha đề cập đến vấn đề “đón nhận người nhập cư” ra sao? Những lời chia sẻ của ĐTC có tác động như thế nào?

ĐTC luôn chủ trương đón nhận người di cư. Tuy nhiên, về phía xã hội Nhật mặc dù có những tiến bộ nhưng vẫn còn dè dặt. Đức Thánh Cha cũng đã đề cập đến vấn đề mở cửa đón nhận mọi người đặc biệt người nghèo, người di dân… Hy vọng thông điệp của Ngài sẽ giúp nước Nhật thay đổi nhiều hơn về mảng này.

Thánh ca Tiếng Việt được cất lên

Vatican News: Trong Thánh lễ do ĐTC chủ tế, cộng đoàn Công giáo Việt cũng đóng góp bài hát “Tán tụng Hồng ân”. Cha có thể chia sẻ sự tham gia của cộng đoàn người Việt trong chuyến viếng thăm lần này?

Ban tổ chức đề nghị tôi tìm 5 bạn trẻ Việt Nam để đại diện đi đón ĐTC tại toà Khâm sứ ngày 23/11, một người đọc lời nguyện và họ muốn mình hát một bài lúc hiệp lễ. Đề nghị này đến cũng khá bất ngờ.

Có một số lớn những người Việt đang sinh sống ở Nhật tham dự thánh lễ của ĐGH tại Nagasaki và Tokyo. Cũng có các phái đoàn từ Việt Nam sang với số lượng khiêm tốn hơn ở Thái Lan. Tuy nhiên, tất cả những ai hiện diện trong thánh lễ ở Tokyo Dome vừa qua đều xúc động khi nghe tiếng Việt vang lên trong thánh lễ. Đó là sự ưu ái của giáo hội Nhật dành cho người Việt.

Trong quá khứ, cộng đoàn Việt Nam ở Nhật chịu nhiều thiệt thòi hơn các cộng đoàn khác như Philippines, Tây Ba Nha, Brazil… Hiện nay Dòng Tên Nhật Bản có trung tâm dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha, người Philippines, người Đức, người Trung Quốc nhưng chưa có trung tâm dành cho người Việt.

Tuy nhiên, những năm gần đây với sự tăng trưởng số người Việt đến Nhật Bản, Giáo hội Nhật bắt đầu quan tâm hơn đến chúng ta. Dòng Tên Nhật Bản cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện đẩy mạnh hơn hoạt động dành cho di dân, đặc biệt cho người Việt Nam.

Chúng ta cám ơn Giáo hội Nhật vì những nỗ lực của họ trong việc cố gắng đồng hành về thiêng liêng với giáo dân Việt Nam tại Nhật. Đồng thời tôi thiết nghĩ người Công giáo Việt Nam tại Nhật đang được mời gọi để làm chứng cho Chúa ngang qua đời sống của mình trong môi trường vốn đang bị thế tục hoá của Nhật.

Chúng con xin chân thành cảm ơn cha!

Vatican News

ĐTC Phanxicô: Gọi Chúa là Cha như em bé gọi ba của mình

ĐTC Phanxicô: Gọi Chúa là Cha như em bé gọi ba của mình

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư, ngày 16.01, ĐTC Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về Kinh Lạy Cha. Liên kết với từ “Abbà”, cách Chúa Giêsu gọi Chúa Cha, ĐTC nhắc các tín hữu rằng Chúa Cha như người cha trong dụ ngôn người cha nhân lành, không bao giờ thôi yêu thương con cái mình, ngay cả khi con cái lỗi phạm. ĐTC mời gọi các tín hữu trong những thời điểm khó khăn, khi cảm thấy lạc xa Thiên Chúa, khi bị đè nặng trong cảm giác tội lỗi, khi cảm thấy bị bỏ rơi trong thế giới này, hãy tìm sức mạnh cầu nguyện với Chúa Cha, bằng tiếng gọi thân thương “Abbà”, như một đứa trẻ gọi cha của mình với tất cả sự tin tưởng phó thác.

Cốt yếu của lời cầu nguyện: gọi Thiên Chúa là “Abbà” – Cha

 

Bắt đầu bài giáo lý ĐTC nhận định rằng trong Tân ước, việc cầu nguyện dường như muốn đạt đến điều cốt yếu, đến độ chỉ chú trọng đến một lời: “Abbà, lạy Cha.” Và ĐTC giải thích: Trong thư gửi các tín hữu Rôma thánh Phaolô viết: “Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: ‘Áp-ba! Cha ơi’ (8,15). Và trong thư gửi các tín hữu Galát, thánh Phaolô nói: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ‘Áp-ba, Cha ơi!’ (Gl 4,6).

Lời cầu nguyện này được lặp lại 2 lần và cô đọng toàn bộ Tin mừng. Sau khi đã nhận biết Chúa Giêsu và lắng nghe lời giảng dạy của Người, Kitô hữu không còn xem Thiên Chúa như là một bạo chúa đáng sợ, không còn sợ hãi nữa nhưng cảm thấy trong tâm hồn mình nảy sinh sự tín thác nơi Người: anh ta có thể gọi Đấng Tạo Hóa là “Cha” khi thưa chuyện với Người. Thành ngữ này rất quan trọng đối với các Kitô hữu đến nỗi nó thường được giữ ở nguyên ngữ tiếng Aramaico “Abbà”.

Rất hiếm khi các thành ngữ tiếng Aramaico trong Tân ước không được dịch sang tiếng Hy lạp. Chúng ta phải tưởng tượng rằng các từ tiếng Aramaico này như được ghi âm lại từ tiếng nói của chính Chúa Giêsu: họ tôn trọng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Trong từ đầu tiên của Kinh Lạy Cha chúng ta gặp thấy ngay sự mới mẻ tận căn của kinh nguyện Kitô giáo.

Gọi Thiên Chúa là Cha như em bé gọi ba mình

Tiếp đến, ĐTC giải thích ý nghĩa của việc gọi Thiên Chúa là Cha. Nó không phải chỉ là cách dùng biểu tượng – trong trường hợp này là nhân vật người cha – để nối kết với mầu nhiệm của Thiên Chúa; ngược lại, có thể nói, toàn bộ thế giới của Chúa Giêsu ở trong trái tim của Người. ĐTC khẳng định rằng nếu chúng ta thực hiện hành động này, chúng ta có thể đọc Kinh Lạy Cha thật sự, vì như ĐTC nói: Việc thưa “Abbà” là điều gì đó thân thiết và cảm động hơn chỉ đơn giản gọi Thiên Chúa là “Cha”. Đó là lý do một vài người đã đề nghị dịch từ gốc Aramaico này thành từ “ba” hay “bố”. Thay vì gọi “Cha chúng con” thì nói “ba”, “bố”. Chúng ta tiếp tục đọc “Lạy Cha chúng con” nhưng với trái tim chúng ta được mời gọi gọi “Ba ơi”, được mời gọi có mối liên hệ với Thiên Chúa như một em bé với ba của mình, người mà em gọi là “ba” hay “bố”. Thật ra các cách gọi này gợi lên tình yêu thương, sự ấm áp, một điều gì đó đưa chúng ta vào trong khung cảnh của tuổi thơ: hình ảnh một em bé được vòng tay của người cha ôm choàng cho thấy sự dịu dàng chăm sóc vô vàn của người cha dành cho đứa con. Vì thế, để cầu nguyện tốt, cần có trái tim của một em bé, như một em bé trong vòng tay của người cha, của ba mình, của bố mình.

Thiên Chúa là Cha chỉ biết yêu thương

Nhưng chắc chắn rằng các Tin mừng dẫn đưa chúng ta đến ý nghĩa còn sâu xa hơn của từ này. Lời này có nghĩa gì đối với Chúa Giêsu? Kinh Lạy Cha có ý nghĩa và hay đẹp nếu chúng ta học đọc kinh này sau khi đã đọc dụ ngôn người cha thương xót trong chương 15 của Tin mừng thánh Luca (x. Lc 15,11-32). Chúng ta hãy tưởng tượng rằng kinh này được đứa con hoang đàng đọc, sau khi đã cảm nghiệm được vòng tay ôm của người cha, người đã chờ đợi suốt cả thời gian dài, một người cha không nhắc đến những lời bất hiếu mà đứa con nói với mình, một người cha giờ đây khiến đứa con hiểu cách đơn giản là ông đã nhớ mình bao nhiêu. Do đó, chúng ta khám phá ra những lời đó có sức sống, có sức mạnh thế nào. Và chúng ta tự hỏi: làm sao có thể là Ngài, hay Chúa, chỉ biết có yêu thương? Chúa không biết hận thù sao? Thiên Chúa sẽ trả lời. “Không! Ta chỉ biết tình yêu. Sự trả thù, đòi công lý, sự giận dữ vì danh dự bị tổn thương, nằm ở đâu nơi Chúa? Thiên Chúa trả lời: Ta chỉ biết tình yêu.

Người cha của dụ ngôn đó có những cách thức hành động mà làm chúng ta nhớ đến tấm lòng của một người mẹ.  Điều đặc biệt là các bà mẹ tha thứ cho con cái họ, che dấu cho chúng, không mất đi sự đồng cảm đối với con cái, để tiếp tục yêu thương, ngay cả khi các con không còn xứng đáng với bất cứ điều gì.

Chỉ cần cầu nguyện với từ này – Abbà – bởi vì nó trở thành lời cầu nguyện Kitô giáo. Và thánh Phaolô, trong các thư của ngài, theo cùng hành trình này, và không thể khác hơn, bởi vì đó là con đường mà Chúa Giêsu đã dạy: trong lời cầu xin này có một sức mạnh thu hút tất cả phần còn lại của lời cầu nguyện.

Thai nghén của tình yêu

ĐTC nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa, Cha chúng ta. ĐTC nói: Thiên Chúa tìm kiếm bạn, ngay cả khi bạn không kiếm tìm Người. Thiên Chúa yêu thương bạn, ngay cả khi bạn lãng quên Người. Thiên Chúa nhìn thấy một vẻ đẹp trong bạn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đã phung phí tất cả tài năng của bạn một cách vô ích. Thiên Chúa không chỉ là một người cha, Người giống như một người mẹ không bao giờ ngừng yêu đứa con mình tạo nên. Đàng khác, có một "sự thai nghén" tồn tại mãi mãi, vượt trên chín tháng mang thai thể lý; đó là một sự thai nghén hình thành nên một mạch tình yêu vô tận.

Đối với một Kitô hữu, cầu nguyện đơn giản là thưa “Abbà”, thưa “ba”, thưa “bố”, gọi Chúa là “Cha” nhưng với sự tin tưởng của một đứa trẻ.

Trong khó khăn, hãy can đảm gọi Chúa “Abbà!”

Có thể là chúng ta cũng đang đi trên con đường xa cách Thiên Chúa, như đã xảy ra với đứa con hoang đàng; hoặc là trong sự cô đơn, chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi trong thế giới; hay là chúng ta sai lỗi và bị tê liệt trong cảm giác tội lỗi. Trong những lúc này, chúng ta vẫn có thể tìm thấy sức mạnh để cầu nguyện bằng cách bắt đầu với từ “Abbà”. Thiên Chúa không dấu mặt đối với chúng ta; Người sẽ không khép mình trong sự im lặng: Người sẽ nói với chúng ta rằng Người không bao giờ không dõi theo chúng ta, và Người luôn ở đó, trung thành với tình yêu dành cho chúng ta.

Cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu

Vào cuối buổi tiếp kiến, ĐTC đã mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu. ĐTC nói:

"“Thứ sáu này, với buổi đọc Kinh Chiều tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành,  Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu sẽ bắt đầu, với đề tài: “Anh em hãy cố gắng trở nên người công chính đích thực ”. Trong năm nay, chúng ta cũng được mời gọi cầu nguyện, để tất cả Kitô hữu trở về với một gia đình duy nhất, theo mong ước của Chúa Giêsu, Đấng muốn “xin cho chúng nên một!” (Ga 17, 21). Mục đích của tuần cầu nguyện là phát triển một chứng tá chung và nhất quán trong việc khẳng định một nền công lý đích thực và hỗ trợ những người yếu đuối nhất, thông qua các hành động cụ thể, phù hợp và hiệu quả."

Hồng Thủy – Vatican

ĐTC gặp các tu sĩ dòng Tên Âu Châu đang thụ huấn

ĐTC gặp các tu sĩ dòng Tên Âu Châu đang thụ huấn

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi gặp gỡ 29 tu sĩ dòng Tên Âu Châu đang trong giai đoạn thụ huấn, sáng thứ tư, 1-8-2018, trước buổi tiếp kiến chung 7 ngàn tín hữu hành hương. Trong bài huấn dụ ứng khẩu, ĐTC nói:

Hiệp nhất tâm trí trong sự khác biệt và vâng phục

”Một LM đã làm cho tôi bật cười khi vị ấy nói về việc thống nhất mục vụ của các tu sĩ dòng Tên. Trước đó tôi đã hiểu rằng vấn đề là hiệp nhất tâm trí các tu sĩ của dòng, chứ không phải là thống nhất các phương thức, vì thống nhất kiểu này thì dòng Tên sẽ chấm dứt. Người ta nói vai trò đầu tiên của Cha Bề trên Cả dòng Tên là ”chăn dắt các tu sĩ của dòng”, và người khác thì nói: ”Đúng vậy, nhưng việc ấy cũng như chăn dắt một đoàn cóc”: con này thì ở đây, con kia thì ở chỗ khác… Nhưng đó là điều thật đẹp, vì cần có một sự tự do rộng rãi, không có tự do thì không thể là tu sĩ dòng Tên. Và cần có một sự vâng phục lớn đối với vị mục tử; vị này phải có một tài phân định sâu rộng để cho mỗi ”con cóc” chọn lựa điều mà họ cảm thấy Chúa chọn cho họ. Đây chính là đặc điểm của dòng Tên: một sự hiệp nhất trong sự khác biệt lớn”.

Diễn văn của Chân Phước Phaolô 6 và Cha Arrupe

ĐTC cũng nhắc lại rằng: ”Chân phước Phaolô 6 đã nói trong Tổng Hội thứ 22 của dòng Tên: nơi nào có những ngã tư tư tưởng, các vấn đề, các thách đố, thì tại đó có một tu sĩ dòng Tên. Anh em hãy đọc bài diễn văn đó: theo ý tôi đó là diễn văn đẹp nhất mà một vị Giáo Hoàng đã nói với Dòng. Đó là một lúc khó khăn đối với dòng và Chân phước Phaolô 6 đã bắt đầu bài diễn văn thế này:

”Tại sao anh em nghi ngờ? Phải chăng đây là lúc ngờ vực? Không phải vậy! Hãy can đảm lên!”. Và tôi muốn liên kết diễn văn ấy với một diễn văn khác, không phải của một vị Giáo Hoàng, nhưng là một vị tổng quyền là cha Pedro Arrupe: đó là diễn văn cuối cùng của Ngài, tại trại tị nạn ở Thái Lan, tôi không rõ là ở Bangkok hay ở mạn nam Bangkok. Cha Arrupe đã nói bài diễn văn đó cạnh máy bay và sau đó khi đáp xuống phi trường Fiumicino thì cha bị tai biến mạch máu não. Đó là bài giảng cuối cùng, là chúc thư của cha.

Điểm chung của hai diễn văn

”Trong hai bài diễn văn ấy, có một cái khung chung mà ngày nay dòng phải làm, đó là: can đảm, ai tới những khu ngoại ô, những ngã tư của các tư tưởng, các vấn đề, và sứ vụ.. Tại đó có chúc thư của cha Arrupe, kinh nguyện. Cần có can đảm để làm tu sĩ dòng Tên.. Can đảm là một ơn của Chúa, là một ”parresia” ơn nói thẳng nói thật theo thánh Phaolô.. Chúng ta cần quì gối cầu nguyện. Tôi nghĩ rằng với hai diễn văn ấy, anh em sẽ được gợi hứng để đi đến nơi mà Chúa Thánh Linh soi sáng cho anh em trong tâm hồn”.

ĐTC cũng nhắn nhủ các tu sĩ dòng Tên đang thụ huấn hãy đọc hồi ký của thánh Phêrô Favre, đó là một tác phẩm quan trọng về sự thông truyền, thông truyền nội tâm với Chúa và thông truyền bên ngoài với dân chúng”.

Cách thức chống nạn thất nghiệp

Sau huấn dụ trên đây, ĐTC đã trả lời một câu hỏi do một tu sĩ dòng nêu lên về cách thức đối phó với nạn thất nghiệp, đặc biệt nơi người trẻ. Ngài nhắc đến sự cần thiết phải có tinh thần sáng kiến can đảm để tìm ra cách thức đối phó với tình trạng này. Ngài nói: Điều quan trọng là hiểu vấn đề của người trẻ, làm cho họ cảm thấy mình hiểu họ, đả thông với họ và cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề này. Vấn đề có giải pháp, nhưng cần phải tìm ra cách thức, cần có lời ngôn sứ, cần óc sáng tạo và làm bao nhiêu điều. Xắn tay áo lên để làm…

Sau cùng, ĐTC nói: Điều gì xảy ra khi một tu sĩ dòng Tên không có việc làm? Đây là một vấn đề lớn. Hãy nói ngay với cha linh hướng, với bề trên và thực hiện một sự phân định sâu sắc xem tại sao…

Trước khi giã từ, ĐTC còn nhắc nhở rằng: ”Xin anh em đừng quên 2 bài diễn văn: bài của Chân phước Phaolô 6 năm 1974 với Tổng hội 22 của dòng Tên, và bài diễn văn của cha Arrupe tại Thái Lan, diễn văn cuối cùng và chúc thư của cha (Rei 2-8-2018)

Giuse Trần Đức Anh OP.

ĐTC: Hãy làm mọi sự để tôn vinh Chúa

ĐTC: Hãy làm mọi sự để tôn vinh Chúa

Tôn vinh Thiên Chúa là kim chỉ nam của lương tâm chúng ta
“Các con hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”: thánh Phaolô đã khuyến khích chúng ta như thế trong bài sách thánh chúng ta vừa nghe. Tôn vinh Thiên Chúa trong mỗi việc chúng ta làm: đó là tiêu chuẩn tối hậu cho các lời nói và việc làm của chúng ta; nó là tổng hợp cô đọng cho thấy thế nào là sống tình bạn với Chúa Giêsu. Nó chỉ cho chúng ta con đường khi chúng ta không chắc chắn đâu là điều đúng cần phải làm, nó giúp chúng ta nhận ra tiếng Chúa nói trong sâu thẳm lương tâm chúng ta để chúng ta có thể hiểu biết ý Ngài. Tôn vinh Thiên Chúa là kim chỉ nam của lương tâm chúng ta.
Vì ơn cứu độ của anh chị em chúng ta
Thánh Phaolô cũng đưa ra cho chúng ta một tiêu chuẩn khác: “Hãy cố gắng làm đẹp lòng mọi người trong mọi hoàn cảnh, để họ có thể được cứu độ.” Tất cả chúng ta là con cái Chúa; tất cả chúng ta có cùng ước mơ, hy vọng và mong đợi. Khi một số người trong chúng ta bị chán nản thất vọng, những người còn lại nên cố gắng làm cho ngày sống của họ tươi sáng lên và nâng họ đứng lên. Điều này giúp cho tất cả chúng ta sống trong tình bạn và bày tỏ tình yêu của Chúa và niềm vui của đức tin trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu chúng ta tiếp tục làm điều này, nó sẽ giúp các anh chị em của chúng ta biết Chúa Giêsu, Đấng cứu độ và niềm hy vọng của thế giới.
Hãy bắt chước Chúa Kitô như các thánh
Có lẽ các con đang tự hỏi: “Tôi có thể làm điều này không? Nó có quá sức tôi không?” Chắc chắn nó là một sứ vụ nặng nề, nhưng không phải là không thể. Một lần nữa, thánh Phaolô khuyến khích chúng ta: “Hãy bắt chước tôi như tôi đã bắt chước Chúa Kitô.” Chúng ta có thể thực hiện sứ vụ này bằng cách bắt chước Chúa Giêsu, như thánh tông đồ Phaolô và các thánh đã làm. Chúng ta hãy nhìn lên các thánh. Các ngài đang sống Tin mừng, bởi vì các ngài đã chuyển sứ điệp của Chúa Kitô vào trong cuộc sống của các ngài. Hôm nay là ngày lễ thánh Inhaxiô. Như một quân nhân trẻ, ngài quan tâm đến vinh quang của chính mình, nhưng vào thời gian thuận tiện, ngài đã bị thu hút bởi vinh quang của Chúa và ở đó ngài khám phá trung tâm và ý nghĩa của chính cuộc sống. Vì vậy chúng ta hãy bắt chước các thánh. Hãy để mọi sự chúng ta làm là vì vinh quang của Chúa và vì ơn cứu độ của các anh chị em của chúng ta.

Hồng Thủy

Mừng 5 năm Đức Thánh Cha Phanxicô phục vụ trong cương vị Giáo Hoàng

Mừng 5 năm Đức Thánh Cha Phanxicô phục vụ trong cương vị Giáo Hoàng

Vatican. Hôm nay 13.03.2018 là kỷ niệm tròn 5 năm Đức Phanxicô thực thi sứ mạng Chủ Chăn Giáo Hội hoàn cầu. Chúng ta hãy hiệp thông cầu nguyện cho vị Cha chung! Nhân dịp này, chúng ta cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng ghi nhớ:

1. Ngay sau khi được bầu chọn làm Giáo Hoàng, Đức Phanxicô ra bao lơn chính giữa Đền thờ Thánh Phêrô tại Vatican để chào thăm mọi người trong tiếng reo hò:

Anh chị em thân mến! Chúc buổi tối tốt lành!

2. Đức Thánh Cha nói về ơn tha thứ trong rất nhiều dịp khác nhau, bằng nhiều cử chỉ cụ thể:

Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ cho chúng ta. Ngài không ngừng tha thứ cho chúng ta. Vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề là do chính chúng ta. Chúng ta được gọi hỏi để sống thứ tha.

3. Đức Thánh Cha không chỉ nhắc lại lời của Chúa Giêsu nói về con đường phục vụ, mà Đức Thánh Cha còn thực thi con đường phục vụ ấy cách cụ thể, với những cử chỉ sống động mà Ngài trao tặng cho những con người bé nhỏ nhất, như người di dân tị nạn, người nghèo khổ, bệnh tật, các trẻ em…

Chúng ta đừng bao giờ quên điều này: Ai làm lớn giữa anh em, phải làm người phục vụ! Ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng không được quên điều ấy. Được trao quyền bính, là để phục vụ. Phục vụ theo con đường thập giá của Chúa Giêsu.

4. Niềm vui là một trong những chủ đề trọng tâm trong triều đại Giáo Hoàng của Ngài. Nhưng niềm vui ở đây có nghĩa là niềm vui đến từ cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu.

Niềm vui của chúng ta không phát xuất từ điều này điều nọ, nhưng niềm vui nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với một con người, Con Người Giêsu, Đấng luôn ở giữa chúng ta. Niềm vui ấy chúng ta có được, do nhận biết rằng: cùng với Người, chúng ta không bao giờ lẻ loi, cho dù giữa những thời khắc khó khăn thử thách.

5. Giữa thế giới phức tạp hỗn loạn như ngày nay, thật khó để giữ cho mình vững niềm hy vọng. Do đó, Đức Thánh Cha khuyên nhủ và mời gọi mọi người:

Anh chị em thân mến! Làm ơn đừng để cho mình bị cướp mất niềm hy vọng!

Những dòng in nghiêng ở trên, là lời của Đức Thánh Cha trong Video mà quý vị sẽ xem ngay sau đây:

Chuyển ngữ: Tứ Quyết SJ

Kitô phải là thừa sai của niềm hy vọng

Kitô phải là thừa sai của niềm hy vọng

Nhiệm vụ của kitô hữu trong thế giới này là ttở thành các thừa sai của niềm hy vọng,  mở ra các không gian của ơn cứu rỗi, như các tế bào của sự tái sinh, có khả năng tái trao ban nhựa sống cho những gì xem ra đã mất đi vĩnh viễn.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hanh hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua.

Ngài đã quảng diễn ý nghĩa trình thuật Phúc Âm thánh Luca chương 24 kể lại vụ Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các môn đệ, kể rằng: “Trong khi các tông đồ còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em! " Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: "Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây? " Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không? “ (Lc 24,36-41). ĐTC nói: hôm nay tôi muốn nói về đề tài “Các thừa sai của niềm hy vọng ngày nay”. Tôi hài lòng làm điều này vào đầu tháng 10 là tháng truyền giáo và cũng là lễ kính thánh Phanxicô thành Assisi đã là vị thừa sai lớn của niềm hy vọng.

Thật thế, kitô hữu không phải là một ngôn sứ của tai ương. Hiểu chưa? Chúng ta không phải là các ngôn sứ cuả tai ương. Nòng cốt lời loan báo của họ ngược lại, ngược lại với tai ương: đó là Chúa Giêsu chết vì yêu thương và Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại sáng ngày Phục Sinh. Và đó là nòng cốt  của niềm tin kitô. Nếu các Phúc Âm đã chỉ dừng lại trên việc an táng Chúa Giêsu, lịch sử của vị ngôn sứ này sẽ chỉ được thêm vào biết bao nhiêu tiểu sử của các nhân vật anh hùng đã tiêu hao cuộc sống cho một lý tưởng. Phúc Âm khi đó sẽ chỉ là một cuốn sách xây dựng và an ủi, nhưng sẽ không phải là một loan báo của niềm hy vọng.

** Nhưng các Phúc Âm không khép lại với ngày thứ sáu tuần thánh, chúng đi xa hơn. Và chính mảnh cuối cùng này biến đổi cuộc sống chúng ta. Các môn đệ của Chúa Giêsu đã bị đánh quỵ trong ngày thứ bẩy sau vụ Ngài bị đóng đanh; hòn đá đã đuợc lăn lấp cửa mồ cũng đã đóng kín ba năm hăng say sống với vị Thầy làng Nadarét. Xem ra tất cả đã chấm dứt, và vài người thất vọng sợ hãi đã đang rời bỏ Giêrusalem.

Nhưng Chúa Giêsu sống lại! Sự kiện không chờ đợi này lật ngược và đảo lộn tâm trí các môn đệ. Bởi vì Chúa Giêsu không sống lại cho chính mình làm như thể là sự tái sinh của ngài là một đặc ân cần ganh tỵ: nếu Ngài lên với Thiên Chúa Cha là bởi vì Ngài muốn rằng sự sống lại của Ngài được chia sẻ cho mỗi người và lôi cuốn mọi thụ tạo lên cao. Và trong ngày lễ Ngũ Tuần các môn đệ được biến đổi bởi hơi thở của Chúa Thánh Thần. Các vị sẽ không chỉ có một tin đẹp mang đến cho mọi người, mà chính các vị sẽ là những người đầu tiên như được tái sinh vào cuộc sống mới. Sự sống lại của Chúa Giêsu biến đổi chúng ta với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu sống, và sống giữa chúng ta. Ngài sống và có sức mạnh biến đổi chúng ta. ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:

Thật đẹp biết bao nghĩ rằng mình là những người loan báo sự sống lại của Chúa Giêsu không chỉ bằng lời nói, nhưng bằng cả các việc làm và với chứng tá cuộc sống nữa! Chúa Giêsu muốn các môn đệ không chỉ có khả năng lập lại các công thức đã học thuộc lòng. Ngài muốn các chứng nhân: những người loan truyền niềm hy vọng với kiểu tiếp đón, cười và yêu thương của mình. Nhất là yêu thương: bởi vì sức mạnh của sự sống lại khiến cho các kitô hữu có thể yêu thương, cả khi tình yêu xem ra đã lạc mất các lý do của nó. Có một điều “hơn” ở trong sự hiện hữu kitô, và nó không được giải thích một cách đơn sơ với sức mạnh của tâm hồn hay một sự lạc quan lớn hơn. Không, đức tin, niềm hy vọng của chúng ta không chỉ là một sự lạc quan; nó là một cái gì khác, hơn nhiều!  Nó như thể các tín hữu là những người có một “mảnh trời”  hơn nữa ở trên đầu. Điều này thật đẹp! Chúng ta là những người có một mảnh trời hơn nữa ở trên đầu, được đồng hành bởi một sự hiện diện mà ai đó không thể trực giác được.

Như thế nhiệm vụ của các kitô hữu trong thế giới này là mở ra các không gian của ơn cứu rỗi, như các tế bào của sự tái sinh có khả năng trả lại nhựa sống cho những gì xem ra đã mất luôn mãi. Khi toàn bầu trời âm u, thì thật là một phước lành ai biết nói về mặt trời. ĐTC giải thích thêm như sau:

** Đó, kitô hữu đích thật là như thế: không than van và giận dữ, nhưng xác tín nhờ sức mạnh của sự sống lại, xác tín rằng không có sự dữ nào vô tận, không có đêm đen nào mà không kết thúc, không có người nào sai lầm một cách vĩnh viễn, không có thù hận nào mà không có thể chiến thắng bởi tình yêu thương.

Chắc chắn là đôi khi các môn đệ sẽ trả giá mắc mỏ cho niềm hy vọng mà Chúa Giêsu đã ban cho họ. Chúng ta hãy nghĩ tới biết bao nhiêu kitô hữu đã không từ bỏ dân tộc của họ, khi thời bách hại đến. Họ đã ở lại đó, nơi người ta không chắc chắn với ngày mai, nơi không thể đưa ra các chương trình thuộc bất cứ loại nào, họ ở lại đó hy vọng nơi Thiên  Chúa. Và chúng ta hãy nghĩ tới các anh chị em vùng Trung Đông làm chứng cho niềm hy vọng và dâng hiến cuộc sống cho chứng tá ấy. Những người này là các kitô hữu đích thật. Những nguời này mang bầu trời trong tim, họ nhìn xa hơn, luôn luôn xa hơn.

Ai đã được ơn ôm ấp sự sống lại của Chúa Giêsu thì còn có thể hy vọng nơi điều không thể hy vọng. Các vị tử đạo thuộc mọi thời đại, với lòng trung thành của các vị với Chúa Kitô, kể lại rằng sự bất công không phải là tiếng nói cuối cùng trong cuộc sống. Nơi Chúa Kitô phục sinh chúng ta có thể tiếp tục hy vọng. Những người nam nữ  có một lý do “tại sao” sống, thì có nhiều sức kháng cự hơn những người khác trong thời gian lao khốn khó. Nhưng ai có Chúa Kitô bên cạnh, thì họ thật không sợ hãi gì hết. Và chính vì vậy các kitô hữu không bao giờ là những người dễ dãi và thoả hiệp, các kitô hữu đích thật. Đúng không? Không được lầm lẫn sự dịu dàng của họ với một ý thức về sự không chắc chắn và nhượng bộ. Thánh Phaolô khích lệ Timôthê chịu đau khổ vì Tin Mừng và nói như thế này : “Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ” (2 Tm 1,7). Bị ngã họ luôn luôn đứng dậy.

Anh chị em thân mến, đó là lý do tại sao tín hữu kitô là một thừa sai của niềm hy vọng. Không phải vì công nghiệp của họ, nhưng nhờ ơn của Chúa Giêsu là hạt giống đã rơi vào lòng đất, đã chết và đã sinh nhiều bông hạt (x. Ga 12,24).

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp và Thụy Sĩ, đặc biệt tín hữu thuộc giáo phận Avignon với ĐTGM Jean Pierre Cattenoz. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Anh, Êcốt, Dan Mạch, Nigeria, Australia, Indonesia, Niu Dilen, Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như các đoàn hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cách riêng tín hữu giáo xứ Chúa Phục Sinh Jardim.

Trong số các nhóm nói tiếng Đức ngài đặc biệt chào tín hữu giáo xứ Thánh Maria Cloppenburg-Bethen và học sinh trường trung học Franziskus Kreuzburg. Chào các đoàn hành hương Ba Lan ĐTC nói mùng 4 tháng 10 là lễ thánh Phanxicô thành Assisi. Ngài khích lệ mọi người để cho Chúa biến họ thành các thừa sai của niềm hy vọng. ĐTC cũng nhắc cho mọi người biết 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và trong 6 lần hiện ra Đức Mẹ xin chúng ta lần hạt mỗi ngày. Chúng ta hãy đáp lại lời Mẹ xin, cầu nguyện cho Giáo Hội,  Ngai toà Thánh Phêrô và cho các ý chỉ của toàn thế giới. Chúng ta hãy xin ơn tha thứ cho kẻ tội lỗi, ơn hoán cải cho những người nghi ngờ, cho những người chối bỏ Thiên  Chúa và cho các linh hồn trong luyện ngục.

Tiếp đến ĐTC báo cho mọi người biết trong các ngày từ 19 đến 24 tháng 3 năm 2018 Văn phòng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ triệu tập phiên họp tiền THĐGM với sự tham dự của các người trẻ công giáo, các giáo hội kitô và các tôn giáo khác cũng như các người trẻ không tín ngưỡng đến từ nhiều vùng trên thế giới. Sáng kiến này ở trên con đường chuẩn bị cho THDGM thế giới về đề tài “Người trẻ, đức tin và việc phân định ơn gọi” vào tháng 10 năm 2018. Với lộ trình này Giáo Hội muốn lắng nghe tiếng nói, sự nhậy cảm, niềm tin và các nghi ngờ cũng như các phê bình của giới trẻ. Chúng ta phải lắng nghe người trẻ. Vì thế các kết luận sẽ được chuyển tới các nghị phụ.

Trong các nhóm tiếng Ý ĐTC chào các tham dự viên Tổng tu nghị dòng Marist và các nữ tử Đức Bà Thánh Tâm. Ngài khích lệ các tu sĩ can đảm thăng tiến đặc sủng của mình với tinh thần phục vụ và trung thành với Giáo Hội. Ngài cũng chào Uỷ ban gia đình vùng Triveneto với ĐC Giuseppe Zenti, GM Verona, người trẻ cộng đoàn Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ tỉnh Pescara, hiệp hội giúp trẻ em tàn tật và phối hợp môi sinh Anagni.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc cho mọi người biết mùng 4 tháng 10 là lễ thánh Phanxicô thành Assisi. ĐTC cầu mong gương sống của thánh nhân củng cố người trẻ và giúp họ chú ý tới thụ tạo; trợ giúp các bệnh nhân và thoa dịu các khổ đau của họ; giúp các cặp vợ chồng mới cưới xây dựng gia đình trên tình yêu bác ái.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

 

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đại hội thứ 40 của tổ chức FAO

Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đại hội thứ 40 của tổ chức FAO

ROMA. ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế ý thức về quyền của mỗi người được giải thoát khỏi nghèo đói và điều này tùy thuộc nghĩa vụ của toàn thể gia đình nhân loại trợ giúp những người túng thiếu.

 

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Đại hội lần thứ 40 của tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, khai diễn sáng 3-7-2017 tại Roma, và được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tuyên đọc. ĐHY cho biết ĐTC lấy làm tiếc vì không thể đến khai mạc Đại hội này, nhưng ngài hứa viếng thăm tổ chức FAO vào ngày 16-10 tới đây, nhân Ngày Thế giới về lương thực, đáp lời mời của Ông Tổng thư ký José Graciano da Silva của tổ chức này,

 

Trong sứ điệp, sau khi nhắc đến những nguyên nhân gây ra nghèo đói tại một số miền trên thế giới, trong đó một phần lớn là hậu quả của những quyết định cụ thể của con người, ĐTC cũng lấy làm tiếc vì các ngân khoản trợ giúp phát triển cho các nước nghèo trên thế giới ngày càng giảm sút. Ngài viết:

 

”Khi một nước không có khả năng cung cấp những câu trả lời thích hợp vì mức độ phát triển của nước ấy, vò những hoàn cảnh nghèo đói, thay đổi khí hậu hoặc tình trạng bất an không cho phép, thì tổ chức FAO và các tổ chức liên chính phủ khác cần phải có thể can thiệp đặc biệt và có những hành động liên đới thích đáng. Vì các tài nguyên mà Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta là để dành cho tất cả mọi người, do đó có một nhu cầu cấp thiết về tình liên đới, coi đây là tiêu chuẩn hướng dẫn mọi hình thức cộng tác trong các tương quan quốc tế”.

 

ĐTC cũng cho biết ngài muốn đóng góp tượng trưng cho Chương trình của tổ chức FAO nhắm cung cấp hạt giống cho các gia đình nông dân ở những vùng đang chịu hậu quả của xung đột và hạn hán. Cử chỉ này được thêm vào hoạt động mà Giáo Hội tiếp tục thi hành, phù hợp với ơn gọi của mình là đứng cạnh những người nghèo trên thế giới và đồng hành với quyết tâm thực sự của tất cả mọi người nhắm giúp đỡ người nghèo”.

 

Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Tôi hy vọng các khóa họp của Đại hội thứ 40 của tổ chức Lương nông quốc tế có thể mang lại động lực mới cho tổ chức này và mang lại những câu trả lời thực tiễn mà hàng triệu anh chị em chúng ta đang cần và mong ước. Vì họ thấy các hoạt động của tổ chức FAO không phải như một đóng góp chuyên môn để gia tăng nguồn tài nguyên và phân phát thành quả của các công tác sản xuất, nhưng còn là một dấu chỉ cụ thể và đặc biệt nói lên tình huynh đệ giúp họ nhìn về tương lai với niềm tín thác” (SD 3-7-2017)

 

G. Trần Đức Anh OP

 

Đức Thánh Cha khai mạc Đại hội thứ 70 của các Giám Mục Italia

Đức Thánh Cha khai mạc Đại hội thứ 70 của các Giám Mục Italia

VATICAN. ĐTC mời gọi các GM Italia để cho mình được Chúa đánh động, thanh tẩy và an ủi, nhạy cảm đối với những biến cố của con người.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài suy niệm trao cho các GM Italia chiều hôm 22-5-2017 trong buổi khai mạc đại hội lần thứ 70 của HĐGM Italia tại nội thành Vatican.

Trong khóa họp này, các GM Italia bỏ phiếu đề ra một danh sách 3 ứng viên dựa vào đó ĐTC có thể chọn một vị Chủ tịch mới cho HĐGM nước này, kế nhiệm ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova, vừa mãn 10 năm làm Chủ tịch.

Trong bài suy niệm, ĐTC viết: ”Chúng ta hãy để cho mình được đánh động, thanh tẩy và an ủi: xin Chúa rửa những gì ô uế, tưới gội những gì là khô cằn, chữa lành vết thương chảy máu. Xin uốn nắn những gì cứng cỏi, sửa ấm những gì là giá lãnh, uốn nắn những gì cong veo”. Chúng ta được yêu cầu hãy có sự táo bạo để tránh thái độ quen thuộc với những tình trạng ăn rễ sâu đến độ được coi là bình thương hoặc không thể vượt thắng nổi. Lời ngôn sứ không đòi phải có những phá đổ, nhưng là những chọn lựa can đảm, là đặc tính của một cộng đoàn Giáo Hội. Những chọn lựa ấy làm chúng ta để cho mình được đánh động vì những biến cố và con người, và đi vào những tình trạng của nhân loại, với tinh thần chữa lành của các mối phúc thật”.

ĐTC không quên cảnh giác chống lại cám dỗ muốn làm tôi hai chủ và mời gọi các GM hãy học từ bỏ những tham vọng vô ích và sự ám ánh về bản thân để liên tục sống dưới cái nhìn của Chúa, hiện diện nơi bao nhiêu anh chị em bị tủi nhục.

Sau cùng, ĐTC cám ơn ĐHY Bagnasco vì 10 năm phục vụ với nhiều hy sinh và trong tinh thần khiêm tốn, chia sẻ.

Italia có 228 giáo phận. Cho đến nay ĐTC trực tiếp bổ nhiệm vị Chủ tịch và Tổng thư ký HĐGM. Nhưng nay ngài muốn các GM làm cho ngài danh sách 3 vị. Ngài có thể chọn trong đó hoặc bổ nhiệm vị khác ngoài danh sách. (SD 22-5-2017)

G. Trần Đức Anh OP

 

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Năm 2017: Cầu nguyện cho các Kitô hữu Châu Phi

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha -- Tháng Năm 2017: Cầu nguyện cho các Kitô hữu Châu Phi

VATICAN. Trong tháng năm 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi mọi người cầu nguyện các Kitô hữu Châu Phi, để các Kitô hữu nơi đây có thể trở thành chứng nhân cho hòa bình giữa thời khắc khó khăn hiện nay. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video rằng:

Khi ngắm nhìn Châu Phi, chúng ta dễ thấy thiên nhiên nơi đây phong phú tuyệt vời. Và trên hết, chúng ta thấy niềm vui đầy sức sống của người dân. Chúng ta thấy nền tảng của niềm hy vọng. Đó là gia sản quý giá về trí tuệ, văn hóa và tôn giáo. 

Nhưng chúng ta không thể không thấy những cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đang giết hại người dân và tàn phá các nguồn lực tự nhiên và văn hóa.

Hãy cùng Cha và các anh chị em của châu lục vĩ đại này, cầu nguyện cho các Kitô hữu Châu Phi, để các anh chị em ấy theo gương Chúa Giêsu đầy lòng thương xót, nhờ đó họ có thể sống chứng nhân ngôn sứ cho hòa giải, công lý và hòa bình. 

Tứ Quyết SJ

 

Quyền từ chối tham gia phá thai của các nữ hộ sinh

Quyền từ chối tham gia phá thai của các nữ hộ sinh

Stockholm, Sweden – “Ước muốn bảo vệ sự sống là điều hướng dẫn nhiều nữ hộ sinh và y tá theo ngành y. Thay vì buộc những nữ hộ sinh đang cần thiết cho ngành y từ bỏ nghề của họ, các chính phủ nên bảo vệ những xác tín luân lý đạo đức của nhân viên y tế.” Đó là nhận định của ông Robert Clarke, chủ tịch phân bộ luật sư châu Âu của liên minh bảo vệ tự do quốc tế.

Các luật sư bảo vệ tự do  tôn giáo nói rằng các nữ hộ sinh – những chuyên viên về thai nghén và sinh sản – thường chọn nghề của họ bởi vì họ muốn mang những sự sống mới vào trong thế giới và họ không nên bị cưỡng ép kết liễu sự sống ngược lại với niềm tin của họ.Nữ hộ sinh Ellinor Grimmark đã tố cáo 3 cơ sở y tế khác nhau ở quận Joenkoeping, miền nam Thụy điển, từ chối nhận bà làm việc vì bà chống lại việc trợ giúp cho các ca phá thai.

Vào năm 2015, tòa án quận phán rằng quyền tự do ý kiến và diễn tả của Ellinor Grimmark không bị xâm phạm và bà bị yêu cầu trả gần 106 ngàn đô la tiền án phí cho chính quyền địa phương. Hôm 12/04, một tòa án lao động cũng đồng ý với tòa án địa phương và phán xử chống lại Ellinor Grimmark.

Ellinor Grimmark đang dự định kháng án lên tòa án nhân quyền châu Âu. Hiệp hội bảo vệ tự do quốc tế đã đệ trình một bản tóm tắt để ủng hộ bà.

Theo ông Clarke, Thụy điển là một thành viên của Hội đồng châu Âu và phải tôn trọng Hội đồng của Nghị viện. Nghị viện nói rằng không có ai bị ép buộc hay đối xử phân biệt chống lại “bằng bất cứ cách thức nào vì từ chối thực hiện, cung cấp, hỗ trợ phá thai.”

Ông Clarke nói thêm: “Tham gia phá thai không nên là một yêu cầu để được thuê muốn như một nhân viên y tế. Theo luật quốc tế, tòa án nên bảo vệ quyền căn bản về tự do lương tâm của Ellinor Grimmark.

Theo tin của BBC, dựa trên số liệu của Liên hiệp quốc, Thụy điển là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất ở châu Âu, với 20,8 vụ trên 1000 phụ nữ vào năm 2011. (CAN 18/04/2017)

Hồng Thủy

 

Ý nghĩa của logo của chuyến viếng thăm Ai cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô

Ý nghĩa của logo của chuyến viếng thăm Ai cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô

Cairo – Đức Giáo Hoàng của hòa bình ở Ai cập hòa bình. Đây là dòng chữ xuất hiện trên logo của chuyến viếng thăm Ai cập của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào cuối tháng 4.

Ai cập, hoà bình và Đức Giáo hoàng Phanxicô là 3 yếu tố cấu thành logo của chuyến viếng thăm, có tên gọi ý nghĩa: Đức Giáo hoàng của hòa bình ở quốc gia hòa bình.

Trên hết, Ai cập được biểu tượng với sông Nile vĩnh hằng. Sông Nile là biểu tượng của sự sống, nhưng cũng là sự tiếp đón các tôn giáo độc thần. Ai cập chìm đắm trong lịch sử của nền văn minh và điều này được thể hiện bởi sự hiện diện của các kim tự tháp và sự vững chắc của nhân sư.

Có một thánh giá và một nửa vầng trăng ôm choàng nhau, biểu tượng cho sự chung sống giữa các thành phần dân chúng Ai cập. Cuộc đối thoại Hồi giáo và Kitô giáo – phần quan trọng của chuyến viếng thăm, với cuộc thăm viếng đại học Al Azhar.

Tiếp đến, là hòa bình, được biểu trưng bởi con chim bồ câu đang nhìn đến điều được mô tả như “đất nước của hòa bình.”

Cuối cùng, Đức Giáo hoàng đến. Chim bồ câu đi trước Đức Giáo hoàng, loan báo “Giáo hoàng của hòa bình” đến “quốc gia của hòa bình.”

Logo nói lên điều người ta mong đợi ở chuyến viếng thăm: niềm hy vọng của một hòa bình được tái lập, được xây dựng cũng nhờ vào chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhưng được xây dựng trên hết, ngày qua ngày, ngay cả khi mà những ồn ào bởi các phương tiện truyền thông về chuyến thăm chấm dứt. (ACI 30/03/0217)

Hồng Thủy

 

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 1-1-2017

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 1-1-2017

su-diep-duc-thanh-cha-nhan-ngay-hoa-binh-the-gioi-1-1-2017

Ngày 1-1-2017 là Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 50 kể từ khi được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô 6 thiết lập. Lần này có chủ đề là ”Bất bạo động: một đường lối chính sách hòa bình”.

 Văn kiện này được chia làm 7 đoạn lần lượt nói đến một thế giới bị phân hóa và phải chịu nạn bạo lực ”từng mảnh” bằng nhiều cách ở nhiều cấp độ khác nhau, gây ra những đau khổ lớn lao như chúng ta đang chứng kiến: chiến tranh tai nhiều nước và đại lục, nạn khủng bố, tọi pháp, những cuộc tấn công võ trang không lường trước được.. 

 ĐTC xác quyết bạo lực không phải là cách săn sóc thế giới chúng ta bị tan thành mảnh. Dùng bạo lực để đáp trả bạo lực cùng lắm chỉ dẫn tới những cuộc tản cư vì bị bó buộc và những đau khổ vô biên.

 ĐTC nhận xét rằng bất bạo động nhiều khi bị hiểu theo nghĩa một sự đầu hàng, không dấn thân và thụ động. Nhưng thực tế không phải như vậy… Vì sức mạnh của võ khí có tính chất lừa đảo… Trong khi những kẻ buôn bán võ khí hoạt động, thì có những người nghèo kiển tạo hòa bình, chỉ để giúp đã một người, giúp đỡ người khác, và hiến mạng sống của họ.

 ĐTC cũng xác tín rằng nếu nguồn mạch phát sinh bạo lực là tâm hồn của con người, thì điều căn bản là phải tiến bước trên con đường bất bạo động trước tiên ở trong gia đình.

 ĐTC xác quyết: ”Việc xây dựng hòa bình nhờ bất bạo động tích cực là yếu tố cần thiết và phù hợp với nỗ lực liên lỷ của Giáo Hội để giới hạn việc sử dụng võ lực, qua những qui luật luân lý, nhờ sự tham gia của Giáo Hội vào những công việc của các tổ chức quốc tế và nhờ sự đóng góp giá trị của các tín hữu Kitô vào việc ban hành các luật lệ ở mọi cấp độ”.

 Sau đây là toàn văn Sứ điệp Hòa bình của ĐTC, dịch từ nguyên bản tiếng Ý.

 1. Vào đầu năm mới, tôi gửi lời chân thành cầu chúc an bình tới các dân tộc và quốc gia trên thế giới, tới các vị Quốc Trưởng và Chính Phủ, cũng như các vị lãnh đạo các cộng đoàn tôn giáo và những tổ chức khác của xã hội dân sự. Tôi cầu chúc an bình cho mỗi ngừơi nam, nữ, trẻ em và cầu nguyện để hình ảnh và sự sống Thiên Chúa nơi mỗi người giúp chúng ta nhìn nhận nhau như những món quà thánh thiêng có một phẩm giá vô biên. Nhất là trong những tình trạng xung đột, chúng ta tôn trọng ”Phẩm giá sâu xa nhất” và biến bất bạo động thành một lối sống của chúng ta.

 Đây là Sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50. Trong sứ điệp đầu tiên, Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô 6 đã ngỏ lời với tất cả các dân tộc, – không những với các tín hữu Công Giáo mà thôi,- với những lời thật rõ ràng: ”Sau cùng chúng ta thấy rất rõ rệt hòa bình là con đường duy nhất và chân thực của sự tiến bộ con người (không phải những căng thẳng của chủ nghĩa quốc gia tham vọng, không phải những chiếm đoạt bằng bạo lực, không phải những đàn áp đưa tới một trật tự dân sự giả tạo)”. Ngài cảnh giác trước ”nguy cơ tin rằng những tranh chấp quốc tế không thể giải quyết được bằng những con đường lý trí, nghĩa là bằng những cuộc thương thuyết dựa trên luật pháp, công lý, công chính, nhưng chỉ bằng những cuộc thương thuyết dựa trên sức mạnh làm cho đối phương nể sợ và gây chết chóc”. Trái lại, ngài trích dẫn thông điệp ”Hòa bình dưới thế” của vị tiền nhiệm là thánh Gioan 23, ca ngợi ”ý nghĩa và lòng yêu mến hòa bình dựa trên sự thật, công lý, tự do và tình thương”. Những lời này rất thời sự, ngày nay nó không kém phần quan trọng và cấp thiết so với cách đây 50 năm.

 Trong dịp này tôi muốn bàn về sự bất bạo động như một đường lối chính trị hòa bình và cầu xin Chúa giúp tất cả chúng ta kín múc nơi sự bất bạo động trong chiều sâu của tâm tình và những giá trị bản thân của chúng ta. Ước gì đức bác ái và bất bạo động hướng dẫn cách thức chúng ta đối xử với nhau trong các quan hệ giữa người với nhau, trong các quan hệ xã hội và quốc tế. Khi biết kháng cự lại cám dỗ báo thù, các nạn nhân của bạo lực có thể giữ vai chính đáng tín nhiệm hơn trong các tiến trình bất bạo động xây dựng hòa bình. Trên bình diện địa phương và thường nhật cho đến bình diện hoàn cầu, bất bạo động có thể trở thành cách thức đặc biệt trong các quyết định, các quan hệ, hành động và chính trị trong tất cả các hình thức của nó.

 ** Một thế giới bị phân tán

 2. Thế kỷ 20 vừa qua đã bị hai thế chiến chết chóc tàn phá, đã cảm nghiệm sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và một số lớn các cuộc xung đột khác, trong khi ngày nay, đáng tiếc là chúng ta phải đương đầu với một thế chiến từng mảnh kinh khủng. Không dễ biết thế giới hiện nay có bị bạo lực hơn hay kém so với trước kia, và các phương tiện truyền thông hiện đại và đặc tính di động của thời đại ngày nay có làm cho chúng ta ý thức hơn về bạo lực và quen thuộc với nó nhiều hơn hay không.

 Dầu sao, bạo lực này được thực thi từng mảnh, theo những thể thức và mức độ khác nhau, tạo nên những đau khổ kinh khủng mà chúng ta biết rõ: những cuộc chiến tranh tại nhiều quốc gia và đại lục; nạn khủng bố, tội phạm, và các cuộc tấn công võ trang không lường trước được; những lạm dụng mà người di dân và các nạn nhân nạn buôn người phải chịu; sự tàn phá môi trường. Với mục đích nào? Bạo lực có cho phép đạt tới những mục tiêu có giá trị lâu bền hay không? Tất cả những điều mà nó đạt được chẳng phải là khơi lên những vụ trả thù và các vòng xung đột chết chóc chỉ mang lại ích lợi cho một thiểu số ”các lãnh chúa chiến tranh” sao?

 Bạo lực không phải là sự chữa lãnh thế giới bị phân tán từng mảnh của chúng ta. Lấy bạo lực đáp lại bạo lực, cùng lắm chỉ đưa tới những tình trạng buộc lòng phải di cư và đau khổ vô biên, vì số lượng tài nguyên lớn lao được dành cho các mục tiêu quân sự và được rút khỏi những nhu cầu thường nhật của người trẻ, các gia đình gặp khó khăn, người già, bệnh nhân, và đại đa số dân trên thế giới. Tệ nhất, nó có thể đưa tới chết chóc, về thể lý và tinh thần, của nhiều người, nếu không phải là tất cả mọi người.

 ** Tin Mừng

 3. Cả Chúa Giêsu cũng đã từng sống trong thời bạo lực. Ngài dạy rằng chiến trường đích thực trong đó bạo lực và hòa bình đương đầu với nhau chính là tâm hồn con người: “Thực vậy, từ bên trong, tức là từ tâm hồn con người, xuất phát những ý hướng xấu xa” (Mc 7,21). Sứ điệp của Chúa Kitô, đứng trước thực tại ấy, mang lại câu trả lời hoàn toàn tích cực: Ngài rao giảng không biết mệt mỏi tình thương vô điều kiện của Thiên Chúa, Đấng đón tiếp và tha thứ, và dạy các môn đệ hãy yêu thương kẻ thù (Xc Mt 5,44) và giơ má bên kia (Xc Mt 5,39). Khi ngăn cản những kẻ cáo buộc người phụ nữ ngoại tình ném đá bà (Xc Ga 8,1-11) và trong đêm trước khi chịu chết, Ngài đã bảo Phêrô hãy xỏ gươm vào vỏ (Xc Mt 26,52), Chúa Giêsu vạch ra con đường bất bạo động, con đường mà Ngài đi tới cùng, tới thập giá, nhờ đó Ngài thực thi hòa bình và phá hủy sự thù nghịch (Xc Ep 2,14-16). Vì thế ai đón nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu, thì biết nhận ra bạo lực mang trong mình và để cho lòng thương xót của Thiên Chúa chữa lành, nhờ đó họ trở thành dụng cụ hòa giải, theo lời khuyên của thánh Phanxicô Assisi: ”Hòa bình mà các con loan báo bằng miệng, các con hãy có hòa bình ấy dồi dào hơn nữa trong tâm hồn các con”.

 Ngày nay, là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu cũng có nghĩa là gắn bó với đề nghị của Ngài về bất bạo động. Như vị Tiền nhiệm Biển Đức 16 của tôi đã khẳng định, ”bất bạo động có tính chất thực tiễn, vì ý thức rằng trong thế giới có quá nhiều bạo động, quá nhiều bất công, và vì thế không thể vượt qua tình trạng này nếu không kháng cự nó bằng một điều lớn hơn: bằng tình yêu, bằng lòng từ nhân. Điều lớn hơn này đến từ Thiên Chúa”. Và Ngài mạnh mẽ nói thêm rằng: ”Sự bất bạo động đối với các tín hữu Kitô không phải chỉ là một thái độ chiến thuật, nhưng là một lối sống, là thái độ của người xác tín mạnh mẽ về tình yêu của Thiên Chúa và quyền năng của Ngài đến độ không sợ đối đầu với sự ác chỉ bằng võ khí tình thương và sự thật mà thôi. Lòng yêu thương kẻ thù chính là nòng cốt ”cuộc cách mạng Kitô giáo”. Chính lời dạy của Tin Mừng hãy yêu thương kẻ thù (Xc Lc 6,27) được coi như ”Đại hiến chương về sự bất bạo động Kitô giáo”: nó không hệ tại ”đầu hàng sự ác […] nhưng là đáp trả sự ác bằng điều thiện (Xc Rm 12,17-21), nhờ đó phá vỡ xiềng xích của bất công”.

 ** Mạnh hơn bạo lực

 4. Bất bạo động nhiều khi bị hiểu theo nghĩa một sự đầu hàng, không dấn thân và chỉ thụ động. Nhưng thực tế không phải như vậy. Khi Mẹ Têrêsa nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1979, Mẹ đã tuyên bố rõ ràng sứ điệp của Mẹ là bất bạo động tích cực và nói: ”Trong gia đình chúng ta, chúng ta không cần bom đạn và võ khí, không cần tàn phá để mang lại hòa bình, nhưng cần ở với nhau, yêu thương nhau […] Và chúng ta có thể vượt thắng mọi sự ác trên thế giới”. Vì sức mạnh của võ khí có tính chất lừa đảo. ”Trong khi những kẻ buôn bán võ khí hoạt động, thì có những người nghèo kiến tạo hòa bình, chỉ để giúp đỡ một người, giúp đỡ người khác, và hiến mạng sống cho tha nhân. Đối với những người xây dựng hòa bình như thế, Mẹ Têrêsa chính là một biểu tượng, một hình ảnh của thời đại chúng ta”. Tháng 9 năm 2016, tôi đã được niềm vui lớn khi tôn phong Mẹ lên hàng hiển thánh. Tôi đã ca ngợi sự sẵn sàng của Mẹ đối với tất cả mọi người qua ‘sự tiếp đón và bảo vệ sự sống con người, sự sống chưa sinh ra và sự sống bị bỏ rơi và gạt bỏ. […]. Mẹ đã cúi mình trên những người kiệt lực, bị bỏ mặc cho chết bên vệ đường, Mẹ nhìn nhận phẩm giá mà Thiên Chúa đã ban cho họ; Mẹ đã lên tiếng với những người hùng mạnh của trái đất này, để họ nhìn nhận của họ trước những tội ác – trước những tội ác! – nghèo đói do chính họ tạo nên”. Đối lại, sứ mạng của Mẹ – qua đó Mẹ đại diện cho hàng ngàn người, đúng hơn là hàng triệu người – đi gặp các nạn nhân với lòng quảng đại và tận tụy, động đến và băng bó mỗi thân thể bị thương, chữa lành mỗi cuộc sống bị tan vỡ.

 Sự bất bạo động được thực hành với lòng tận tụy và phù hợp với niềm tin tạo nên những kết quả lạ lùng. Những thành công của Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar trong việc giải phóng Ấn độ và của Martin Luther King Jr chống lại nạn kỳ thị chủng tộc sẽ không bao giờ bị quên lãng. Đặc biệt các phụ nữ thường là những người lãnh đạo bất bạo động, ví dụ như Leymah Gbowee và hàng ngàn phụ nữ Liberia, đã tổ chức những cuộc gặp gỡ cầu nguyện và phản đối bất bạo động (pray-ins) đạt được những cuộc thương thuyết ở cấp độ cao để kết thúc cuộc nội chiến thứ hai ở Liberia.

 Chúng ta không thể quên thập niên lịch sử được kết thúc với sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Âu Châu. Các cộng đồng Kitô đã đóng góp bằng việc cầu nguyện liên lỷ và hành động can đảm. Họ đã thực hiện một ảnh hưởng đặc biệt đối với sứ vụ và giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô 2. Suy tư về các biến cố năm 1989 trong Thông điệp Năm Thứ 100 (1991), vị tiền nhiệm của tôi đã nhấn mạnh rằng một sự thay đổi lịch sử trong đời sống các dân tộc, các quốc tộc và quốc gia được thực hiện ”nhờ cuộc chiến đấu hòa bình, chỉ dùng võ khí sự thật và công lý”.

 Hành trình chuyển tiếp chính trị này tiến về hòa bình đã thực hiện được nhờ ”sự dấn thân bất bạo động của những người, trong khi luôn luôn từ khước chiều theo quyền bính của sức mạnh, đã biết thỉnh thoảng tìm được những hìonh thức hữu hiệu để làm chứng cho sự thật”. Và Ngài kết luận: ”Ước gì con người học cách chiến đấu cho công lý mà không bạo động, từ bỏ cuộc đấu tranh giai cấp trong các cuộc tranh chấp nội bộ và chiến tranh trong các cuộc tranh chấp quốc tế”.

 Giáo Hội dấn thân thực hiện những chiến lược bất bạo động thăng tiến hòa bình tại nhiều nước, thậm chí yêu cầu cả các tác nhân bạo lực nhất trong cố gắng xây dựng một nền hòa bình công chính và lâu bền.

 Sự dấn thân này để bênh vực các nạn nhân bất công và bạo lực không phải là một gia sản riêng của Giáo Hội Công Giáo, nhưng của nhiều truyền thống tôn giáo, đối với họ, ”sự cảm thương và bất bạo động là điều thiết yếu và chỉ cho con đường sự sống”. Tôi mạnh mẽ lập lại rằng: ”Không có tôn giáo nào là khủng bố”. Bạo lực là một sự xúc phạm đến danh Thiên Chúa. Chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi lập lại điều này: ”Không bao giờ danh Thiên Chúa có thể biện minh cho bạo lực. Chỉ có hòa bình là thánh thiêng. Chỉ có hòa bình là tháng, chứ không phải chiến tranh!”

 ** Căn cội tại gia của một nền chính trị bất bạo động

 5. Nếu nguồn mạch phát sinh bạo lực là tâm hồn của con người, thì điều căn bản là phải tiến bước trên con đường bất bạo động trước tiên ở trong gia đình. Đó là một thành phần niềm vui của tình thương mà tôi đã trình bày hồi tháng 3 năm nay trong Tông Huấn ”Amoris laetitia” (Niềm vui yêu thương), kết thúc 2 năm suy tư của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Gia đình là lò tôi luyện không thể thiếu được trong đó đôi vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em học cách đả thông và chăm sóc nhau một cách vô vị lợi, và nơi mà những sầu muộn và thậm chí những xung đột phải được vượt thắng không phải bằng võ lực, nhưng bằng đối thoại, tôn trọng, tìm kiếm thiện ích cho người khác, từ bi và tha thứ. Từ bên trong gia đình niềm vui yêu thương lan truyền trên thế giới và tỏa lan trong toàn xã hội. Đàng khác, một nền luân lý đạo đức huynh đệ và sống chung hòa bình giữa con người và các dân tộc không thể dựa trên sợ hãi, bạo lực và khép kín, nhưng trên trách nhiệm, tôn trọng và đối thoại chân thành. Trong chiều hướng đó, tôi kêu gọi giải trừ võ trang, và cấm chỉ cũng như bãi bỏ các võ khí hạt nhân: việc dùng võ khí hạt nhân để đối phương nể sợ và sự đe dọa tàn phá lẫn nhau không thể tạo nên nền luân lý đạo đức huynh đệ. Tôi cũng khẩn thiết kêu gọi hãy chấm dứt sự bạo hành trong gia đình và những lạm dụng phụ nữ và trẻ em.

 Năm Thánh Lòng Thương xót, kết thúc hồi tháng 11 vừa qua, là một lời mời gọi hãy nhìn vào chiều sâu của tâm hồn chúng ta và để cho Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đi vào. Năm Thánh đã làm cho chúng ta ý thức có đông đảo những người khác nhau và các nhóm xã hội bị đối xử dửng dưng, họ là nạn nhân của bất công và bị bạo hành. Họ thuộc ”gia đình” chúng ta, họ là anh chị em của chúng ta. Vì thế các chính sách bất bạo động phải bắt đầu từ trong 4 bức tường gia đình chúng ta để lan tỏa ra trong toàn thể gia đình nhân loại. Tấm gương của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu mời gọi chúng ta thực hành con đường thơ ấu của tình thương, đừng đánh mất cơ hội nói một lời tử tế dễ thương, một nụ cười, bất kỳ cử chỉ nhỏ bé nào gieo vãi an bình và tình thân hữu. Một nền môi sinh học toàn diện cũng được hình thành bằng những cử chỉ đơn sơ thường nhật trong đó chúng ta phá vỡ đường lối bạo lực, bóc lột và ích kỷ”.

 ** Lời mời gọi của tôi

 6. Việc xây dựng hòa bình nhờ bất bạo động tích cực là yếu tố cần thiết và phù hợp với nỗ lực liên lỷ của Giáo Hội để giới hạn việc sử dụng võ lực, qua những qui luật luân lý, nhờ sự tham gia của Giáo Hội vào những công việc của các tổ chức quốc tế và nhờ sự đóng góp giá trị của các tín hữu Kitô vào việc ban hành các luật lệ ở mọi cấp độ. Chúa Giêsu đã trao tặng cho chúng ta một cuốn chỉ nam trong kế hoạch kiến tạo hòa bình qua Bài Giảng Trên Núi. 8 mối phúc thật (Xc Mt 5,3-10) phác họa mẫu mực của người mà chúng ta có thể định nghĩa là người có phúc, người tốt lành và chân chính. Chúa Giêsu nói: ”Phúc cho những người hiền lành, người có lòng thương xót, người xây dựng hòa bình, người có tâm hồn thanh thiết, những người đói khát sự công chính”

 ”Đây cũng là một chương trình và là một thách đố cho các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, các vị trách nhiệm các tổ chức quốc tế và những người điều khiển xí nghiệp, các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới: đó là áp dụng các Mối Phúc Thật, qua đó họ thực thi trách nhiệm của mình. Một thách đố xây dựng xã hội, cộng đoàn hoặc xí nghiệp mà họ trách nhiệm theo thể thức của người xây dựng hòa bình; chứng tỏ lòng từ bi thương xót bằng cách từ chối gạt bỏ con người, từ chối gây thiệt hại cho môi trường và khước từ ý muốn chiến thắng bằng mọi giá. Điều này đòi phải có sự sẵn sàng ”chịu đựng xung đột, giải quyết nó và biến đổi nó thành một mắt xích liên kết trong tiến trình mới”. Hoạt động như thế có nghĩa là chọn lựa tình liên đới như một cách thức làm lịch sử và kiến tạo tình thân hữu xã hội. Sự bất bạo động tích cực là một cách thức để chứng tỏ rằng quả thực sự hiệp nhất thì mạnh mẽ và phong phú hơn xung đột. Tất cả trong thế giới đều có liên hệ mật thiết với nhau. Tuy có thể xảy ra là những tranh chấp sinh ra sầu muộn: nhưng chúng ta hãy đương đầu với chúng một cách xây dựng và bất bạo động, như thế ”những căng thẳng và đối nghịch (có thể) đi tới một sự hiệp nhất đa dạng sinh ra đời sống mới”, bảo tồn ”những tiềm năng quí giá của những lập trường đối nghịch nhau”.

 Tôi cam đoan rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ đồng hành với mỗi cố gắng xây dựng hòa bình kể cả qua sự bất bạo động tích cực và có tinh thần sáng tạo. Ngày 1-1-2017 là ngày khai sinh Bộ mới, Bộ phục vụ phát triển nhân bản toàn diện, giúp Giáo Hội thăng tiến một cách ngày càng hữu hiệu ”những thiện ích khôn lường của công lý, hòa bình và bảo tồn thiên nhiên”, và sự quan tâm đối với những người di dân, ”những người túng thiếu, các bệnh nhân và những người bị gạt bỏ, những người ở ngoài lề, và các nạn nhân của những cuộc xung đột võ trang và những thiên tai, các tù nhân, những người thất nghiệp và các nạn nhân của bất kỳ hình thức nô lệ và tra tấn”. Mỗi hành động trong chiều hướng này, dù là bé nhỏ, đều góp phần xây dựng một thế giới không còn bạo lực, một bước tiến đầu tiên hướng về công lý và hòa bình.

 ** Kết luận

 7. Theo truyền thống, tôi ký Sứ điệp này ngày 8-12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội. Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình. Khi Con của Mẹ sinh ra, các thiên thần tôn vinh Thiên Chúa và cầu chúc hòa bình cho con người trên trái đất, những người nam nữ thiện chí (Xc Lc 2,14). Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ hướng dẫn chúng ta.

 ”Tất cả đều mong ước hòa bình; bao nhiêu người hằng ngày kiến tạo hòa bình với những cử chỉ nhỏ bé và nhiều người chịu đau khổ và kiên nhẫn chịu đựng vất vả với bao nhiêu cố gắng để xây dựng hòa bình”. Trong năm 2017, chúng ta hãy dấn thân, bằng kinh nguyện và hoạt động để trở thành những người loại trừ bạo lực khỏi tâm hồn, khỏi lời nói và cử chỉ, và xây dựng cộng đoàn bất bạo động, chăm sóc căn nhà chung. ”Không gì là không có thể nếu chúng ta chạy đến cùng Thiên Chúa trong kinh nguyện. Tất cả có thể là những người xây dựng hòa bình”.

 G. Trần Đức Anh OP chuyển ý

Nền văn minh của thần tiền sẽ sụp đổ

Nền văn minh của thần tiền sẽ sụp đổ

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-24-11-2016

Sự trụy lạc chính là tội phạm thượng, ví như thành Babylon, nơi ấy “không có Thiên Chúa” mà chỉ có “thần tiền bạc, thần của cải, thần lợi dụng”. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Ngài nhắc mọi người nhớ rằng, trong tuần cuối của Năm Phụng Vụ, Hội Thánh mời gọi chúng ta nghĩ về ngày tận cùng của thế giới và ngày kết thúc của mỗi người chúng ta.

Đức Thánh Cha diễn giải khởi đi từ bài đọc trích sách Khải Huyền (Kh 18:1-2.21-23, 19:1-3.9a). Trong đó có ba tiếng nói vang lên.

Tiếng hô chiến thắng của thiên thần

Đầu tiên là tiếng hô lớn của thiên thần từ trời: “Sụp đổ rồi, sụp đổ rồi, thành Babilon vĩ đại!” Vì Babilon đã đã trở nên sào huyệt của những thứ ô uế và làm cho bao tâm hồn ra hư hỏng.

Sống trụy lạc là lối sống phạm thượng, sự trụy lạc là tội phạm thượng. Vì trong thế giới trụy lạc, ví như thành Babilon, không có Thiên Chúa mà chỉ có thần tiền, thần giàu sang, thần lợi dụng bóc lột. Và điều ấy đã quyến rũ bao người. Nhưng vào những ngày cuối cùng, nền văn minh kiểu này sẽ sụp đổ, và tiếng hô lớn của thiên thần vang lên: “Sụp đổ rồi!” Nó sụp đổ cùng với những cám dỗ của nó. Đế chế của hư danh, của phù vân, của kiêu căng sụp đổ, giống như ma quỷ suy sụp.

Lời ca khen của dân Chúa

Tiếng nói thứ hai là tiếng tung hô mà đoàn người đông đảo vang lời ngợi khen Chúa: “Thiên Chúa ta thờ là Đấng cứu độ, Đấng vinh hiển uy quyền!” Đó là tiếng hô của dân Chúa, của những người tuy tội lỗi nhưng không trụy lạc, mà đi tìm ơn tha thứ, tìm ơn cứu rỗi nơi Chúa Giêsu Kitô.

Những người này vui mừng khi thấy niềm vui của chiến thắng cuối cùng. Họ vang lời thờ lạy Chúa. Không chỉ có tiếng hô chiến thắng của thiên thần về sự sụp đổ của vương quốc tối tăm, mà còn có lời tung hô ngợi khen của đông đảo dân Chúa. Đối với các Kitô hữu, không dễ để có được lòng tôn thờ này. Thật là tốt mỗi khi chúng ta cầu xin điều gì đó, nhưng không dễ để chúng ta có một lời cầu nguyện ngợi khen Chúa. Bạn cần học lối cầu nguyện này. Học ngay từ bây giờ và không học trong sự vội vàng hấp tấp. Thật là đẹp trong lối cầu nguyện tôn thờ trước Thánh Thể. Một lối cầu nguyện thật đơn sơ: “Lạy Chúa! Ngài là Thiên Chúa. Con chỉ là đứa con nghèo hèn nhưng được Ngài yêu thương.”

Tiếng mời gọi dịu êm của Thiên Chúa

Tiếng nói thứ ba là lời thì thầm. Thiên thần bảo hãy viết: “Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới của Con Chiên!” Lời mời của Chúa không phải là tiếng nói ồn ào nhưng là tiếng nói dịu êm. Tiếng ấy nhẹ êm giống như khi Thiên Chúa nói với ngôn sứ Êlia. Đó là vẻ đẹp của tiếng nói rót vào cõi lòng trong sự êm dịu. Khi Thiên Chúa nói với các tâm hồn, tiếng của Ngài tựa như chuỗi âm thanh lặng thinh. Lời mời dự tiệc cưới của Con Chiên chính là lời chung cục, là ơn cứu độ của chúng ta.

Những người được vào dự tiệc, theo như dụ ngôn Chúa Giêsu kể, là những người ở ngã tư đường của tốt xấu, đui mù, điếc lác, què quặt, tất cả chúng ta đều là tội nhân nhưng có đủ khiêm tốn mà thưa lên rằng: Con đầy tội lỗi, xin Chúa cứu con! Nếu chúng ta có tâm hồn như thế, Thiên Chúa sẽ mời chúng ta, và chúng ta sẽ nghe thấy tiếng thì thầm của Ngài trong lòng chúng ta, để mời gọi chúng ta đến dự tiệc.

Bài Tin Mừng theo thánh Luca (21:20-28) kết thúc với câu Chúa Giêsu nói: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, tức là khi hư danh phù vân kiêu căng bị sụp đổ, thì anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc”. Đó là lúc anh em được mời vào dự tiệc cưới của Con Chiên. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết đợi chờ tiếng mời gọi ấy, để chúng ta chuẩn bị tâm hồn mà lắng nghe tiếng mời gọi này: Hãy đến, hãy đến, đến đây, hỡi người đầy tớ trung tín – tuy tội lỗi nhưng tín trung – hãy đến, đến dự tiệc của Chủ anh!

Tứ Quyết SJ

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 08.11.2016

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 08.11.2016

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-08-11-2016

Để có thể phục vụ Thiên Chúa cách tốt đẹp, chúng ta phải làm ngược lại những gì gian manh và không tìm kiếm quyền lực. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng chúng ta không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi thế gian.

“Chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng” là điều mà những môn đệ đích thực của Chúa có thể lặp lại nơi chính bản thân mình.

Tham vọng quyền lực ngăn cản chúng ta phục vụ Chúa

Có biết bao vật cản, có biết bao chướng ngại làm chúng ta không phục vụ Chúa cách tự do. Đã bao nhiêu lần có lẽ chúng ta nhìn thấy trong nhà của chúng ta những điều như: Đây là việc thuộc quyền tôi phụ trách! Đã bao nhiêu lần, dù không nói ra, nhưng chúng ta làm cho người khác cảm thấy rằng: Tôi phụ trách việc này! Một tham vọng về quyền bính… Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: chỉ có một người chỉ đạo, còn chúng ta cần trở thành người phục vụ. Hoặc có lần Chúa nói: nếu ai muốn làm đầu thì hãy làm người rốt hết để phục vụ mọi người. Chúa Giêsu đã biến đổi những giá trị trong xã hội và thế giới này. Ham muốn quyền lực không phải là cách để trở thành người phục vụ của Chúa. Thực tế, tham vọng quyền lực là một trong những trở ngại. Chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa loại bỏ tham vọng này khỏi chúng ta.

Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của

Chúa đã nói với chúng ta rằng, không đầy tớ nào lại có hai chủ. Không thể vừa có chủ là Thiên Chúa vừa có chủ là tiền bạc. Làm như thế là bất trung. Đây chính là trở ngại. Đúng chúng ta là tội nhân và chúng ta sám hối về điều này. Nhưng có công bằng không, khi chơi trò nước đôi, khi sống kiểu hai mặt? Có thể vừa đi bên phải vừa bước bên trái, vừa chơi với Thiên Chúa vừa chơi với thế gian? Không. Đây là trở ngại. Khi tham quyền thì sẽ gây ra bất công, sẽ không còn tự do để phục vụ Thiên Chúa.

Những chướng ngại này, tham vọng quyền lực và sự bất trung, lấy bình an khỏi trái tim chúng ta, làm chúng ta bất an, đưa chúng ta vào căng thẳng của thế gian hư ảo, làm chúng ta sống với những giả dối phô trương.

Người phục vụ của Thiên Chúa là phục vụ trong tự do của kẻ làm con chứ không phải là nô lệ

Có nhiều người sống chỉ để phô trương vì họ nói “À, thế này là tốt thế kia là…” để nổi tiếng. Danh tiếng của thế gian. Nếu thế chúng ta không thể phục vụ Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa để Ngài loại khỏi chúng ta những ngăn trở này, để chúng ta bình an trong cả thể xác lẫn tinh thần, để chúng ta có thể tự do mà làm việc phục vụ.

Người phục vụ của Thiên Chúa thì tự do, vì chúng ta là con cái chứ không phải là nô lệ. Khi chúng ta phục vụ Chúa trong tự do, chúng ta sẽ cảm thấy bình an thẳm sâu trong tâm hồn, và chúng ta nghe được tiếng nói của Chúa: “Hãy đến đây, hỡi những người đầy tớ tốt lành và trung tín.” Tất cả chúng ta đều muốn phục vụ Chúa trong tốt lành và chân thật, nhưng chúng ta cần ân sủng của Chúa, tự sức mình chúng ta không thể. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng ấy, để chúng ta có trái tim hòa bình và phục vụ trong tự do của con cái Thiên Chúa.

Tự do để phục vụ. Chúng ta chỉ là những tôi tớ vô dụng. Nguyện xin Chúa mở rộng cõi lòng chúng ta và ban Chúa Thánh Thần để Ngài giải thoát tâm hồn chúng ta khỏi tham vọng quyền lực, khỏi kiểu bất trung sống hai mặt, để chúng ta có thể phục vụ Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại. Với tâm hồn hòa bình, chúng ta mang đến sự phục vụ của những người con tự do, với rất nhiều tình yêu mến. Lạy Thiên Chúa là Cha, con tạ ơn Cha, nhưng Cha biết đấy: con chỉ là đầy tớ vô dụng.

Tứ Quyết SJ

Số chủng sinh của tổng giáo phận Boston gia tăng

Số chủng sinh của tổng giáo phận Boston gia tăng

duc-hong-y-omalley-cua-boston

BRIGHTON, Mass. – Tổng giáo phận Boston phải mua lại đất từ Boston College để mở rộng chủng viện thánh Gioan ở Brighton do số ứng sinh gia nhập chủng viện để học hỏi trở thành Linh mục gia tăng.

Ngày 20/10, Đức ông James Moroney, giám đốc chủng viện đã ký thỏa thuận mua bán với học viện của các cha dòng Tên để mua lại một khu vực hiện nằm trong tòa nhà của chủng viện. Đức ông cho biết ngài rất vui vì việc khôi phục hoàn toàn lại chủng viện là giấc mơ của Đức Hồng y O'Malley cũng như của ngài.

Chủng viện thánh Gioan được Đức tổng Giám mục John Joseph Williams của Boston xây năm 1884. Số chủng sinh theo học tại chủng viện mỗi năm mỗi suy giảm trầm trọng; năm 2005 chỉ có 22 chủng sinh. Nhưng trong 10 năm gần đây, ơn gọi tại chủng viện gia tăng thật nhanh. Vào tháng 9 vừa qua, số các chủng sinh ở chủng viện là 98. Chủng viện phải mua một ngôi nhà phụ cận để thêm chỗ ở và hiện nay 7 trong số 12 phó tế của chủng viện đang ở đây.

Khu vực phụ của chủng viện được nhượng cho Boston College trong những năm 2000 và chủng viện đồng ý cho học viện Boston thuê cơ sở 99 năm. Với thỏa thuận mua bán được ký kết vừa qua, chủng viện thánh Gioan đã thu hồi việc cho thuê 99 năm. Vì khu vực này đã không được dùng từ giữa năm 1960, các phòng cần được tu bổ làm mới lại. Hiện tại có 3 công ty kiến trúc đã trình các đề án của họ cho ban điều hành chủng viện. (CNS 28/09/2016)

Hồng Thủy

Sống nghiêm ngặt luật Chúa, nhưng chưa có tự do của con cái Thiên Chúa

Sống nghiêm ngặt luật Chúa, nhưng chưa có tự do của con cái Thiên Chúa

thanh-le-tai-nha-nguyen-marta-24-10-2016

Đằng sau những gì gọi là nghiêm ngặt khắt khe, có cái gì đó ẩn giấu, một đời sống nước đôi, một đời sống nghiêm khắc mà mất tự do, vì họ làm nô lệ cho luật. Còn Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta tự do, sự hiền lành, lòng nhân từ. Đó là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.

Nơi bài Tin Mừng hôm nay, Thầy Giêsu chữa lành người phụ nữ trong ngày Sabat, trước sự tức giận của ông trưởng hội đường, bởi vì ông nói là luật Chúa đã bị vi phạm. Thực sự, sống theo luật Chúa thì không hề đơn giản, đó là ơn sủng mà chúng ta cần cầu xin. Phản ứng lại ông ta, Thầy Giêsu gọi ông là kẻ đạo đức giả. Đã nhiều lần, Thầy Giêsu gọi những người như thế là đạo đức giả, vì họ chỉ biết tuân thủ nghiêm ngặt lề luật mà không có sự tự do của những người con, họ bị nô lệ bởi luật. Luật được làm ra là để giúp chúng ta có tự do, tự do của con cái Thiên Chúa, chứ không phải: luật làm ra để chúng ta làm nô lệ cho luật.

Đằng sau những gì là khắt khe, luôn có điều gì đó khác, điều đó Thầy Giêsu gọi là đạo đức giả. Đằng sau cái khắt khe, có điều gì đó ẩn giấu trong cuộc sống của con người. Sự hà khắc không phải là quà tặng của Thiên Chúa. Sự dịu hiền, vâng; sự tốt lành, vâng; lòng nhân từ, vâng; sự tha thứ, vâng. Sự khắt khe cứng nhắc thì không. Đằng sau sự khắt khe ấy, thường có cái gì đó ẩn giấu, thường thì đó là lối sống hai mặt, nhưng cũng có cái gì đó là đau bệnh. Khi chân thành họ nhận ra rằng, họ đang đau khổ! Vì họ chưa có tự do của con cái Thiên Chúa. Họ không biết làm thế nào để sống theo luật Chúa, họ chưa được chúc phúc. Họ đau khổ rất nhiều! Xem ra họ có vẻ tốt, vì họ sống theo lề luật, nhưng đằng sau có điều gì đó chẳng lành, có điều gì đó xấu, họ đang giả hình hoặc bị đau bệnh. Họ đau khổ!

Trong dụ ngôn người cha nhân hậu, người anh cả đã luôn sống tốt và làm theo lệnh cha, nhưng anh ta lại bất bình và tức giận với cha khi người cha vui mừng đón nhận người con thứ đi hoang trở về hối lỗi. Như thế, đằng sau đời sống tốt lành của người anh, có một sự tự hào tự kiêu.

Đằng sau việc làm tốt lành của anh ta, có một sự kiêu ngạo. Anh ta biết anh có một người cha, và trong những giây phút đen tối nhất cuộc đời, anh chạy đến với cha. Chỉ mình người cha mới có thể nói rằng chính anh cũng là ông chủ cùng với cha vì tất cả những gì của cha đều là của anh. Thế nhưng, chưa bao giờ anh có thể cùng cảm nghĩ như cha. Thế đấy, thật là khó khăn: anh chỉ làm cứng nhắc theo luật theo lệnh. Còn người con thứ, anh bỏ luật sang một bên, anh sống không cần luật lệ gì cả, sống chống lại luật, và đến một lúc, anh nghĩ về người cha rồi quay trở về. Anh được tha thứ. Thật là không dễ chút nào để đi theo luật Chúa mà lại không rơi vào sự nghiêm khắc.

Chúng ta hãy cầu cùng Thiên Chúa, hãy cầu nguyện cho anh chị em của chúng ta là những người tin rằng sống theo luật Chúa là trở nên khắt khe. Xin Chúa làm cho họ cảm thấy Ngài là Cha chúng ta, Ngài yêu thích sự dịu hiền, nhu mì, và khiêm nhường. Xin Ngài dạy tất cả chúng ta bước theo luật Chúa với thái độ hiền lành và khiêm nhường.

Tứ Quyết SJ

 

“Đức tin của các tín hữu bị bách hại củng cố ơn gọi của tôi”

“Đức tin của các tín hữu bị bách hại củng cố ơn gọi của tôi”

Dòng nữ tu Siervas de Maria tại Ấn Độ - Santowna Singh

Rourkela, Orissa – Ngày 8 tháng 9 vừa qua, tại nhà thờ Chúa Phục sinh ở Kalunga, nữ tu Santowna Singh đã cùng với 18 nữ tu khác thuộc dòng Nữ tỳ Đức Maria tuyên khấn trọn đời trong Thánh lễ do Đức tổng Giám mục của Giáo phận Cuttack-Bhubaneshwar và Đức cha Kishor Kumar Kujur, Giám mục của Rourkela cử hành, với 40 Linh muc đồng tế, trước sự hiện diện của 55 nữ tu và hơn 2000 tín hữu.

Chị Singh đến từ miền Kandhamal, nơi vào năm 2008, đã xảy ra vụ sát hại các Kitô hữu cách man rợ nhất chưa từng có ở Ấn độ, bởi các tín hữu Ấn giáo cực đoan. Chị cho biết: “Tôi bị đánh động bởi đức tin đơn sơ nhưng mạnh mẽ của các Kitô hữu. Đức tin này làm cho tình yêu của tôi đối với Chúa Giêsu thêm mạnh mẽ và thúc đẩy tôi phục vụ người nghèo trong Giáo hội; nó đã cho tôi sức mạnh để trở thành sứ giả của Chúa Kitô.” Chị cũng chia sẻ nhân danh các chị em khác rằng: “Ngọn lửa đức tin của các Kitô hữu bị bách hại ở trong tôi và trong các chị em khác. Trong tất cả chúng tôi có sức mạnh và ân sủng của Thiên Chúa. Chúng tôi cảm tạ Chúa vì đã cho chúng tôi cuộc sống tuyệt vời này để phục vụ Người ở Orissa, một trong những bang nghèo nhất trong tất cả các bang của Ấn Độ." Từ khi Orissa trở thành trọng điểm của các cuộc bách hại, người ta thấy có một sự gia tăng ơn gọi theo cấp số nhân.

Nữ tu Singh đang dạy học tại trường trung học của giáo xứ thánh Maria. Chị nói: “Tôi yêu thích dạy học và chuyển trao cho các học sinh của tôi niềm vui của Tin mừng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Tôi hãnh diện về miền đất của bách hại của tôi, nơi Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho các Kitô hữu.”

Trong Thánh lễ tuyên khấn, Đức cha Kishor Kumar Kujur đã nhắc nhở các nữ tu là họ đã tự do chọn phục vụ Chúa Giêsu nơi những người khác. Ơn gọi tu trì đòi hỏi phục vụ với sự dấn thân hoàn toàn. Các chị được trao gánh nặng của nhiệm vụ và điều này được hoàn thành với sự giúp đỡ của những lời cầu nguyện và ân sủng của Thiên Chúa. Hãy kiên định trong tình yêu của Thiên Chúa và hãy phó mình cho ý muốn của Người trong tất cả những điều các chị làm." (Asia News 14/09/2016)

Hồng Thủy

Gương chịu đựng bệnh ung thư với đức tin của cha Francisco Rencoret

Gương chịu đựng bệnh ung thư với đức tin của cha Francisco Rencoret

Cha Rencoret

Ngày Chúa Nhật 14 tháng 8 vừa qua, hàng trăm người đã tham dự Thánh lễ an táng của cha Francisco Rencoret, một Linh mục trẻ người Chilê, qua đời ngày 13 tháng 8 (2016), sau hơn một năm chịu đựng và chiến đầu chống lại căn bệnh ung thư phổi cách kiên cường và với đức tin mạnh mẽ. Cha hưởng dương 35 tuổi.

Trong Thánh lễ an táng, cha Andrés Ferrada, một vị huấn luyện đào tạo tại chủng viện Giáo hoàng Santiago đã chia sẻ: “Thiên Chúa trung thành với tình yêu không điều kiện của Ngài, bởi vì Ngài là Cha thương xót, bởi vì Thiên Chúa hiền dịu. Đây là những lời cuối cùng mà cha đã nói với ba của mình trước khi bước vào cánh tay của Thiên Chúa Cha: ‘Ba ơi đừng quên, Thiên Chúa dịu hiền’, và xác tín này xuất phát từ đức tin Cha đã nhận được từ trong gia đình, từ trong Giáo hội và nó nuôi dưỡng cha trong suốt cuộc sống của mình. Năm trước, Thiên Chúa đã cho cha thấy rằng các hoạt động cơ bản trong cuộc sống của cha và của sứ vụ Linh mục là ôm lấy Thánh giá. Vì vậy cha đã viết trong sổ tĩnh tâm thiêng liêng của cha: ‘Con chạy đến với Chuá, ôi Chúa Giêsu để ôm lấy Thánh giá’. Trong những tháng ngày này cha đã đón nhận Thánh giá với lòng can đảm, để Thiên Chúa là Thiên Chúa trong cuộc sống của cha, cảm nghiệm sâu sắc hơn sự tha thứ của Ngài và trao ban sự tha thứ cho tất cả.” Đó là những lời có thể nói là tóm tắt con đường thiếng liêng của Cha Rencoret, đặc biệt trong những ngày chịu đựng cơn bệnh ung thư.

Cha Rencoret chịu chức năm 2013 và được gửi sang Roma để học Giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana. Nhưng thật không may, cha đã phải bỏ dở chương trình học, rời Roma để trở về quê nhà điều trị ung thư, sau khi khám phá ra mình mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Trong những tuần trước đây, mọi người hy vọng cha sẽ hồi phục gia khi các xét nghiêm cho thấy một sự tiến triển đáng kể trong việc ngăn ngừa các tế bào di căn ở phổi đã được phát hiện trước đó. Nhưng cũng thật không ngờ, hai khối u não bất ngờ đã tước đi mạng sống của cha.

Vào giữa tháng 6, cha Rencoret bất ngờ nhân được điện thoại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha nghe biết về bệnh tình của cha Rencoret và đã gọi để biết về tình hình sưc khỏe của cha, cũng như cho cha biết là Đức Thánh Cha đang cầu nguyện cho cha. Cha Rencoret cho biết là Đức Thánh Cha đã nâng đỡ, khuyến khích cha rất nhiều cũng như trao mang lại cho cha tình yêu Giáo hội. Cha Rencoret đã thưa với Đức Thánh Cha: “Con đang dâng những đau khổ của con để cầu nguyện cho ơn gọi, những khó khăn và đau khổ của Đức Thánh Cha”. Cha Rencoret đã sống những giây phút cuối đời trong sự bình an, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

Cha Mauricio Valdivia, bạn học của cha Rencoret tại Đại chủng viện Giáo hoàng Santiago nói: “Tôi tin là cha Rencoret có thể hiều cách này hay cách khác, không phải là không khó khăn, Thiên Chúa ban cho cha món quà thời gian để cha chuẩn bị cho mình, và tôi tin là thời gian đã chín mùi để cha gặp Chúa. Cha đã cảm nghiệm sự tự phó mình đó khi cha nói cha muốn được cứu rỗi hơn là được chữa lành bệnh, và từ khía cạnh đó cha đã cảm nghiệm nó là một cơ hội đặc ân. Cha luôn rất bình an. Cha đã có thể chuẩn bị cho gia đình, trao cho họ sức mạnh và sự bình an. Tôi đã có cơ hội đi cùng cha đến bệnh viện, ở lại đó một đêm với cha và chúng tôi đã nói nhiều chuyện với nhau và xưng tội với nhau, trong món quà của tình bạn Linh mục, với sự thanh thản của con tim biết cách tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa”

Cha Valdivia nhớ lại, trong ơn gọi Linh mục của mình, cha Rencoret có một sự cảm thông đặc biệt với những người thấp bé, khốn khổ, cần giúp đỡ nhất. Không có một người ăn xin nào trong giáo xứ lại không biết cha Pancho. Cha giúp đỡ cho các người vô gia cư sống trên đường phố. Tại nơi đầu tiên cha Rencoret được bổ nhiệm đến, có một người nằm liệt giường, cha đã thu góp quần áo và các vật dụng mang đến cho người này. Cha cũng giúp như thế cho nhiều người khác nữa… Cha ao ước mang sự an ủi đến cho những người đau khổ và mang cho họ lòng thương xót của Thiên Chúa. Cha Valdivia đánh giá cao tình bạn với cha Rencoret, cha nói: “Tình bạn với cha Rencoret là một phúc lành tôi nhận được và hôm nay tôi biết mình có một người anh em ở trên Nước Trời đang khẩn cầu cho tôi. Chúng ta cầu nguyện cho cha Rencoret nhưng cũng đặc biệt cầu nguyện cho cha mẹ và gia đình của cha vượt qua được nỗi đau thương mất mát người thân yêu và tìm được sự an ủi”. 

Vatican Radio

Lễ truyền chức và mở tay của tân Linh mục đầu tiên người Mông cổ

Lễ truyền chức và mở tay của tân Linh mục đầu tiên người Mông cổ

fr-joseph-enkh-baatars-first-mass-a-gift-from-god-photos

Ulan Bator, Mông cổ – Như báo chí đã đưa tin, ngày hôm qua, 28/8, Giáo hội Mông cổ, một cộng đoàn Công giáo nhỏ nhất thế giới đã có vị Linh mục người bản xứ đầu tiên.

 

Tại nhà thờ chánh toà thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô Ulan Bato, Đức cha Wenceslao Padilla, Giám quản Tông tòa, đã xức dầu thánh hiến cho thầy Giuse Enkh-Baatar. Đồng tế trong Thánh lễ truyền chức còn có Đức cha Lazzaro You Heung-sik, Giám mục Giáo phận Daejeon – Nam hàn – nơi thầy Enkh-Baatar đã học thần học, và Đức cha Oswaldo Padilla, khâm sứ Tòa Thánh tại Hàn quốc và Mông cổ, cùng hơn 40 Linh mục, các nhà thừa sai Consolata đã hiện diện ở đây nhiều năm. Có khoảng 1500 tín hữu và khách mời, bao gồm các đaị diện chính phủ và chính quyền thành phố, các đại diện ngoại giao.

 

First Priest ordained in MONGOLIA

 

 

Đặc biệt có sự hiện diên của hòa thượng Dambajav, trụ trì chùa Dashi Choi Lin. Hòa thượng đã tặng cho tân  Linh mục trẻ một khăn choàng truyền thống của Phật giáo màu xanh, màu tượng trưng cho bầu trời, nghĩa là sự thanh sạch, nhưng cũng là biểu tượng của lời chúc tốt lành và mời gọi cảm thông. Những người hiện diện đã vỗ tay khi hòa thượng choàng tấm khăn lên vai vị tân Linh mục. Vị thư ký của hòa thượng cho biết: “Chúng tôi có mối liên hệ tốt đẹp với các tín hữu Công giáo. Chúng tôi học hỏi từ họ như họ học hỏi từ chúng tôi. Chúng tôi vui mừng vì một người trong chúng tôi, một người Mông cổ, trở thành Linh mục của Giáo hội này.

Hôm nay vị tân Linh mục, cha Giuse Enkh-Baatar, đã cử hành Thánh lễ mở tay trong niềm vui của gia đình và cộng đoàn dân Chúa. Cha Giuse chia sẻ là Thánh lễ đầu tiên được cử hành bởi một tân Linh mục “luôn luôn là một quà tặng của Thiên Chúa. Nhưng Thánh lễ này, phụng vụ Thánh Thể này, đối với tôi, là một quà tặng lớn nhất. Tôi hy vọng sẽ có thể bước đi trên con đường đã được Thiên Chúa chỉ dẫn cho mình và thực hành thánh ý”.

Trong thực tế, dân tộc Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng và Saman giáo truyền thống, và các khía cạnh của hai tôn giáo rất thường gặp nhau. Còn đối với cộng đồng Kitô hữu, các mối liên hệ ít gần gũi hơn, và việc phong chức Enkh là một cầu nối cả trong ý nghĩa này.

Cha Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng tin Á châu nhận xét lễ truyền chức Minh mục là một biến cố quan trọng bởi vì đây là Linh mục đầu tiên của một cộng đoàn phát sinh thật sự từ tro bụi, không có hiện diện cách thực hành. Đây là kết quả của hoạt động nhiều năm của các thừa sai và điều này cho thấy các hạt giống được gieo vãi sẽ sinh sôi phát triển. Một Linh mục người Mông cổ là một phần của văn hóa này đồng thời cũng là người đón nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu, có thể làm việc hội nhập văn hóa, cả từ khía cạnh văn hóa cũng như thần học, điều mà hơi khó và chậm đối với các thừa sai ngoại quốc. Cha cho biểt, Giáo hội tại Mông cổ phát triển chậm và kiên nhẫn, với những liên hệ bạn bè cũng như các trợ giúp cho dân chúng. Cha nhìn thấy Giáo hội tại Á châu, cách riêng tại Mông cổ, có thể phát triển vì đức tin đang tái sinh ở châu lục này. (RV 28/8/2016 và Asia News 29/8/2016)

Hồng Thủy

 

Đức tin của một số vận động viên người Mỹ tham dự Thê vận hội Brazil 2016

Đức tin của một số vận động viên người Mỹ tham dự Thê vận hội Brazil 2016

Vận động viên bơi lội Katie Ledecky

Sau 16 ngày tranh tài, Thế vận hội Olympic mùa hè năm 2016 tổ chức tại Brazil, với sự tham dự của hơn 11 ngàn vận động viên đến từ 206 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đã bế mạc vào ngày 22 tháng 8. Thế vận hội năm nay được đánh giá là một trong những kỳ Thế vận hội thành công nhất trong lịch sử của nó, từ cách tổ chức của nước chủ nhà Brazil, cho đến số kỷ lục đạt được, cũng như những câu chuyện đẹp đầy tinh thần thể thao. Các vận động viên, chắc chắn là những người đã góp công sức rất lớn khi cố gắng tập luyện và thi đua để mang lại những thành công cho đại hội thể thao. Trong số các vận động viên tham gia các cuộc thi, có các vận động viên Công giáo và họ đã là những chứng tá về đức tin của mình, về nguồn sức mạnh thiêng liêng đã trợ giúp họ trong những thành công nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Sau đây là chứng từ của một vài vận động viên Công giáo người Mỹ.

Một trong những vận động viên được nhắc đến nhiều nhất với những thành công vượt bực chính là nữ vận động viên bơi lội trẻ tuổi người Mỹ, Katie Ledecky; cô đã đạt được 4 huy chương vàng và một huy chương bạc tại Thế vận hội mùa hè năm nay. Katie Ledecky 19 tuổi, là một sinh viên Công giáo, sẽ theo học tại Đại học Stanford mùa thu này. Trước đó cô đã học tại trường Little Flower và trung học Stone Ridge của các nữ tu dòng Thánh Tâm tại Bethesda, tiểu bang Maryland. Ledecky chia sẻ: “Tôi đã nhận được một nền giáo dục đầy đức tin tuyệt vời ở cả hai trường. Có cơ hội học hành tại những trường giáo dục nghiêm túc đã giúp tôi quan tâm đến thế giới và việc phục vụ người khác và làm giàu cho cuộc sống của tôi, để nó không chỉ tập trung vào việc bơi lội của tôi và môn điền kinh…. Việc học ở các trường này quan trọng đối với việc bơi lội của tôi vì các truờng Công giáo thử thách tôi, chúng mở rộng tầm nhìn của tôi và cho phép tôi dùng lý trí của mình trong những cách thức đưa tôi vượt qua việc chỉ nghĩ đến việc tập luyện, gặp gỡ trong bơi lội và thể thao.”

Ledecky được bạn bè đánh giá là một người khiêm nhường, đáng yêu và là tấm gương cho các học sinh lớp nhỏ hơn về cách hành xử của người nổi tiếng. Dù tập luyện rất chăm chỉ và đạt những thành công nhưng Ledecky không bao giờ quên các bạn đồng đội. Cô luôn muốn các bạn đạt thành tích tốt nhất cho dù đó là một cuộc thi tại Thế vận hội hay tại trường trung học. Điều đặc biệt nơi vận động viên trẻ này là cô luôn đọc kinh Kính Mừng hay một lời cầu nguyện khác trước khi bước vào cuộc thi. Việc cầu nguyện, đọc kinh Kính Mừng giúp Ledecky bình tĩnh trước khi cô bắt đầu cuộc thi. Đối với Ledecky, Kinh Kính Mừng là một lời kinh rất đẹp. 

Trong một email phỏng vấn với báo Catholic Standard của Tổng giáo phận Washington trước khi Thế vận hội mùa hè năm nay diễn ra, Ledecky cho biết chính đức tin Công giáo đã cho cô sức mạnh và giúp cô giữ cân bằng trong cuộc sống của mình. Tầm quan trọng của cân bằng trong cuộc sống của một người là bài học cô đã học và hy vọng nó sẽ giúp cô ở đại học và sau này nữa. Cô chia sẻ: “Đức tin Công giáo của tôi rất quan trọng đối với tôi. Nó luôn quan trọng và sẽ luôn luôn quan trọng. Nó là một phần của căn tính của tôi, tôi là ai, và tôi cảm thấy thoải mái thực hành đức tin của mình. Nó giúp tôi quan tâm mọi thứ”.

Một vận động viên Công giáo người Mỹ khác cũng đạt thành công vẻ vang trong Thế vận hội mùa hè ở Brazil năm nay là Simone Biles. Biles năm nay 19 tuổi, sinh tại Houston, là ngôi sao trong đội tuyển thể dục dụng cụ nữ Hoa kỳ, đoạt 4 huy chương vàng ở các nội dung Thể dục toàn năng, ngựa gỗ, tự do và đồng đội, và huy chương đồng ở cầu thăng bằng, trở thành vận động viên thể dục đoạt nhiều huy chương vàng nhất cho Hoa Kỳ chỉ trong 1 kỳ thế vận hội. Với 19 danh hiệu Olympic và Vô địch thế giới, Biles được coi là một trong những vận động viên thành công nhất lịch sử môn Thể dục dụng cụ của nước Mỹ. Biles cũng chính là vận động viên đầu tiên giành được 3 chức vô địch thế giới liên tiếp nội dung Toàn năng. Với 14 danh hiệu tại giải đấu này, trong đó có 10 huy chương vàng, Biles cũng là một trong những vận động viên thành công nhất lịch sử giải đấu Olympic. Trong cuộc phỏng vấn với US Magazine, cô cho biết mình mang theo một chuỗi Mân côi màu trắng mà mẹ cô đã cho trong túi thể thao của mình. Biles thường tham dự Thánh lễ Chúa nhật và đều đặn và thắp một ngọn nến ở tượng thánh Sebastiano, thánh quan thầy của các vận động viên, trước mỗi sự kiện lớn.

Một thành viên của hội Hiệp sĩ Columbus cũng đã đạt một huy chương bạc môn đẩy tạ tại Thế vận hội Brazil, đó là Joe Kovacs. Kovacs chia sẻ với tờ báo Columbia hội Hiệp sĩ Columbus là các Linh mục đã giúp đỡ anh rất nhiều trong cuộc sống. Các Linh mục không chỉ là các gương mẫu hành xử mà còn là những người bạn của anh. Anh đã tham gia hội Hiệp sĩ Columbus vì các thành viên là những người tình nguyện, tổ chức các sự kiện, họ là mẫu người mà anh mong muốn trở thành. Anh yêu thích tính phổ quát của Giáo hội. Anh nói: “Mỗi khi bạn đi nhà thờ ở một đất nước khác, các Thánh lễ đều giống nhau. Có thể tôi không hiểu điều họ đang nói qua ngôn ngữ của họ nhưng tôi biết điều họ đang nói. Ở nhiều đất nước, tôi chỉ biết vài chữ để gọi thức ăn, nhưng khi tôi đi nhà thờ tôi biết những gì đang diễn ra và có thể tham dự Thánh lễ”.

Một vận động viên khác, tuy không đạt được thứ hạng cao nhưng những chia sẻ thiêng liêng của cô thật quý giá. Đó là Deanna Price, xếp hạng 8 chung kết môn ném búa nữ. Càng đạt thứ hạng cao, Price càng gắn kết với đức tin Công giáo. Price và gia đình đã được giáo dân trong Giáo xứ Vô nhiễm nguyên tội của cô quyên góp để cha mẹ cô có thể đến Rio di Janeiro xem cuộc thi của con gái. Cô chia sẻ: “Bạn nghe nhiều về tất cả những điều tồi tệ trên thế giới nhưng điều tốt tràn đầy. Nó chiếu sáng phủ lên bóng tối”. Có Thiên Chúa trong cuộc sống tạo nên một sự khác biệt. Cô nói: “Những khi tôi bực mình với người khác, tôi nhận ra mình đang xét đoán họ. Việc của tôi là yêu họ vô điều kiện. Thiên Chúa là Đấng sẽ xét xử”. Năm 2014, khi bị thương ở đầu gối, Price đã đến nhà thờ và cầu nguyện để biết sẽ phải làm gì. Cô chia sẻ: “Thiên Chúa đã cho tôi sức mạnh và khả năng không cạn kiệt. Bạn không nhận ra cơ hội mà Người ban cho bạn mà nó có thể đến trong cách tiêu cực. Nó có thể là chịu đựng một thử thách hay một thánh giá của gánh nặng, nhưng khi bạn vượt qua, nó dạy bạn nhiều hơn về chính bạn và đức tin của bạn. Khi bạn nghĩ bạn cô đơn, không ai bên cạnh bạn và bạn chán nản, vả rồi khi bạn quay lại, bạn nhận ra Người luôn ở đó và giúp bạn mọi lúc”. Khi phải thi đấu vào cuối tuần và không thể tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật, Price kiếm thời gian lần hạt Mân côi và cám ơn Chúa về những gì Người ban cho cô và cầu xin sức mạnh để sống theo ý Chúa. Chuẩn bị cho cuộc thi tài là một kinh nghiệm căng thẳng đối với Deanna Price, nhưng cô được thư giản vì biết ở làng Olympic có một nhà nguyện. (CNS 2/8/2016; CAN 20/8/2016; Catholic Herald 22/8/2016)

Hồng Thủy