ĐTC thư đến gởi cuộc gặp các chủ tịch các Uỷ ban Giáo lý Đức tin

ĐTC thư đến gởi cuộc gặp các chủ tịch các Uỷ ban Giáo lý Đức tin

Đức Thánh Cha đã gởi thư đến các tham dự viên:

Anh em trong hàng giám mục quý mến!

Trong dịp gặp gỡ của các Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á châu và Bộ Giáo lý Đức tin từ ngày 15-18/1/2019 tại Bangkok, tôi vui mừng gởi đến anh em lời chào thăm huynh đệ.

Anh em họp nhau tại Châu Á, một châu lục rộng lớn được đánh dấu bởi sự đa dạng về văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo, để củng cố trách nhiệm chung của chúng ta vì sự hiệp nhất và toàn vẹn đức tin Công giáo, cũng như khám phá những ý nghĩa và phương thức mới làm chứng cho Tin Mừng giữa những thách đố của thế giới đương đại.

Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, tôi đã mời gọi toàn thể Giáo Hội “tiến về phía trước”. Tôi vui mừng khi biết rằng Bộ Giáo lý Đức tin đang hỗ trợ tích cực những công việc quan trọng của các Hội đồng Giám mục và đặc biệt các Uỷ ban Giáo lý Đức tin khi hỗ trợ và cỗ võ sự hợp tác hữu hiệu và huynh đệ giữa các mục Tử của Giáo hội Á châu .

Trong khi cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này trở nên cơ hội để bàn thảo một số vấn đề thuộc về Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô đặc biệt thích ứng với Châu Á, tôi vui mừng chúc lành cho tất cả mọi người tham dự trong cuộc gặp gỡ này.

Vatican 10/1/2019

Phanxicô

Đây là lần thứ hai cuộc gặp gỡ của các vị Chủ tịch các Uỷ ban giám mục về Giáo lý Đức tin diễn ra tại Châu Á. Lần đầu tiên diễn ra tại vào năm 1993 tại Hong Kong.Đây là lần thứ hai cuộc gặp gỡ của các vị Chủ tịch các Uỷ ban giám mục về Giáo lý Đức tin diễn ra tại Châu Á. Lần đầu tiên diễn ra tại vào năm 1993 tại Hong Kong. (Rei 15/1/2019).

Văn Yên, SJ

ĐTC Phanxicô: Sống dấn thân với lời hứa khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy

ĐTC Phanxicô: Sống dấn thân với lời hứa khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy

Ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay kết thúc mùa Giáng Sinh. Phụng vụ mời gọi chúng ta nhận biết Chúa Giêsu một cách trọn vẹn hơn trong dịp chúng ta cử hành biến cố Ngài giáng sinh. Chính vì thế Tin Mừng cho chúng ta thấy hai yếu tố quan trọng: mối tương quan giữa Chúa Giêsu và dân chúng; mối tương quan giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Trước đó lúc 9 giờ 30 sáng ĐTC đã chủ sự thánh lễ trong nhà nguyện Sistina, và ban bí tích Rửa Tội cho 27 trẻ em nam nữ.

Chúa Giêsu “dìm mình” trong đám đông và trong dòng nước

Trong bài huấn dụ trước khi đọc Kinh Truyền Tin ĐTC nói: Trong câu chuyện về việc thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Giêsu tại sông Giordan, trước tiên chúng ta thấy vai trò của dân chúng. Dân chúng không chỉ là nền của một cảnh, nhưng là một thành phần thiết yếu của biến cố. Trước khi dìm mình vào dòng nước, Chúa Giêsu “dìm mình” trong đám đông, Ngài liên đới hoàn toàn với thân phận của con người, chia sẻ tất cả ngoại trừ tội lỗi. Trong sự thánh thiện của mình, đầy tràn ân sủng và lòng thương xót, Con Thiên Chúa trở thành xác phàm để gánh lấy tội lỗi thế gian. Bởi vậy hôm nay cũng là hiển linh, bởi vì Chúa đến cho Gioan làm phép rửa, hiện diện giữa những người đang sám hối, Chúa Giêsu biểu lộ sự hợp lý và ý nghĩa sứ vụ của Ngài.

Chúa cùng với dân chúng xin Gioan chịu Phép rửa hoán cải, Chúa Giêsu cũng chia sẻ ước muốn sâu sắc đổi mới nội tâm. Và Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người “dưới hình chim bồ câu” và cùng với Chúa Giêsu dấu hiệu một thế giới mới, một “tạo dựng mới” bao gồm tất cả những ai đón nhận Đức Kitô vào cuộc sống. Mỗi người chúng ta cũng vậy, chúng ta được tái sinh với Chúa Giêsu trong Bí tích Rửa tội, Lời của Chúa Cha: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”. Đây là tình yêu của Cha, mà chúng ta đã nhận lãnh trong ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa tội, là ngọn lửa đã được thắp lên trong tâm hồn chúng ta, và hỏi hỏi phải được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và bác ái.

Chúa Giêsu “đắm mình” trong cầu nguyện

Sau khi “dìm mình” trong dân chúng và trong dòng nước; yếu tố thứ hai được thánh sử Luca nhấn mạnh đó là Chúa Giêsu “đắm mình” trong cầu nguyện, nghĩa là hiệp thông với Cha. Phép rửa là khởi đầu đời sống công khai, sứ vụ của Chúa Giêsu trong thế giới trong tư cách được Cha sai đến trong thế gian để bày tỏ sự tốt lành và tình yêu của Cha dành cho con người. Sứ mệnh này được Chúa Giêsu hoàn thành trong sự kết hợp liên tục và hoàn hảo với Cha và Thánh Thần. Đây cũng là sứ mệnh của Giáo hội và của mỗi người chúng ta; để trung thành và sinh hoa trái chúng ta được mời gọi “ghép minh” vào Chúa Giêsu. Đó là trong cầu nguyện tiếp tục tái sinh công cuộc loan truyền Tin Mừng và việc tông đồ, để làm chứng kitô giáo một cách rõ ràng không theo kế hoạch của con người mà theo chương trình và cách thức của Thiên Chúa.

Sống lời hứa khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy

Anh chị em thân mến, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là cơ hội tốt lành để đổi mới với lòng biết ơn và xác tín lời hứa trong ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy, hãy dấn thân sống xác tín này trong đời sống hàng ngày. Chúa Giêsu cứu độ chúng ta không phải vì cộng trạng của chúng ta nhưng là để thực hiện lòng tốt vô biên của Cha, Ngài có lòng thương xót tất cả. Đức Maria Trinh Nữ, Mẹ của Lòng thương xót là người hướng dẫn và mẫu gương của chúng ta

Ngọc Yến, Vatican

Đức Thánh Cha dâng hoa kính Đức Mẹ trong Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm

Đức Thánh Cha dâng hoa kính Đức Mẹ trong Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm

Chiều hôm qua, lúc 3 giờ rưỡi, ĐTC đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả, dâng hoa kính Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma, trước khi đến Tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Quảng trường Tây Ban Nha, trước trụ sở Bộ truyền giáo được Đức Chân phước Giáo Hoàng Piô 9 khánh thành ngày 8-9 năm 1857, tức là 3 năm sau khi tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cột cao 11,81 mét trên đó có tượng Đức Mẹ đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.

 ** Tại Quảng trường Tây Ban Nha, ĐTC đã được Đức TGM De Donatis, Giám quản Roma và Bà thị trưởng Virginia Raggi đón tiếp.

 Tại đây có sự hiện diện của hàng chục anh chị em bệnh nhân ngồi trên xe lăn, do tổ chức từ thiện Unitalsi giúp đưa tới đây, cùng với hàng ngàn tín hữu.

 Trước đài Đức Mẹ, ĐTC đã đặt vòng hoa tôn kính Mẹ Thiên Chúa và đọc lời nguyện dâng lên Đức Mẹ, cầu cho dân thành Roma và các nơi trên thế giới.

LỜI CẦU NGUYỆN VỚI MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

Lạy Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội,
trong ngày lễ hết sức thân thiết với đoàn dân Kitô,
Giữa lòng Roma con đến dâng lên Mẹ lòng thành kính.
Nơi tấm lòng mình, con mang theo đoàn tín hữu của Giáo Hội
và tất cả mọi người sống trong thành phố này, đặc biệt những người ố đau ốm
và những ai đang khó nhọc tiến bước trong những hoàn cảnh khác nhau.

Trước hết, chúng con cảm tạ Mẹ
vì sự đồng hành ân cần mẫu tử của Mẹ trên mỗi bước đường chúng con đi:
Bao lần chúng con được nghe kể trong nước mắt
từ nhiều người đã nghiệm thấy lời Mẹ chuyển cầu và
những hồng ân mà Mẹ đã xin cho chúng con với Chúa Giêsu Con Mẹ!
Con cũng nghĩ về một ơn thường hằng Mẹ đã làm cho những con dân Roma:
đó là đối diện với những điều khó chịu trong cuộc sống thường nhật bằng sự kiên nhẫn.

Vì đó, chúng con cầu xin Mẹ sức mạnh để không lùi bước,
nhưng dấn thân mỗi ngày để làm cho mọi sự tốt hơn trong khả năng của mình,
để Roma trở nên đẹp hơn và đáng sống cho tất cả mọi người
nhờ sự dấn thân từng ngày của mỗi người;
để đảm bảo quyền lợi của mọi người
nhờ việc chu toàn bổn phận của mỗi người.
Khi nghĩ về ích chung của thành phố này,
chúng con cầu xin Mẹ cho những ai đang gánh vác những trách nhiệm lớn lao:
có được ơn khôn ngoan, ơn lo liệu, tinh thần phục vụ và cộng tác.

Lạy Thánh Mẫu Đồng Trinh,
Cách đặc biệt, con dâng lên Mẹ các linh mục của giáo phận này:
cho những cha sở, cha phó, những linh mục già yếu
tiếp tục công việc phục vụ dân Chúa với con tim mục tử.
Con cũng cầu nguyện cho nhiều học viên linh mục
đến từ khắp thế giới hiện đang cộng tác tại các giáo xứ.
Con cầu nguyện cho họ có được niềm vui ngọt ngào trong việc loan báo Tin Mừng
và hồng ân là những người cha đầy lòng thương xót, biết gần gũi với dân chúng.

Lạy Đức Mẹ của những người nữ được thánh hiến cho Thiên Chúa,
con dâng lên Mẹ những nữ tu trong các hội dòng và các tu hội đời,
tạ ơn Thiên Chúa vì họ hiện diện tại Roma nhiều hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới,
để làm nên một bức tranh tuyệt đẹp về các dân tộc và văn hoá.
Con cầu nguyện cho họ có được niềm vui là những hiền thê và hiền mẫu như mẹ,
để sinh nhiều hoa trái trong cầu nguyện, trong đức ái và cảm thông.

Lạy Mẹ Chúa Giêsu
Điều cuối cùng con cầu xin Mẹ trong thời gian Mùa Vọng này,
khi nghĩ về những ngày mà Mẹ và thánh Giuse phải âu lo
về ngày sinh của con trẻ đang gần kề,
âu lo vì việc kiểm tra dân số và các ngài đã phải rời bỏ quê hương Nagiarét để đến Bêlem…
Mẹ hiểu thế nào là mang trong mình mầm sống
mà lại cảm thấy bị những người xung quanh từ chối, dửng dưng và coi thường.
Vì thế, con cầu xin Mẹ gần gũi những gia đình
ở Roma, ở Ý và mọi nơi trên thế giới
mà ngày nay đang sống trong những hoàn cảnh tương tự
để họ không bị bỏ rơi đơn độc, nhưng được bảo vệ trong các quyền của họ,
và quyền con người luôn có trước mọi cơ sơ pháp lý.

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm,
là tia hy vọng của toàn thể nhân loại,
xin trông giữ thành phố này
trong các ngôi nhà, trong trường học, nơi làm việc, ngoài cửa hàng,
trong các nhà máy, các bệnh viện, các nhà tù
để không nơi nào thiếu điều quý giá nhất
mà Roma có và giữ cho toàn thế giới,
là điều Chúa Giêsu trăn trối:
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (x. Ga 13,34).

Amen.

Trên đường từ Quảng trường Tây Ban Nha về Vatican, ĐTC đã dừng lại tại trụ sở của nhật báo Il Messaggero, Người Sứ Giả, tại đường Tritone, để chào tham ban giám đốc và các ký giả và nhân viên của báo này. Năm nay, báo Il Messaggero kỷ niệm 140 năm thành lập. Báo có số ấn hành gần 90 ngàn tờ trên giấy và gần 11 ngàn ở dạng kỹ thuật số

(SD 8-12-2018)

Văn Yên, SJ – Vatican

ĐTC Phanxicô: Học cầu nguyện từ Chúa Giêsu

ĐTC Phanxicô: Học cầu nguyện từ Chúa Giêsu

Trong buổi tiếp kiến chung dành cho khoảng 10 ngàn tín hữu vào sáng thứ tư 05/12, ĐTC bắt đầu loạt bài giáo lý mới về “Kinh Lạy Cha”. Kinh Lạy Cha xuất phát từ đời sống cầu nguyện của chính Chúa Giêsu và Chúa đã dạy cho các môn đệ.

Chúa Giêsu là người cầu nguyện

Các Tin mừng trình bày cho chúng ta những bức chân dung rất sống động của Chúa Giêsu: như một con người cầu nguyện. Dù cho những khẩn cấp của sứ vụ và các nhu cầu khẩn thiết của dân chúng đang kêu cầu Người cứu giúp, Chúa Giêsu cảm thấy cần tách mình ra khỏi họ, sống trong cô tịnh và cầu nguyện.

Tin mừng thánh Marco thuật lại với chúng ta về chi tiết này ngay từ trang đầu nói về sứ vụ công khai của Chúa Giêsu (x. 1,35). Ngày khai mạc sứ vụ của Chúa Giêsu tại Caphácnaum đã kết thúc cách thành công. Khi mặt trời lặn, nhiều người đau yếu đã tìm đến nơi Chúa Giêsu đang ở: Đấng Cứu Thế giảng dạy và chữa lành. Những lời tiên tri xưa kia và các chờ mong của dân chúng đang đau khổ được thực hiện: Chúa Giêsu là Thiên Chúa gần gũi, một Thiên Chúa giải phóng. Nhưng đám đông đó vẫn chỉ là một số nhỏ so với nhiều đám đông khác sẽ tụ họp xung quanh vị ngôn sứ của Nadarét; đôi khi là đám đông ở bờ biển và Chúa Giêsu ở trung tâm của tất cả, là niềm mong chờ của dân chúng, là chung cục của niềm hy vọng của Israel.

Đấng Cứu Thế đúng nghĩa, không gắn chặt với dân chúng

Tuy nhiên Chúa Giêsu đã không để mình bị bó buộc; Người không trở thành con tin của những mong đợi của những người đã chọn Người làm lãnh đạo. Có một nguy hiểm đối với những người lãnh đạo, đó là quá gắn chặt với dân chúng, không giữ khoảng cách. Chúa Giêsu nhận ra điều này và không trở thành con tin của dân chúng. Từ đêm đầu tiên ở Caphácnaum, Chúa Giêsu đã chứng tỏ mình là một Đấng Cứu Thế đúng nghĩa. Khi đêm gần qua, khi mà bình minh đang bắt đầu ló dạng, các môn đệ vẫn đang tìm kiếm Chúa nhưng vẫn không thể tìm thấy Người. Cuối cùng, Phêrô tìm thấy Người ở một nơi vắng vẻ, hoàn toàn đắm mình trong cầu nguyện. Ông nói với Chúa Giêsu: “Tất cả mọi người đang tìm Thầy!” (Mc. 1,37). Câu than vãn cho thấy sự thành công được mọi người nhìn nhận, chứng cứ của sự thành công tốt đẹp của một sứ vụ.

Nhưng Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người rằng Người phải đi nơi khác; không phải là dân chúng tìm kiếm Người nhưng trên hết, chính Người sẽ đi tìm kiếm họ. Đối với Chúa, không được bén rễ ở một nơi nhưng cần tiếp tục là một người hành hương trên những nẻo đường xứ Galilê (cc. 38-39). Và cũng là người hành hương về với Chúa Cha, nghĩa là bằng cầu nguyện. Trong hành trình cầu nguyện. Tất cả xảy ra trong một đêm cầu nguyện.

Cầu nguyện hướng dẫn tất cả các hoạt động của Chúa Giêsu

Trong một số trang Kinh thánh, dường như việc Chúa Giêsu cầu nguyện, sự gắn bó thân mật của Người với Chúa Cha hướng dẫn tất cả các hoạt động của Chúa Giêsu; ví dụ trong đêm ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Bức tranh cuối cùng về cuộc hành trình của Chúa Giêsu (chắc chắn là giờ phút khó khăn nhất trong số những điều Chúa Giêsu đã làm cho đến nay) dường như được thấy rõ nghĩa trong việc Chúa Giêsu liên tục lắng nghe Chúa Cha. Chắc chắn đó là một lời cầu nguyện không dễ dàng, thật ra là một cơn hấp hối thật sự, hổn hển như các vận động viên trong cuộc thi, nhưng là một lời cầu nguyện có thể nâng đỡ cuộc hành trình thập giá.

Chúa Giêsu đã cầu nguyện

Chúa Giêsu đã cầu nguyện sốt sắng trong những buổi cầu nguyện chung khi chia sẻ phụng vụ với dân của Người nhưng Người tìm những nơi để suy tư, tách biệt khỏi cơn lốc của thế giới, những nơi cho phép đi vào sâu thẳm của linh hồn mình: Người là vị tiên tri biết những hòn đá của sa mạc và trèo lên núi cao. Những lời cuối cùng của Chúa Giêsu, trước khi thở hơi cuối cùng trên thập giá, là các lời của các thánh vịnh, nghĩa là những lời cầu nguyện của người Do thái: Người cầu nguyện bằng những kinh nguyện mà mẹ đã dạy cho Người.

Chúa Giêsu là thầy dạy cầu nguyện

Chúa Giêsu đã cầu nguyện như mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, trong cách thế cầu nguyện của Người, có một điều mầu nhiệm, một điều gì đó mà chắc chắn các môn đệ của Người đã nhìn thấy, do đó họ xin: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11,1). Họ thấy Chúa cầu nguyện và họ muốn học cầu nguyện như Người. Và Chúa Giêsu không từ chối lời cầu xin của họ, Người không ghen tương nếu các môn đệ có mối liên hệ mật thiết với Chúa Cha, nhưng Người đã đến chính là để giới thiệu với chúng ta mối tương quan này. Và như thế Chúa đã trở thành thầy dạy cầu nguyện của các môn đệ, và chắc chắn Người cũng muốn là thầy dạy cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Cả chúng ta cũng phải cầu xin: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”.

Luôn phải học cầu nguyện!

Ngay cả nếu dường như chúng ta đã cầu nguyện từ nhiều năm, chúng ta luôn phải học cầu nguyện! Lời cầu nguyện của con người, khao khát này nảy sinh cách tự nhiên từ linh hồn con người, có lẽ là một trong những bí ẩn sâu xa nhất của vũ trụ. Và chúng ta thậm chí không biết nếu những lời cầu nguyện mà chúng ta thưa với Chúa có thực sự là những điều mà Người muốn nghe chúng ta thưa không.

Lời cầu nguyện khiêm nhường được Thiên Chúa lắng nghe

Kinh Thánh cũng cho chúng ta thấy những lời cầu nguyện không xứng hợp, cuối cùng bị Thiên Chúa từ chối: chỉ cần nhớ dụ ngôn của người Pha-ri-sêu và người thu thuế. Chỉ người thu thuế từ đền thờ trở về nhà được nên công chính, vì người Pha-ri-sêu kiêu ngạo và thích được dân chúng thấy mình cầu nguyện và họ giả vờ cầu nguyện: trái tim của họ thì lạnh giá. Và Chúa Giêsu nói: người này không được nên công chính, "vì ai tự tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 18,14). Bước đầu tiên để cầu nguyện là khiêm nhường, đến với Chúa Cha và thưa: “Nhưng, thưa Cha…”, đến với Đức Mẹ: “Nhưng, xin Mẹ nhìn con, con là đứa tội lỗi, con yếu đuối, con xấu xa…”. Nhưng chúng ta luôn bắt đầu với sự khiêm nhường và Chúa lắng nghe chúng ta. Lời cầu nguyện khiêm nhường được Thiên Chúa lắng nghe.

“Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện!”

Vì thế, khi bắt đầu loạt bài giáo lý về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, điều đẹp nhất và thích hợp nhất mà tất cả chúng ta phải làm đó là lập lại lời cầu xin của các môn đệ: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện!”. Chắc chắn Chúa sẽ không để cho lời cầu xin của chúng ta rơi vào trong hư không.

Hồng Thủy

ĐTC Phanxicô: Không dửng dưng trước tiếng kêu đói của dân chúng

ĐTC Phanxicô: Không dửng dưng trước tiếng kêu đói của dân chúng

Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với dân chúng

Tin Mừng hôm nay (Ga, 6 1-15) thuật lại câu chuyện hóa bánh và cá ra nhiều. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: "Chúng ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" (c.5). Thực vậy, số tiền mà Chúa và các tông đồ có không đủ để nuôi đám đông đó. Và rồi thánh Anrê, một người trong số Mười hai dẫn đến với Chúa Giêsu một cậu bé với tất cả những gì mà cậu có, đó là năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá; nhưng ông Anrê chắc chắn rằng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người (c.9). Tuy nhiên Chúa Giêsu ra lệnh cho các môn đệ bảo mọi người ngồi xuống, rồi Chúa Giêsu cầm lấy bánh và cá và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn (c.11), và tất cả mọi người được ăn no thỏa.

Với trang Tin Mừng này, phụng vụ dẫn chúng quay trở lại Chúa nhật tuần trước, Tin Mừng của thánh Marcô với ánh mắt của Chúa Giêsu, thấy dân chúng thật đông, Chúa Giêsu động lòng thương (Mc 6,34).

Chúa Giêsu quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu nhất của con người

Hôm nay một lần nữa thánh Gioan cho chúng ta thấy Chúa Giêsu quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Sự kiện xuất phát từ một thực tế cụ thể: dân chúng đang đói và Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải bận tâm đến vấn đề này của Ngài để cơn đói của dân chúng được thỏa mãn. Đối với đám đông, Chúa Giêsu trao ban một cách nhưng không, không có giới hạn. Ngài đã trao ban Lời của Ngài, sự au ủi, ơn cứu độ, và cuối cùng là sự sống của Ngài; nhưng một điều chắc chắn là Ngài quan tâm đến lương thực của thân xác. Và chúng ta, các môn đệ của Ngài, chúng ta không thể dửng dưng, xem như không có gì xãy ra. Chỉ cần lắng nghe những nhu cầu đơn giản nhất của dân chúng và ở gần bên những hoàn cảnh cụ thể của họ chúng ta sẽ có thể được lắng nghe khi chúng ta nói về những giá trị cao cả

Dấn thân quảng đại của tình liên đời hướng đến người nghèo

Tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại đang đói bánh ăn, đói tự do, công bằng, hòa bình, và trên hết đói ân sủng Thiên Chúa, không bao giờ dừng lại. Ngày hôm nay Chúa Giêsu tiếp tục nuôi dân người, hiện diện sống động và an ủi dân chúng. Ngài thực hiện điều này qua chúng ta. Bởi vậy Tin Mừng mời gọi chúng ta sẵn sàng và nhiệt thành. Đứng trước mọi hình thức của tiếng kêu đói, của biết bao nhiêu anh chị em ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta không thể là những khán giả xa cách và thản nhiên. Lời công bố của Chúa Kitô, bánh của sự sống đời đời, đòi hỏi một sụ dấn thân quảng đại của tình liên đời hướng đến người nghèo, người yếu đuối, người rốt hết, người không có khả năng tự vệ. Hành động gần gũi và bác ái này là sự minh xác tốt nhất về phẩm chất đức tin của chúng ta, ở tầm mức cá nhân và cộng đoàn.
Tài nguyên của nhân loại không được bỏ phí

Vào cuối bài tường thuật, Thánh Sử cho biết khi tất cả đã no nê, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi" (c.12). Những lời này chỉ cho thấy Chúa Giêsu quan tâm đến những người đang bị đói, Ngài lo lắng chăm sóc cả đến những mẫu bánh nhỏ không bị mất đi, bị bỏ phí, bởi vì chính những mẫu bánh này Ngài đã nuôi dân chúng.
Noi gương Chúa Giêsu, toàn thể nhân loại được mời gọi làm như Ngài, các tài nguyên có trên thế giới không bị bỏ phí, chúng không thể được dành riêng cho những mục đích tự hủy diệt của con người, nhưng để phục vụ cho mục đích chính đáng và sự phát triển hợp pháp của nó.

Chúng ta cùng cầu xin Đức Trinh nữ Maria để các chương trình dành cho sự phát triển, lương thực, tình liên đới được chiếm ưu thế chứ không phải là các chương trình của hận thù, vũ trang và chiến tranh thắng thế.

Ngọc Yến

ĐTC cầu nguyện và chia buồn về vụ vỡ đập thủy điện ở Lào

ĐTC cầu nguyện và chia buồn về vụ vỡ đập thủy điện ở Lào

Trong điện văn do ĐHY Parolin ký, ĐTC cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu cho những người bị thương được chữa lành và cầu nguyện cho tất cả những người bị mất người thân do vụ vỡ đập thủy điện tại miền đông nam của Lào.

Đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào bị vỡ vào đêm 23/7, khiến 5 tỷ mét khối nước tràn xuống sông Xe Pian. 6 ngôi làng trong vùng chìm ngập trong biển nước, hơn 6.600 người rơi vào tình cảnh mất nhà cửa do nước lũ và hàng trăm người bị mất tích.
Điện văn của ĐTC
Trong điện văn gửi đến các vị lãnh đạo Giáo hội và chính quyền dân sự của Lào, do ĐHY Parolin ký, có viết: “Với lòng đau buồn khi hay tin về sự thiệt mạng và thương tích do lụt lội xảy ra khi một đập thủy điện bị vỡ, ĐGH Phanxicô bày tỏ sự liên đới chân tình đến tất cả những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn này. Ngài cầu nguyện đặc biệt cho những người đã qua đời, cầu cho những người bị thương tích được chữa lành và cầu cho những người đau khổ vì mất người thân và lo lắng cho sự sống của những người mất tích được an ủi. Bên cạnh đó, ĐGH cũng khuyến khích các chính quyền dân sự và mọi người tham gia vào hoạt động tìm kiếm và cứu trợ để giúp đỡ các gia đình trong thảm kịch này. ĐTC chúc lành cho mọi người.”
Lời kêu gọi của các lãnh đạo
Các vị lãnh đạo của tỉnh Attapeu đã kêu gọi cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân, với các lương thực, nước uống và thuốc men. Chính quyền đã dùng các thuyền để di tản dân chúng ở San Sai khi mực nước tiếp tục dâng cao. Tại khu vực phía nam của vùng này, nhiều khu dân cư bị cuốn trôi, những khu khác chìm trong nước.
Đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào đang được xây dựng bởi công ty Xe Pien-Xe Namnoy Power Company (PNPC) với các thành viên là nhóm Thái lan, Nam hàn và Lào. Công trình có tổng kinh phí 1,02 tỷ USD, được PNPC khởi công từ tháng 2/2013 và dự kiến đi vào hoạt động trước năm 2019.


Hồng Thủy

Ý cầu nguyện tháng 7 của ĐTC: cầu cho các Linh mục trong sứ vụ của các ngài

Ý cầu nguyện tháng 7 của ĐTC: cầu cho các Linh mục trong sứ vụ của các ngài

Vatican – Trong tháng 7 này, ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu đồng hành với các Linh mục bằng tình bạn với các ngài.

Trong video ý cầu nguyện thứ 7 của năm 2018, ĐTC đã xin các tín hữu giúp cho các Linh mục trên toàn thế giới cảm thấy được đồng hành và nâng đỡ trong sứ vụ của các ngài. ĐTC cũng nhấn mạnh đến sự da dạng phong phú của các hoạt động mà các Linh mục đang thực hiện và sự mệt mỏi do nhiều nghĩa vụ các ngài phải thực hiện.

ĐTC nói: “Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho các Linh mục, để những ai cảm thấy mệt mỏi và cô đơn trong hoạt động mục vụ, có thể tìm thấy sự giúp đỡ và an ủi trong sự kết hiệp mật thiết với Chúa và nhờ tình bạn với các anh em linh mục của các ngài.” ĐTC cũng nói thêm: “Vào những lúc đó, thật là tốt khi các Linh mục nhớ rằng dân chúng yêu quý các Linh mục của họ; họ cần và tin tưởng các ngài."

Theo niên giám Tòa Thánh, trên toàn thế giới hiện có 415 656 Linh mục. Trong số này, các Linh mục tại Mỹ châu chiếm 37,4%, châu Âu chiếm 31,6% và Á châu 15,1%, Phi châu 13,4% và cuối cùng, châu Đại dương chiếm 2,5%. Các Linh mục phải thi hành công tác mục vụ, chăm sóc cho hơn 1,2 tỷ người Công giáo trên khắp các châu lục.

Đầu sứ điệp video, ĐTC suy tư về “sự mệt mỏi của các Linh mục.” Ngài nói: “Anh chị em có biết đã bao lần tôi nghĩ về sự mệt mỏi của các Linh mục không?” Các ngài “ với các ưu điểm và khuyết điểm, hoạt động trong nhiều lãnh vực, môi trường khác nhau. Hoạt động trong nhiều hoàn cảnh chờ đợi các ngài, các ngài không thể lặng yên không làm việc sau một sự thất vọng."

Cha Frédéric Fornos, dòng Tên, giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo hoàng đã giải thích: “Sứ vụ mà Chúa ủy thác cho các mục tử đòi hỏi một sự dấn thân hoàn toàn để phục vụ tha nhân và sứ vụ, nhưng sứ vụ này rất đòi hỏi, khó khăn, mà nếu không có một tình bạn thẳm sâu với Chúa, không có sự cầu nguyện và sự trợ giúp nâng đỡ của cộng đoàn, thì các Linh mục không thể hoàn thành sứ vụ. Đó là lý do tại sao ĐTC mời gọi các tín hữu đồng hành với các Linh mục bằng tình bạn với các ngài." (Rei 03/07/2018)

Hồng Thủy

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng 05 năm 2018: Sứ mạng của người giáo dân

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng 05 năm 2018: Sứ mạng của người giáo dân

Vatican. Trong tháng 05 năm 2018, Đức Thánh Cha mời gọi đặc biệt cầu nguyện cho người giáo dân, để họ có thể thực thi sứ mạng của mình, bằng cách đưa ra sáng kiến đáp lại các thách đố của thế giới, và làm chứng cho đức tin bằng đời sống đầy tình liên đới. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video như sau:

Người giáo dân đứng ở tiền tuyến của đời sống Giáo Hội. Chúng ta cần chứng từ của người giáo dân về chân lý của Tin Mừng, và gương mẫu đời sống của người giáo dân diễn tả đức tin bằng cách thực thi tình liên đới.

Chúng ta hãy cám ơn những giáo dân đã sẵn sàng mang lấy các rủi ro. Họ không sợ hãi. Họ mang đến niềm hy vọng cho những ai nghèo khổ nhất, cho những ai bị loại trừ và chịu thiệt thòi.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện trong tháng này, để người giáo dân có thể trung thành với sứ mạng đặc thù của họ, sứ mạng mà họ lãnh nhận khi chịu Phép Rửa, để họ đưa những sáng kiến của mình vào việc phục vụ và đáp lại các thách đố của thế giới ngày nay.

Tứ Quyết SJ

Sống mùa Chay trong cầu nguyện và yêu thương liên đới trợ giúp

Sống mùa Chay trong cầu nguyện và yêu thương liên đới trợ giúp

Trưa thứ tư hôm qua tuy trời Roma mưa nhưng cũng đã có  hơn 15,000 tín hữu tham sự buổi gặp gỡ chung với ĐTC tại quảng trường thánh Phêrô. Mở đầu buổi tiếp kiến ĐTC chào mọi người và nói hôm nay trời hơi xấu. Nhưng nếu tâm  hồn vui luôn thì nó là một ngày tốt. Vì thế xin chào anh chị em. Hôm nay buổi tiếp kiến gồm hai nơi: có một nhóm nhỏ các bệnh nhân ở trong đại thính đường vì trời xấu, và chúng ta ở đây. Nhưng chúng ta trông thấy họ và họ trông thấy chúng ta trên màn hình khổng lồ. Chúng ta chào họ bằng một tràng pháo tay.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ và giải thích Kinh Tin Kính và lời nguyện giáo dân. Ngài nói: Việc lắng nghe các bài đọc kinh thánh được kéo dài trong bài giảng đáp ứng điều gì?: Nó đáp ứng một quyền: quyền thiêng liêng của dân Chúa nhận được dồi dào kho tàng Lời Chúa (Dẫn nhập… 45). Mỗi người trong chúng ta khi đi dự Thánh Lễ có quyền được nhận một cách dồi dào Lời Chúa được đọc tốt, nói tốt và rồi được giải thích trong bài giảng. Đó là một quyền. Và khi Lời Chúa không được đọc tốt, không được giảng giải với lòng sốt mến bởi phó tế, linh mục hay giám mục, thì thiếu sót đối với quyền của tín hữu. Chúng ta có quyền lắng nghe Lời Chúa. Chúa nói với tất cả mọi người, các chủ chăn và tín hữu. Ngài gõ cửa trái tim của những người tham dự Thánh Lễ, mỗi người trong điều kiện sống, tuổi tác, hoàn cảnh của mình. Ngài an ủi, mời gọi, dấy lên các mầm của cuộc sống mới và được hoà giải. Và điều này qua Lời Ngài. Lời Ngài gõ cửa con tim và thay đổi các con tim.

Vì thế sau bài giảng là một lúc thinh lặng cho phép vùi trong tâm hồn hạt giống đã nhận lãnh, để nảy sinh ra các quyết tâm gắn bó với những gì Thần Khí đã gợi lên cho từng người. Sự thinh lặng sau bài giảng. Một sự thinh lặng đẹp cần phải giữ ở đó, và mỗi người phải suy nghĩ điều đã lắng nghe.

Sau lúc thinh lặng này Thánh Lễ tiếp tục ra sao? Câu trả lời cá nhân của đức tin được lồng khung vào trong việc tuyên xưng niềm tin của Giáo Hội, được diễn tả ra trong Kinh Tin Kính. Chúng ta tất cả đều đọc Kinh Tin Kính trong Thánh Lễ. ĐTC giải thích như sau:

** Được toàn cộng đoàn đọc chung Kinh Tin Kính biểu lộ câu trả lời chung cho những gì đã cùng được lắng nghe từ lời Chúa (GLGHCG, 185-197). Có một mối dây sống động giữa việc lắng nghe và  tin. Chúng hiệp nhất. Thật ra đức tin không nảy sinh từ sự tưởng tượng của trí óc con người, nhưng như thánh Phaolô nhắc nhớ, “nó đến từ việc lắng nghe và việc lắng nghe liên quan tới lời của Chúa Kitô” (Rm 10,17). Như vậy, Đức tin được dưỡng nuôi với việc lắng nghe và dẫn đưa tới Bí Tích. Vì thế việc đọc Kinh Tin Kính khiến cho cộng đoàn phụng vụ “suy gẫm trở lại và tuyên xưng các mầu nhiệm lớn của đức tin, trước khi cử hành trong Thánh Thể” (Trật tự.. 67).

Kinh Tin Kính nối Thánh Thể với bí tích Rửa Tội đã được lãnh nhận nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, và nhắc cho chúng ta nhớ rằng các Bí Tích chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng đức tin của Giáo Hội.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC đã trình bầy Lời nguyện giáo dân như sau:

Thế rồi việc đáp lại Lời Chúa đã được tiếp nhận với lòng tin đuợc diễn tả ra trong lời khẩn nài chung, được gọi là Lời cầu đại đồng, bởi vì nó ôm trọn các nhu cầu của Giáo Hội và thế giới (Trật tự, 69-71; Dẫn nhập vào Sách Bài Đọc, 30-31). Nó cũng được gọi là Lời nguyện giáo dân.

Các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticăng II đã muốn lấy lại lời nguyện này sau Phúc Âm và bài giảng, đặc biệt là trong ngày Chúa Nhật và các ngày lễ, để “với việc tham dự của dân, cầu nguyện cho Hội Thánh, cho giới cầm quyền, cho những người đang có các nhu cầu khác nhau, cho tất cả mọi người và cho ơn cứu độ của toàn thế giới” (CS, 53; 1 Tm 2,1-2). Vì vậy dưới sự hướng dẫn của linh mục mở đầu và kết thúc, “dân thực thi chức linh mục rửa tội của mình dâng lên Thiên Chúa các lời cầu nguyện cho ơn cứu độ của tất cả mọi người” (Trật tự, 69). Sau các ý chỉ đặc biệt được phó tế hay một người đọc xướng lên cộng đoàn hiệp tiếng khẩn nài của mình: “Lậy Chúa, xin nghe lời chúng con”.

** Thật ra, chúng ta hãy nhớ tới điều Chúa Giêsu đã nói: “Nếu các con ở lại trong lời Thầy và lời Thầy ở lại trong các con, thì hãy xin những gì các con muốn và sẽ được ban cho các con” (Ga 15,7). Nhưng chúng ta không tin điều này, vì chúng ta ít đức tin. Nhưng nếu chúng ta có lòng tin – Chúa Giêsu nói – chỉ như hạt cải thôi, thì chúng ta sẽ nhận được tất cả. “Các con hãy xin điều các con muốn và sẽ được ban cho các con”. Và trong lời cầu nguyện đại đồng sau Kinh Tin Kính là lúc xin Chúa những điều mạnh mẽ nhất trong Thánh Lễ, những điều chúng ta cần, những điều chúng ta muốn. “Sẽ được làm cho các con”; trong một cách này hay cách khác nhưng “Sẽ được làm cho các con”.

Tất cả đều có thể đối với người tin”, Chúa đã nói thế. Người mà Chúa đã nói câu này với ông mọi sự đều có thể đới với kẻ tin đã trả lời ra sao? Ông đã nói: “Lậy Chúa, con tin Xin trợ giúp lòng tin  ít ỏi của con”. Cả chúng ta cũng có thể nói: “Lạy Chúa, con tin. Nhưng xin nâng đỡ lòng tin ít ỏi của con”. Và đó là lời cầu mà chúng ta phải làm với tinh thần đức  tin: “Ly Chúa con tin, xin trợ giúp lòng tin ít ỏi của con”.

Các yêu sách của luận lý trần gian trái lại không nâng cao lên Trời, cũng như các lời xin tự quy chiếu về mình không được lắng nghe (x. Gc 4,2-3). Các ý chỉ, qua đó dân được mời cầu xin, phải trao ban tiếng nói cho các nhu cầu cụ thể của cộng đoàn giáo hội, bằng cách tránh dùng các công thức quy ước và cận thị. Lời nguyện phổ quát  kết thúc phụng vụ Lời Chúa, khích lệ chúng ta lấy làm của mình cái nhìn của Thiên Chúa là Đấng săn sóc mọi con cái của Ngài.

** ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương hiện diện đến từ Anh quốc, Ai len, Trung Quốc, Hoa Kỳ, cũng như từ Pháp, Bỉ, đặc biệt các bạn trẻ Paris, Saint Cloud, Aix và Perigueux, cũng như từ Đức. ĐTC nói thứ tư lễ Tro hôm nay bắt đầu Mùa Chay chuẩn bị tinh thần cho chúng ta mừng lễ Phục  Sinh. Tôi xin mời gọi anh chị em bước vào thời gian hoán cải này bằng cách dành nhiều chỗ hơn cho lời cầu nguyện và chia sẻ với người nghèo trong cuộc sống của anh chị em.

Với các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ĐTC đặc biệt chào các tín hữu đến từ Caravaca de la Cruz với ĐGM Jose Manuel Lorca, các tín hữu giáo xứ Đức Bà de Resgate, các thành viên hiệp hội Cuộc sống gia đình cũng như các giáo sư sinh viên học sinh trường Thánh Teotonio.

Với các nhóm Ba Lan và Ý ĐTC đặc biệt chào các tham dự viên khoá hội học do Bộ Giáo Sĩ tổ chức cho các vị hữu trách việc đào tạo thường huấn bên châu Mỹ Latinh, các thừa sai dòng Claret, nhóm 55 nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres trong đó có một số chị Việt Nam, các nữ tử Chúa Giêsu, cũng như các bạn trẻ tới từ nhiều giáo xứ khác nhau, đặc biệt các bạn trẻ mới chịu phép Thêm Sức vùng Valbona, Lozzo Atestino, Monselice và Arqua Petrarca, các hiệp hội và học viện Arca di Legnano và De Filippo Roma.

Ngài cũng chào đông đảo giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn. ĐTC cầu chúc mọi người sống mùa Chay trong tinh thần cầu nguyện, thực thi tình bác ái yêu thương, và liên đới trợ giúp người nghèo. Người trẻ trở về với Thiên Chúa là cha giang tay chờ đón; người đau yếu biết dâng mọi khổ đau cho Chúa; và các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng cuộc sống gia đình trên tình yêu thương.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

 

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 4-2-2018

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 4-2-2018

VATICAN. Trong buổi đọc kinh truyền tin trưa chúa nhật 4-2-2018, ĐTC giải thích ý nghĩa các phép lạ của Chúa Giêsu, và ngài cũng kêu gọi các tín hữu cử hành ngày ăn chay cầu nguyện 23-2-2018 cho hòa bình thế giới, đặc biệt tại Cộng hòa dân chủ Congo và Nam Sudan.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, trước sự hiện diện của gần 20 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng chúa nhật thứ 5 mùa thường niên năm B (Mc 1,21-39), trong đó Thánh Sử Marco làm nổi bật tương quan giữa việc làm phép lạ của Chúa Giêsu với sự thức tỉnh đức tin nơi những người Ngài gặp.

 Huấn dụ của ĐTC

”Tin Mừng Chúa nhật này tiếp tục mô tả một ngày của Chúa Giêsu tại Capharnaum, một ngày thứ bẩy là lễ trong tuần đối với người Do thái. Lần này Thánh Sử Marco làm nổi bật tương quan giữa hoạt động làm phép lạ của Chúa Giêsu và sự thức tỉnh đức tin nơi những người Ngài gặp. Thực vậy, qua những dấu chỉ chữa lành các bệnh đủ loại, Chúa muốn khơi dậy câu trả lời đức tin.

Ngày của Chúa Giêsu ở Capharnaum bắt đầu với việc chữa lành nhạc mẫu của thánh Phêrô và kết thúc với cảnh tượng dân chúng cả thành chen chúc trước nhà nơi Ngài trú ngụ, để mang tất cả các bệnh nhân đến. ”Đám đông, đau khổ về thể lý và những lầm than về tinh thần, có thể nói là họ họp thành môi trường cuộc sống trong đó sứ mạng của Chúa Giêsu được tiến hành, bằng những lời nói và những cử chỉ chữa lành và an ủi. Chúa Giêsu không để để mang lại ơn cứu độ trong một phòng thí nghiệm, ng;ai không giảng như trong phòng thí nghiệm, tách biệt với dân chúng: trái lại Ngài ở giữa đám đông, giữa dân chúng. Anh chị em hãy nghĩ: phần lớn đời sống công khai của Chúa Giêsu diễn ra trên đường, giữa dân chúng, để rao giảng Tin Mừng, để chữa lành các vết thương thể lý và tinh thần. Đám đông ấy, là một nhân loại đang chịu đựng đau khổ, vất vả và các vấn đề Khác: hoạt động quyền năng, giải thoát và đổi mới của Chúa Giêsu hướng về những người ấy. Thế là giữa đám đông cho đến chiều tối, ngày thứ bẩy ấy kết thúc. Vậy Chúa Giêsu làm gì sau đó?

Trước bình minh của ngày hôm sau, Ngài âm thầm đi ra khỏi cửa thành và rút lui vào nơi riêng để cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện. Qua đó, Ngài đưa con người và sứ mạng của Ngài tránh quan niệm háo thắng, hiểu lầm ý nghĩa các phép lạ và quyền năng thần lực của ngài. Thực vậy, các phép lạ là những dấu chỉ mời gọi câu trả lời của đức tin; những dấu chỉ luôn có lời nói đi kèm để soi sáng, và cùng nhau, dấu chỉ và lời nói, khơi lên Đức Tin và sự hoán cải nhờ sức mạnh thần linh của ơn thánh Chúa Kitô.

Phần kết của đoạn Tin Mừng hôm nay (vv.35-39) cho thấy việc loan báo Nước Thiên Chúa, do Chúa Giêsu, tìm lại được nơi thích hợp của mình trên đường. Khi các môn đệ tìm Chúa để đưa Ngài trở lại thành thị, Chúa nói: ”Các con hãy đi nơi khác, trong các làng lân cận, vì Thầy cũng phải rao giảng tại đó nữa” (v.38). Đó là con đường của Con Thiên Chúa và đó cũng sẽ là hành trình của các môn đệ. Con đường như nơi hân hoan loan báo Tin Mừng, đặt sứ mạng của Giáo Hội dưới dấu hiệu ”bước đi”, chuyển động và không bao giờ là tĩnh.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta cởi mở đối với tiếng nói của Thánh Linh, Đấng thúc đẩy Giáo Hội ngày càng cắm lều của mình giữa dân sĩ của linh hồn lẫn thể xác.

Nhắc lễ Phong chân phước Olivelli

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nhắc đến lễ phong chân phước cho thanh niên Teresio Olivelli, bị giết vì đức tin vào năm 1945, trong tại tập trung Hersbruck. Ngài nói: ”Chân phước đã làm chứng cho Chúa Kitô trong tình yêu thương đối với những người yếu thế nhất và kết hiệp với hàng ngũ dài các vị tử đạo trong thế kỷ vừa qua. Ước gì sự hy sinh anh dũng của Người là hạt giống hy vọing và huynh đệ nhất là đối với người trẻ.”   Cổ võ bảo vệ sự sống

Và ĐTC hiệp với các GM Italia cử hành ngày Sự Sống, với chủ đề ”tin Mừng sự sống, niềm vui cho thế giới”.. Tôi hiệp với sứ điệp của các GM Italia và đánh giá cao cũng như khích lệ các thực tại khác nhau của Giáo Hội, bằng nhiều cách đang thăng tiến và nâng đỡ sự sống, đặc biệt là Phong trào bênh vực sự sống mà tôi chào mừng các vị lãnh đạo hiện diện ở đây, không nhiều lắm Điều này làm tôi quan tâm. Không có nhiều người tranh đấu cho sự sống trong một thế giới mỗi ngày người ta chế tạo nhiều võ khí hơn, và làm nhiều luật hơn chống lại sự sống và mỗi ngày người ta đi theo nền văn hóa gạt bỏ đang lan tràn, gạt bỏ những gì không dùng đến nữa, những gì làm cho người ta khó chịu. Vậy chúng ta hãy cầu nguyện để dân chúng ngày càng ý thức về việc bảo vệ sự sống trong lúc sự sống bị phá hủy và nhân loại bị gạt bỏ. Liên đới với dân Madagascar bị bão lụt

ĐTC cũng bày tỏ sự gần gũi liên đới với dân chúng tại Madagascar mới bị cuồng phong nặng nề, làm cho nhiều người chết, nhiều người tản cư và thiệt hại lớn về vật chất. Xin Chúa an ủi và nâng đỡ họ.

Mời gọi cử hành ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình

Sau cùng ĐTC đã mời gọi mọi người tham gia ngày đặc biệt ăn chay cầu nguyện, thứ sáu 23-2 tới đây, tuần thứ I mùa chay, cầu cho hòa bình trên thế giới. Chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho dân chúng là tại Cộng hòa dân chủ Congo và Nam Sudan đang bị nội chiến và tình trạng hàng triệu người tị nạn.

Cũng như trong các dịp tương tự, tôi cũng mời gọi các anh chị em không Công Giáo và không Kitô, tham gia sáng kiến này, theo thể thức họ thấy là thích hợp nhất.

”Cha chúng ta trên trời luôn lắng nghe các con cái của Ngài kêu lên ngài trong đau khổ và lo âu, ”Xin chúa lành những tâm hồn tan nát và băng bó các vết thương của họ” (Tv 147,3). Tôi tha thiết kêu gọi để cả chúng ta cũng lắng nghe tiếng kêu ấy, và mỗi người theo lương tâm của mình trước mặt Chúa, chúng ta tự hỏi: ”Tôi có thể làm gì cho hòa bình? Chắc chắn chúng ta có thể cầu nguyện; nhưng không chỉ như vậy mà thôi: mỗi người có thể cụ thế ”chống lại bạo lực trong những gì tùy thuộc mình. Vì những chiến thắng đạt được bằng bạo lực là những chiến thắng giả tạo, trong khi làm việc cho hòa bình là điều mưu ích cho tất cả mọi người!”

Tại Cộng hòa dân chủ Congo, đứng trước sự kiện tổng thống Joseph Kabila tiếp tục từ chối không từ chức sau khi mãn nhiệm kỳ vào cuối tháng 12, đã có những cuộc biểu tình, đụng độ, bắt giam và chiến tranh giữa các lực lượng dân quân khiến cho ít nhất 4 triệu người phải tị nạn.

Tại Nam Sudan đang có nội chiến từ vài năm nay, làm cho ít nhất 2 triệu người tị tản cư.

Trong quá khứ, hồi tháng 9 năm 2013, ĐTC đã mời các tín hữu Kitô và không Kitô trên thế giới hiệp nhau cử hành buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Siria.

G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha mời gọi can đảm và kiên trì khi cầu nguyện

Đức Thánh Cha mời gọi can đảm và kiên trì khi cầu nguyện

VATICAN. Trong buổi đọc kinh Tuyền Tin trưa chúa nhật 20-8-2017, ĐTC đã mời gọi các tín hữu can đảm và kiên trì khi cầu nguyện, như người phụ nữ xứ Canaan trong Phúc Âm.

Hàng ngàn tín hữu đã dự buổi đọc kinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Sau những vụ khủng bố vừa qua tại Tây ban nha và nơi khác, an ninh tại khu vực Quảng trường được tăng cường kín đáo.

Bài huấn dụ

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (15,21-28) kể lại sự tích người đàn bà xứ Canaan nài nỉ xin Chúa Giêsu chữa lành con bà. Ngài nói:

”Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một gương đặc biệt về đức tin trong cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một phụ nữ xứ Canaan, một người ngoại đối với dân Do thái. Cảnh tượng diễn ra trong lúc Chúa đi về thành Tiro và Sidone, ở mạn tây bắc Galilea: Phúc Âm nói: chính nơi đây, người đàn bà cầu xin Chúa Giêsu chữa con gái bà ”bị một tên quỉ hành hạ dữ dội” (v.22). Thoạt đầu Chúa dường như không lắng nghe tiếng kêu đau khổ, đến độ các môn đệ phải can thiệp cho bà. Thái độ có vẻ không quan tâm của Chúa Giêsu vẫn không làm nản chí bà mẹ ấy, bà càng nài nỉ xin Ngài.

Sức mạnh nội tâm của phụ nữ ấy giúp vượt lên trên mọi chướng ngại, cần phải tìm trong tình mẫu tử và trong niềm tín thác của bà, bà tin rằng Chúa Giêsu có thể nghe lời xin của bà. Và điều này làm cho tôi nghĩ đến sức mạnh của các phụ nữ. Với sức mạnh của họ, họ có khả năng đạt được những điều lớn lao. Chúng ta biết bao nhiêu phụ nữ như thế! Chúng ta có thể nói rằng chính tình yêu thúc đẩy niềm tin và về phần mình, niềm tin trở thành phần thưởng của tình yêu. Tình yêu mạnh mẽ đối với con gái đã thúc đẩy bà kêu lên ”Lạy Chúa, con Vua Đavít, xin thương xót con” (v.22). Và niềm tin kiên trì nơi Chúa Giêsu làm cho bà không nản chí, kể cả khi đứng trước sự từ khước ban đầu; vì thế người phụ nữ ”phủ phục trước Chúa và nói: Lạy Chúa, xin giúp con!” (v.25).

Sau cùng, đứng trước sự kiên trì mạnh mẽ dường ấy, Chúa Giêsu ngưỡng mộ, như thể ngạc nhiên trước niềm tin của một phụ nữ ngoại đạo. Vì thế, Ngài đồng ý và nói: ”Hỡi bà, niềm tin của bà thật lớn lao! Ước nguyện của bà hãy thành sự”. Và từ lúc đó, con gái bà được lành mạnh” (v.28). Người đàn bà khiêm hạ này được Chúa Giêsu coi là mẫu gương niềm tin không lay chuyển. Sự nài nỉ của bà trong việc khẩn cầu sự can thiệp của Chúa Giêsu là một khích lệ cho chúng ta để đừng nản chí, đừng tuyệt vọng khi chúng ta bị những thử thách trong cuộc sống đè nén. Chúa không ngoảnh mặt đi nơi khác trước những nhu cầu của chúng ta, và sở dĩ đôi khi Ngài có vẻ không nhạy cảm trước những lời cầu cứu, chính là để thử thách và củng cố niềm tin của chúng ta. Chúng ta phải tiếp tục kêu như người phụ nữ ấy:

“Lạy Chúa, xin giúp con! Lạy Chúa, xin giúp con!”. Như thế, lòng kiên trì và can đảm là điều cần phải có khi cầu nguyện.

Giai thoại này của Phúc Âm giúp chúng ta kiểu rằng tất cả chúng ta đều cần tăng trưởng trong đức tin và củng cố niềm tín thác nơi Chúa Giêsu. Ngài có thể giúp chúng ta tìm lại con đường, khi chúng ta bị lạc mất hướng đi trong hành trình; khi con đường không còn bằng phẳng nhưng gồ ghề và cam go; khi khó trung thành với những cam kết của chúng ta. Điều quan trọng là nuôi dưỡng đức tin của chúng ta hằng ngày, chăm chú lắng nghe Lời Chúa, và cử hành các bí tích, cầu nguyện riêng như tiếng kêu hướng về Chúa 'Lạy Chúa, xin giúp con!”, và với những thái độ bác ái cụ thể đối với tha nhân.

Chúng ta hãy phó thác cho Chúa Thánh Linh để Ngài giúp chúng ta kiên trì trong đức tin. Chúa Thánh Linh đổ tràn niềm tín thác trong tâm hồn các tín hữu; Ngài ban cho cuộc sống và chứng tá Kitô của chúng ta sức mạnh thuyết phục và làm cho xác tín; Ngài khích lệ chúng ta chiến thắng thái độ

thiếu tin tưởng đối với Thiên Chúa và thắng sự dửng dưng đối với anh chị em.

Xin Đức Trinh Nữ Maria làm cho chúng ta ngày càng ý thức về sự cần thiết của chúng ta đối với Chúa và Thánh Linh của Ngài; xin Mẹ xin cho chúng ta được một niềm tin mạnh mẽ, đầy yêu thương, và một tình thương biết trở thành một lời khẩn nguyện, can đảm khẩn cầu Thiên Chúa.

Cầu cho các nạn nhân khủng bố

Sau khi ban phép lành, ĐTC nhắc đến những vụ khủng bố gần đây và nói: ”Trong tâm hồn chúng ta có đau buồn vì những vụ khủng bố trong những ngày qua đã gây ra nhiều nạn nhân, tại Burkina Faso, Tây Ban Nha, và Phần Lan. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người quá cố, những người bị thương và thân nhân của họ; và chúng ta khẩn xin Chúa, là Thiên Chúa từ bi

và hòa bình, giải thoát thế giới khỏi bạo lực vô nhân đạo này. Cùng nhau trong thinh lặng chúng ta cùng cầu xin Mẹ Maria.

ĐTC đã cùng mọi người đọc một kinh Kính Mừng. Rồi ngài chào thăm tất cả các tín hữu hành hương Italia và từ nhiều nước khác. Ngài đặc biệt nhắc đến các chủng sinh mới của Trường Bắc Mỹ ở Roma, các em giúp lễ ở Rivoltella thuộc giáo phận Brescia, bắc Italia.

G. Trần Đức Anh OP

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Bảy 2017: Tái khám phá niềm vui đời sống Kitô

Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha – Tháng Bảy 2017: Tái khám phá niềm vui đời sống Kitô

VATICAN. Trong tháng bảy 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi mọi người cầu nguyện cho những anh chị em đang lạc lối đức tin, để nhờ việc chúng ta cầu nguyện và làm chứng cho Tin Mừng, các anh chị em ấy có thể tái khám phá vẻ đẹp của đời sống người Kitô. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video rằng:

Chúng ta đừng bao giờ quên rằng: niềm vui của chúng ta là chính Chúa Giêsu Kitô với tình yêu tín trung và vô tận của Người.

Khi một Kitô hữu buồn rầu, điều ấy có nghĩa là người ấy đang xa cách Chúa Giêsu.

Thế nhưng chúng ta đừng để người ấy lẻ loi một mình! Chúng ta hãy mang đến cho người ấy niềm hy vọng Kitô. Chúng ta làm điều ấy với những lời lẽ, vâng, nhưng hơn hết là bằng đời sống chứng tá cùng với tự do và niềm vui của chúng ta.

Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho những anh chị em đang lạc lối đức tin, để nhờ việc chúng ta cầu nguyện và làm chứng cho Tin Mừng, các anh chị em ấy có thể tái khám phá vẻ đẹp của đời sống người Kitô.

Tứ Quyết SJ

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục trẻ

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục trẻ

VATICAN. ĐTC nhắn nhủ các linh mục trẻ chuyên chăm cầu nguyện, luôn tiến bước, thành tâm chia sẻ.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 1-6-2017, dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ giáo sĩ, tiến hành dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng trưởng Benjamino Stella.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC ghi nhận khả năng của các linh mục trẻ, tinh thần sáng tạo, lòng hăng say của các vị. Ngài ca ngợi chương trình đào tạo căn bản (Ratio Fundamentalis) dành cho giáo sĩ mới được Bộ giáo sĩ công bố cách đây vài tháng, nhắm đến một sự huấn luyện toàn diện, bao trùm mọi khía cạnh của đời sống, chỉ dẫn con đường đào tạo môn đệ thừa sai, và ĐTC nhấn mạnh đến 3 thái độ quan trọng đối với các linh trẻ:

– Trước tiên là cầu nguyện không mệt mỏi. ĐTC nói: ”Chúng ta chỉ có thể là những người ”đánh cá người”, nếu trước tiên chúng ta nhìn nhận mình đã được sự dịu dàng của Chúa thu hút. Ơn gọi của chúng ta bắt đầu khi, rời bỏ lãnh vực cá nhân chủ nghĩa và những dự phóng bản thân của chúng ta, chúng ta tiến bước trong cuộc ”du hành thánh”, phó thác cho Đấng là Tình Yêu đã tìm kiếm chúng ta và Tiếng Nói đã làm rung động tâm hồn chúng ta”.

Để chu toàn việc cầu nguyện không ngừng, ĐTC nhắn nhủ các LM trẻ hãy cố gắng sống sự hòa hợp giữa kinh nguyện, làm việc và nghỉ ngơi, sự hòa hợp ấy là nguồn năng lực quí giá để đối phó với những vất vả tông đồ.. Mỗi ngày chúng ta cần dừng lại, lắng nghe Lời Chúa và ở lại trước Nhà Tạm Mình Thánh Chúa. Và cũng cần lắng nghe thân xác chúng ta, là một bác sĩ giỏi, báo động cho chúng ta khi sự mệt mỏi vượt quá giới hạn. Cầu nguyện, tương quan với Thiên Chúa, chăm sóc đời sống thiêng liêng mang lại cái hồn cho sứ vụ, và có thể nói, sứ vụ mang lại hình dạng cho đời sống thiêng liêng: vì linh mục thánh hóa bản thân và tha nhân trong việc thực thi cụ thể sứ vụ, nhất là khi giảng giải và cử hành các bí tích”.

– Tiếp đến là thái độ luôn tiến bước, vì LM không bao giờ là người đã tới đích. LM luôn luôn là một môn đệ, lữ hành trên những nẻo đường của Tin Mừng và cuộc sống, đối diện với ngưỡng cửa mầu nhiệm Thiên Chúa và Thánh Địa của những người được ủy thác cho LM. Không bao giờ LM có thể cảm thấy thỏa mãn và dập tắt sự lo âu lành mạnh làm cho LM để cho Chúa huấn luyện và làm đầy tràn. Vì thế, linh mục luôn cập nhật và cởi mở đối với những bất ngờ của Thiên Chúa! Trong sự cởi mở như thế đối với điều mới mẻ, các linh mục trẻ có thể có tinh thần sáng tạo trong việc loan báo Tin Mừng, với tinh thần phân định, lui tới những môi trường mới mẻ trong lãnh vực truyền thông với tinh thần phân định, nơi mà linh mục gặp những khuôn mặt, những chuyện đời và câu hỏi của con người, phát huy khả năng xã hội tính, tương quan và loan báo đức tin. Đồng thời linh mục cũng liên lạc với các linh mục khác, và ngăn cản không cho ”con sâu” của bệnh tự tham chiếu cản trở kinh nghiệm hồi sinh của tình hiệp thông linh mục”.

– Sau cùng, LM cần có thái độ thành tâm chia sẻ, vì cuộc đời LM không phải là một văn phòng bàn giấy và cũng không phải là một tập hợp các việc tôn giáo hoặc phụng vụ phải thi hành. Làm linh mục có nghĩa là dành trọn cuộc sống cho Chúa và anh chị em, mang trong tâm hồn niềm vui và lo âu của Dân Chúa, dành thời gian lắng nghe và chữa lành các vết thương của người khác, cống hiến cho họ sự dịu dàng của Chúa Cha.

ĐTC cũng nhận xét rằng đi từ kinh nghiệm sinh hoạt với người trẻ trong giáo xứ, khi còn trẻ, LM trẻ có cơ hội lớn sống tinh thần chia sẻ ấy với những người trẻ, ở giữa họ, không những như một người bạn, nhưng còn như một người biết thành tâm chia sẻ cuộc sống của họ, lắng nghe những vấn nạn và tham gia cụ thể vào những thăng trầm khác nhau trong đời sống của họ.

ĐTC nói thêm rằng ”LM không cần phải là một chuyên gia về thánh thiêng, hoặc là một anh hùng, từ trên cao và từ bên ngoài, trả lời cho những vấn nạn băn khoăn của người trẻ. Đúng hơn, người trẻ bị thu hút do những người biết chân thành can dự vào cuộc sống của họ, đồng thành với họ trong tinh thần tôn trọng và lắng nghe họ với lòng yêu mến. Vấn đề ở đây là có một con tim đầy lòng cảm thông, nhất là với người trẻ” (SD 1-6-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

Đức Thánh Cha: cầu nguyện như phương thế tha thứ cho kẻ thù

Đức Thánh Cha: cầu nguyện như phương thế tha thứ cho kẻ thù

ROMA. ĐTC Phanxicô kêu gọi các tín hữu hãy cầu nguyện như phương thế thực thi lời Chúa Giêsu dạy phải tha thứ cho kẻ thù.

 Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giảng thánh lễ kết thúc cuộc viếng thăm dài 3 tiếng rưỡi tại Giáo Xứ thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu ở khu vực Ponte di Nona, mạn đông Roma, chiều chúa nhật 19-2-2017. Giáo xứ này có 20 ngàn dân cư trong đó có nhiều người nghèo và người thất nghiệp.

 Trong bài giảng thánh lễ bắt đầu lúc 5 giờ 15 phút chiều, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (Mt 5,38-48) trong đó Chúa Giêsu dạy các môn đệ hãy ”nên thánh như Cha các con trên trời là Đấng Thánh, và hãy tha thứ cầu nguyện cho những người bách hại các con”. Ngài nói: ”Tôi đề nghị anh chị em hãy bắt đầu từ điều nhỏ. Tất cả chúng ta đều có kẻ thù; tất cả chúng ta đều biết người này người kia nói xấu mình, hoặc oán ghét mình… Tôi gợi ý với anh chị em: hãy dành một phút hướng về Chúa và nói: ”Người này người kia là con Chúa, xin Chúa thay lòng đổi dạ họ. Xin Chúa chúc lành cho họ”. Hành động này gọi là cầu nguyện cho những người không thích các con, cầu nguyện cho kẻ thù.. Có lẽ oán hận vẫn còn trong chúng ta, nhưng chúng ta đang cố gắng đi theo con đường của Chúa là Đấng nhân lành, từ bi, thánh thiện, trọn hảo”.

 Trước thánh lễ, ĐTC đã dành thời giờ để gặp gỡ các tầng lớp khác nhau trong giáo xứ, bắt đầu là các em thiếu nhi và trả lời câu hỏi do các em nêu lên và giải tội cho 4 giáo dân (SD 19-2-2017)

 G. Trần Đức Anh OP

Phỏng vấn ĐHY Jean Lous Tauran về việc đối thoại với Hồi giáo

Phỏng vấn ĐHY Jean Lous Tauran về việc đối thoại với Hồi giáo

Ngày 19 tháng 12 năm vừa qua Anis Amri, một thanh niên người Tunisi, đã đánh cắp một xe vận tải chở hàng, giết tài xế người Ba Lan, rồi lái xe tông vào một chợ Giáng Sinh đầy người đang đi mua sắm ở Breitscheidplatz trong thủ đô Berlin của Cộng Hoà Liên Bang Đức, khiến cho 12 người chết và 56 người bị thương. Sau khi chạy trốn khỏi Đức Anis Amri đã đi xe lửa qua Bỉ, Hoà Lan và Pháp để vào Italia, và đã bị cảnh sát bắn chết tại Sesta San Giovanni, thuộc Milano bắc Italia ngày 22 tháng 12. Amri đã từng bị kết án tù 5 năm tại Italia vì nhiều tội khác nhau. Trước khi thực hiện vụ khủng bố này Anis Amri đã tung lên mạng video anh đang ca tụng nhà nước Hồi IS.

Vụ khủng bố đẫm máu này lại khiến cho nhiều người đặt vấn nạn liên quan tới cuộc đối thoại của Giáo Hội công giáo với Hồi giáo. Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh đối thoại liên tôn về vấn đề này.

Hỏi: Thưa ĐHY, kiểu khủng bố như đã xảy ra tại Berlin nhắc lại vụ khủng bố tương tự đã xảy ra tại Nice bên Pháp hối tháng 7 năm 2016 và vụ khủng bố tại Rouen. Chúng đã khiến cho nhiều người tại Âu châu khép kín đối với người Hồi. Đấy là chưa kể tới các vụ khủng bố tại Aleppo, và vụ khủng bố mới đây xảy ra tại nhà thờ chính toà Copte trong thủ đô Cairo của Ai Cập. Trước tất cả các vụ khủng bố này còn có thể nói tới đối thoại không thưa ĐHY?

Đáp: Chính vì tình hình này mà cần phải đặc biệt chú ý tới thế giới hồi giáo. Chúng  ta tất cả đều đã bị liên lụy bởi những gì đã xảy ra bên Đức, bên Ai Cập và trước đó nữa là trên quê hương Pháp của tôi.  Nhưng mà cả trong tình trạng đó chúng tôi cũng đã có thể  đánh giá cao việc thức tỉnh căn tính tôn giáo tứ phía đa số người dân Pháp, cũng như tình liên đới, mà các anh chị em Hồi giáo các nước khác đã bầy tỏ với chúng tôi, đặc biệt là sau vụ sát hại vị linh mục cao niên, cha Jacques Hamel. Chúng tôi đau đớn tiếp tục chứng kiến các hành động tàn bạo vô nghĩa chống lại những người vô tội trong cuộc sống thường ngày của họ. Trước các hành động đó, trước thảm cảnh của các người di cư tỵ nạn, trước cuộc khủng hoảng quốc tế, nhất là trước tình trạng xung đột tại Siria, cám dỗ bỏ cuộc rất là lớn. Nhưng chính trong lúc này là lúc phải tiếp tục tin nơi sự đối thoại, là điều nòng cốt đối với toàn thể nhân loại.

Hỏi: Thưa ĐHY làm thế nào để đưa cuộc đối thoại này tiến tới trong cuộc sống thường ngày?

Đáp: Tất cả mọi người đều phải đào sâu niềm tin tôn giáo của mình, và hiểu rằng đối thoại không phải chỉ được dành cho “các chuyên viên”. Nhưng tất cả mọi người đều phải từ bỏ các thái độ nghi ngờ hay tranh cãi bênh vực các lý do của mình. Khi thực thi, trong sự tự do và lòng tôn trọng, quyền lợi của tha nhân, tất cả những gì mà đa số các tôn giáo đều có chung là cầu nguyện, ăn chay, làm phúc bác ái, hành hương, là chúng ta sẽ chứng minh rằng các tín hữu là một yếu tố của hoà bình cho các xã hội loài người. Trong thế giới bấp bênh ngày nay, đối thoại giữa các tôn giáo không phải là một dấu chỉ của sự yếu đuối. Nó tìm ra lý do của nó trong cuộc đối thoại của Thiên Chúa với nhân loại.

Hỏi: Nếu phải tóm tắt với một hình ảnh các kết quả của cuộc đối thoại trong năm 2016, thì ĐHY chọn hình ảnh nào?

Đáp: Chắc chắn là tôi chọn hình ảnh ĐTC Phanxicô gặp gỡ Đại Imam Sceicco Ahmad Muhammad al Tayyib, đến Vaticăng với một phái đoàn cấp cao, trong đó có các giáo sư Abbas Shouman, phó thư ký đại học Hồi Sunnít, và giáo sư Hamdi Zakzouk, giám đốc Trung tâm đối thoại Al Azhar. Đại Imam đã được tôi và ĐC Miguel Angel Ayuso Guixot, thư ký Hội đồng toà thánh đối thoại liên tôn tiếp đón, và  chúng tôi đã tháp tùng đại Imam tới gặp gỡ ĐTC. Trong cuộc hội kiến chúng tôi đã nhấn mạnh trên sự cần thiết các vị lãnh đạo và tín hữu của các tôn giáo lớn cùng nhau dấn thân cho hoà bình trên thế giới, khước từ bạo lực và khủng bố; và chúng tôi cũng đề cập tới tình hình của các kitô hữu và các căng thẳng trong vùng Trung Đông.

Hỏi: ĐTC Phanxicô đã hơn một lần lập lại rằng không được đồng hoá Hồi giáo với bạo lực, có phải không thưa ĐHY?

Đáp: Vâng, nhưng không phải chỉ có thế. Trong chuyến bay từ Ba Lan trở về Roma ngày 31 tháng 7 ĐTC đã trả lời một câu hỏi, và bảo đảm rằng các anh chị em hồi giáo tìm kiếm hoà bình, tìm kiếm gặp gỡ. Và chính Sceicco Al Tayyib, trong một cuộc phỏng vấn dành cho các nhà báo Vaticăng ngay sau cuộc gặp gỡ với ĐTC, đã nhấn mạnh rằng Hồi giáo không liên quan gì tới khủng bố, bởi vì ai giết người là đã hiểu sai các văn bản nền tảng của Hồi giáo; và thật là điều nền tảng các tôn giáo  lớn phải có một nỗ lực chung để đưa ra cho nhân loại một hướng đi mới tiến tới lòng thương xót và hoà bình trong thời đại khủng hoảng trầm trọng này. Như vậy, nếu Đức Gioan Phaolô II đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên viếng thăm Đại Imam của đại học Al- Azhar  trong chuyến công du Ai Cập trong Năm Thánh 2000, thì Sceicco Al Tayyib đã là Đại Imam đầu tiên viếng thăm ĐTC tại Vaticăng, và luôn luôn trong một Năm Thánh, là Năm Thánh Lòng Thương Xót, tức mười lăm năm sau Năm Thánh 2000.

Hỏi: Thưa ĐHY, đâu đã là hoạt động ngoại giao đi trước và theo sau cuộc gặp gỡ này?

Đáp: Vào tháng hai ĐC Ayuso đã đến Cairo, và tại Cairo ĐC đã được ĐTGM Bruno Musarò,  Sứ Thần Toà Thánh,   tháp tùng tới đại học Al Azhar. ĐC Ayuso đã trao tận tay cho giáo sư Shouman một bức thư của tôi, trong đó tôi bầy tỏ sự sẵn sàng tiếp đón Đại Imam và tháp tùng ông vào gặp ĐTC Phanxicô tại Vaticăng. Sau đó ĐC Ayuso đã sang Cairo hai lần nữa, vào tháng 7 và tháng 10 để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ sẽ ghi dấu việc tái đối thoại giữa Hội đồng Toà Thánh  và đại học hồi giáo Cairo, vào cuối tháng 4 năm 2017.

Hỏi: Thưa ĐHY, đâu là các chặng ý nghĩ khác trong các sinh hoạt của Hội Đồng Toà Thánh đối thoại liên tôn trong năm 2016?

Đáp: Vào đầu năm  2016 có cuộc gặp gỡ hàng năm tại Genève giữa các nhân viên của Hội Đồng và của Văn phòng đối thoại liên tôn với sự cộng tác của Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô  trong “Tuần hòa hợp liên tôn” do Liên Hiệp Quốc thành lập. Vào tháng giêng ĐC Ayuso, Thư ký Hội Đồng, đã sang Abu Dhabi tham dự “Diễn đàn các tư tưởng gia A rập”, tổ chức lần đầu tiên. ĐC đã là thuyết trình viên duy nhất không phải người Hồi giáo, và ĐC đã phát biểu về đề tài “Khuynh hướng cực đoan” phân tích các lý do và các phương thế sửa chữa có thể có. Vào tháng hai tôi đã được ông Khaled Abashed, trưởng phòng Hồi giáo, tháp tùng tham dự Hội nghi đối thoại liên tôn lần thứ 12  triệu tập tại Doha bên Qatar.

Hỏi: Thật là ý nghĩa trong năm 2016 ĐTC đã gặp giới lãnh đạo các tôn giáo khác nhiều lần trước khi chủ sự buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương năm châu. Các buổi gặp gỡ này đã có ý nghĩa gì thưa ĐHY?

Đáp: Đó đã là các lúc rất quan trọng, trong đó ĐTC đã nói mấy lời tự phát ngắn gọn. Các cung cách và cử chỉ dễ thương của ngài đã để lại nơi tất cả mọi người một kỷ niệm tốt. Các vị thuộc “Học viện hoàng gia đặc trách nghiên cứu liên tôn” tại Amman bên Giordania cũng như ông Haxhi Baba Edmond Bahimaj, thủ lãnh cộng đoàn Bektashi, được ĐGH tiếp kiến tuần sau đó, đã cho tôi biết như vậy. Đây là một huynh đoàn hồi giáo phát xuất từ nhóm Sufi, được thành lập hồi thế kỷ 13 bên Thổ Nhĩ Kỳ, và được phổ biến, nhất là bên Albania. Cùng sự kiện này lại xảy ra ngày mùng 1 tháng 6  với một phái đoàn 35 người, và sau cùng ngày 23 tháng 11 với các người hồi Sunnít Iran  tham dự cuộc hội luận về “Khuynh hướng cực đoan và bạo lực nhân danh tôn giáo”, do Hội Đồng Toà Thánh đối thoại liên tôn tổ chức cùng với tổ chức Văn hoá và tương quan tại Teheran. Ngoài ra trong các ngày mùng 7-8 tháng 9 đã có hội nghị về “Châu Mỹ đối thoại- Ngôi nhà chung của chúng ta”. Do Hội đồng Toà Thánh và Học viện đối thoại liên tôn Buenos Aires cùng tổ chức. Các tham dự viên sau đó đã được ĐTC Phanxicô tiếp kiến. Sau cùng chúng ta cũng không quên buổi tiếp liên tôn do chính ĐTC muốn ngày mùng 3 tháng 11, với sự tham dự của biết bao thân hữu và các tác nhân đối thoại, trong đó có các nhân viên của “Trung tâm quốc tế đối thoại liên tôn” tại Vienne bên Áo, viết tắt là KAICIID. Trung tâm này cũng đã thăng tiến một cuộc hội luận về lòng thương xót  tại Đại học giáo hoàng Gregoriana ở Roma.

Hỏi: Các con số thống kê cho thấy Á châu quan trọng, và ĐTC cũng chú ý theo dõi các biến cố của đại lục này vì tầm quan trọng của cuộc đối thoại với Đông Phương. Có các tương quan nào với Á châu và các nền văn hóa của nó thưa ĐHY?

Đáp: Hồi tháng 5 ĐC Thư ký của Hội Đồng Toà Thánh đối thoại liên tôn đã sang Nhật Bản để tham khảo ý kiến các vị lãnh đạo tôn giáo cấp cao vùng Trung Đông về đề tài quyền công dân, nhằm thăng tiến môt ý thức lớn hơn tại các nước có đa số dân theo Hồi giáo. Trong các cuộc gặp gỡ tại Tokyo cũng đã có việc củng cố các liên lạc Giữa Giáo Hội công giáo và tổ chức Phật giáo Risho Kosei Kai. Vào tháng 10 ĐC Ayuso cũng đã cùng với cha phó thư ký Indunil Kodithuwakku đi sang Singapore, rồi Đài Loan nhân cuộc gặp gỡ kitô lão giáo lần đầu tiên được tổ chức tại đây.

Hỏi: Hội Đồng Toà Thánh đối thoại liên tôn cũng đã gửi các sứ điệp tới các tôn giáo lớn tại Á châu nhân các dịp lễ, có đúng thế không thưa ĐHY?

Đáp: Đúng thế. Nhân lễ Ánh Sáng Vesakh, kỷ niệm các biến cố chính trong cuộc đời Đức Phật, chúng tôi đã gửi sứ điệp về đề tài “Tín hữu kitô và phật giáo cùng nhau thăng tiến giáo dục môi sinh”. Vào tháng 10 chúng tôi đã gửi một sứ điệp cho các tín hữu Ấn giáo tập trung vào tầm quan trọng của gia đình nhân dịp lễ Deepavali có nghĩa là “hàng đèn dầu”, dựa trên một huyền thoại cổ xưa diễn tả chiến thắng của chân lý trên dối trá và của ánh sáng trên tối tăm. Sau cùng vào tháng Ramadan nhằm tháng 6 chúng tôi cũng đã gửi các lời cầu chúc truyền thống tới cộng đoàn hồi giáo.

Hỏi: Một trong những thời điểm chính của năm 2016 vừa qua chắc chắn đã là cuộc gặp gỡ liên tôn cầu nguyện cho hoà bình tại Assisi ngày 20 tháng 9, nhân kỷ niệm lần thứ 36 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mời các vị lãnh đạo các tôn giáo lớn tụ tập nhau cầu nguyên cho hoà bình thế giới, Nó đã có ý nghĩa nào thưa ĐHY?

Đáp: Cuộc gặp gỡ liên tôn cầu nguyện cho hoà bình hồi năm 1986 đã hướng Giáo Hội tới các tôn giáo không kitô. Mặc dù có giáo huấn của Đức Phaolô VI trong thông điệp “Ecclesiam suam” và của Công Đồng Chung Vaticăng II với tuyên ngôn “Nostra aetate”, các tôn giáo này xem ra vẫn xa vời, nếu không nói là xa lạ. Cuộc gặp gỡ liên tôn cầu nguyện cho hoà bình đã là biểu tượng, là việc thực hiện nhiệm vụ của Giáo Hội trong một thế giới đa tôn giáo. Vì thế không phải vô tình mà chính ĐTC Phanxicô đã muốn tái đề nghị các nội dung  của nó bằng cách đến Assisi tham dự một ngày cầu nguyện cho hoà bình với đề tài “Khát khao hoà bình. Các tôn giáo và các nền văn hoá đối thoại với nhau”.

(Oss. Rom. 21-12-2016)

Linh Tiến Khài

Sứ điệp Đức Thánh Cha Ngày Thế Giới lần thứ 54 cầu cho ơn gọi

Sứ điệp Đức Thánh Cha Ngày Thế Giới lần thứ 54 cầu cho ơn gọi

su-diep-duc-thanh-cha-ngay-the-gioi-lan-thu-54-cau-cho-on-goi

VATICAN. Hôm 30-11-2016, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố sứ điệp của ĐTC nhân ngày thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 54 sẽ được cử hành vào Chúa nhật 7-5-2017 với chủ đề ”Được Chúa Thánh Linh thúc đẩy thi hành sứ mạng truyền giáo”.

Trong sứ điệp ĐTC quảng diễn ý nghĩa chiều kích thừa sai của ơn gọi Kitô: ”Ai để cho mình được tiếng nói của Thiên Chúa thu hút và đi theo Chúa Giêsu, thì họ sẽ sớm khám phá nơi mình ước muốn không thể dập tắt được, mang Tin Mừng đến cho anh chị em qua việc loan báo Tin Mừng và phục vụ bác ái. Tất cả các tín hữu Kitô đều được kêu gọi trở thành những thừa sai của Tin Mừng!”

ĐTC khẳng định rằng ”Giáo Hội đang cần các Linh mục tín thác và thanh thản, sau khi khám phá kho tàng đích thực, quan tâm ra đi, vui mừng phổ biến kho tàng ấy cho tất cả mọi người!” (Xc Mt 13,44).

ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Điều quan trọng là học từ Tin Mừng cách thức loan báo. Thực vậy, nhiều khi với những thiện ý tốt đẹp, có thể xảy ra là người ta chiều theo một thái độ ham muốn quyền bính, chiêu dụ tín đồ hoặc cuồng tín bất bao dung. Trái lại, Tin Mừng mời gọi chúng ta từ khước sự tôn thờ thành công và quyền lực, từ bỏ thái độ quá quan tâm đến các cơ cơ, và có thái độ lo lắng, tương ứng với tinh thần chinh phục hơn là tinh thần phục vụ. Hạt giống Nước Trời, tuy bé nhỏ, vô hình và đôi khi vô nghĩa, nhưng nó âm thầm tăng trưởng nhờ hoạt động không ngừng của Thiên Chúa”.

Trong chiều hướng đó, ĐTC mời gọi các tín hữu tín thác vào Thiên Chúa: ”Chúa vượt lên trên mọi mong đợi của chúng ta và làm cho chúng ta ngạc nhiên vì lòng quảng đại của Ngài, làm nảy sinh những hoa trái từ công việc của chúng ta, vượt lên trên mọi tính toán hiệu năng của con người” (SD 30-11-2016)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Vượt thắng sự sầu khổ bằng cầu nguyện

Vượt thắng sự sầu khổ bằng cầu nguyện

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 27.09.2016

Điều gì xảy ra trong tâm hồn khi chúng ta đang trong sầu khổ? Đó là câu hỏi Đức Thánh Cha gợi ý trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta, xoay quanh nhân vật ông Gióp. Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của thinh lặng và cầu nguyện trong việc vượt thắng những giây phút đen tối nhất.

Đức Thánh Cha phát triển bài giảng từ bài đọc trích sách Gióp. Ông Gióp rơi vào tình trạng bấn loạn vì ông đã mất hết mọi sự. Ông bị mất hết tài sản, thậm chí mất con cái. Giờ đây ông cảm thấy mất mát và cùng quẫn, nhưng ông không than trách Thiên Chúa.

Sớm hay muộn thì chúng ta cũng trải qua sự sầu khổ ghê gớm

Ông Gióp sống trong sự sầu khổ khủng khiếp và ông kêu gào lên Chúa, giống như đứa trẻ khóc nặng trước mặt cha mình. Ngôn sứ Giêrêmia cũng từng làm như thế, nhưng không bao giờ than trách Chúa.  

Sự sầu khổ là điều gì đó xảy ra cho tất cả chúng ta. Khi ấy linh hồn đang trong tối tăm, thất vọng, nghi ngờ, không muốn sống, không thấy ánh sáng ở cuối con đường, sự rối bời trong tâm trí… Sự sầu khổ này làm chúng ta cảm thấy linh hồn bị giày vò rằng: thất bại, thất bại, không muốn sống, chết đi còn hơn! Điều ấy đã xảy ra với Gióp. Ông thấy thà chết còn hơn là sống như thế này. Chúng ta phải hiểu những lúc tăm tối xảy ra cho linh hồn, những lúc ấy dường như ngừng thở. Dù mạnh hay không… tình trạng này xảy ra cho tất cả chúng ta. Cần hiểu được điều gì đang diễn ra trong tâm hồn chúng ta khi ấy.

Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể làm gì trong những giây phút đen tối ấy, những bi kịch xảy đến gia đình, bệnh tật… Có người nghĩ tới viên thuốc an thần… Những cách ấy chẳng giúp ích. Lời Chúa ngày hôm nay cho chúng ta thấy cách thế để đối diện với sự sầu khổ này, với sự tuyệt vọng này.

Khi chúng ta cảm thấy mất mát, hãy tha thiết khẩn cầu Thiên Chúa

Trong đáp ca Thánh Vịnh 87 có viết: “Ôi lạy Chúa, nguyện cho lời con thấu đến tai Ngài.” Chúng ta cần cầu nguyện, cầu nguyện van nài giống như Gióp: ngày đêm cầu nguyện để Chúa thấu tai.

Cầu nguyện giống như gõ cửa, gõ mạnh! “Vì tâm hồn con đau khổ ê chề, mạng sống con gần kề âm phủ. Con bị liệt vào số những kẻ đang bước xuống mồ, con đã trở nên như người tàn phế.” Đó chính là lời cầu nguyện. Chúa cũng dạy chúng ta phải làm thế nào để cầu nguyện trong những lúc khó khăn. “Ngài đã đặt con trong lỗ huyệt sâu, giữa chốn tối tăm, trong nơi vực thẳm. Cơn giận Chúa đè năng thân con…” Đây là lời cầu nguyện. Vì thế chúng ta phải cầu nguyện trong những giây phút tệ hại nhất, buồn khổ nhất. Đây chính là lời nguyện chân thực. Gióp đã trút hết nước mắt, trút hết cõi lòng giống như một đứa trẻ, giống như một người con trước mặt người cha.

Sau đó sách Gióp nói về sự thinh lặng của những người bạn. Đứng trước những con người đau khổ, “lời nói có thể gây tổn thương”. Những gì cần là sự gần gũi thân thiết, là cảm nhận tình thân, chứ không phải là những lời nói.

Thinh lặng, cầu nguyện và hiện diện, để thực sự có thể giúp đỡ người đau khổ

Khi một người đau khổ, khi một người đang trong sầu khổ, bạn phải nói ít bao nhiêu có thể và phải giúp đỡ trong thinh lặng, trong tình thân, trong cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha.

Thứ nhất, nhận ra trong bản thân giây phút sầu khổ thiêng liêng, đó là lúc chúng ta đang trong tối tăm, thất vọng và đặt câu hỏi về nguyên do. Thứ hai, cầu nguyện cùng Thiên Chúa với Thánh Vịnh 87, dạy chúng ta về cầu nguyện trong thời khắc đêm đen. Hãy đến trước nhan thánh Chúa mà cầu nguyện. Thứ ba, khi đến gần người sầu khổ, người đau khổ về bệnh tật, về tâm hồn… thì hãy thinh lặng và là thinh lặng với đầy tình yêu mến, tình thân và sự quan tâm. Đừng nói dài dòng, vì vừa không giúp ích gì mà còn gây hại.   

Chúng ta hãy cầu cùng Thiên Chúa để Ngài ban cho chúng ta ba ơn. Ơn để nhận ra sự sầu khổ, ơn để cầu nguyện khi chúng ta rơi vào tình trạng sầu khổ, và ngay cả ơn để biết đồng hành với những ai đang sầu khổ.   

Tứ Quyết SJ

Tông Hiến của Đức Thánh Cha về đời sống các nữ tu chiêm niệm

Tông Hiến của Đức Thánh Cha về đời sống các nữ tu chiêm niệm

Tông Hiến của Đức Thánh Cha về đời sống các nữ tu chiêm niệm

VATICAN. Sáng thứ sáu 22-7-2016, Tông Hiến của ĐTC Phanxicô về đời sống của các nữ tu chiêm niệm đã được công bố và giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.

Tông Hiến mang tựa đề ”Vultum Dei quaerere” (Tìm Nhan Thiên Chúa), mang chữ ký của ĐTC Phanxicô ngày 29-6 năm nay và được Đức TGM José Rodriguez Carballo, dòng Phanxicô, Tổng thư ký Bộ các dòng tu, trình bày với giới báo chí.

 Văn kiện dài 18 trang theo bản tiếng Ý và được chia làm 37 đoạn: sau phần tiền đề, ĐTC đề cao tầm quan trọng của đời sống chiêm niệm trong Giáo Hội, rồi lần lượt bàn về 12 đề tài liên quan đến đời sống này, đó là: huấn luyện và cầu nguyện; Lời Chúa, Thánh Thể và Hòa giải; Đời sống huynh đệ và sự tự trị của các Đan viện; Liên hiệp các Đan viện và nội vi; Lao động và thinh lặng; Các phương tiện truyền thông và khổ chế. Trong phần kết luận, ĐTC liệt kê 14 qui định có tính chất pháp luật, theo tinh thần những điều được trình bày trong các phần trên.

Đề cao đời sống chiêm niệm

Đi vào chi tiết hơn, người ta nhận thấy Tông Hiến mới của ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến việc thăng tiến một sự huấn luyện thích hợp, đề cao vị trí trung tâm của lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa; các tiêu chuẩn đặc thù để các cộng đoàn chiêm niệm được tự trị; vấn đề các đan viện họp thành một liên hiệp.

 ĐTC cho biết sở dĩ ngài ban hành Tông Hiến ”Tìm Nhan Thiên Chúa” là vì hành trình của Giáo Hội 50 năm sau Công đồng chung Vatican 2 có nhiều thay đổi và vì những tiến bộ mau lẹ của lịch sử nhân loại. Vì thế, cần có sự đối thoại với xã hội hiện đại, nhưng vẫn duy trì các giá trị cơ bản của đời sống chiêm niệm, với những đặc tính như thinh lặng, lắng nghe, sự vĩnh cư, có thể và phải tạo nên một thách đố đối với não trạng ngày nay.

 Về tầm quan trọng của đời sống chiêm niệm, ĐTC khẳng định rằng trong một thế giới đang tìm kiếm Thiên Chúa – dù là một cách vô tình – những người thánh hiến phải trở thành những người đối thoại khôn ngoan, để nhận ra những câu hỏi mà Thiên Chúa và nhân loại đang đặt ra. Vì thế, sự tìm kiếm của họ đối với Thiên Chúa không bao giờ được ngừng lại.

ĐTC Phanxicô bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với các nữ tu chiêm niệm và nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội đang cần các chị để đưa Tin Mừng cho con người ngày nay. Đây không phải là một sứ mạng dễ dàng, xét vì thực tại ngày nay tuân hành những tiêu chuẩn quyền bính, kinh tế và tiêu thụ. Tuy nhiên, thách đố mà ĐTC đề ra cho các nữ tu chiêm niệm là: làm sao trở thành những đèn pha, những ngọn đuốc sáng hướng dẫn và đồng hành hành trình của nhân loại, các chị là ”những người canh ban mai” chỉ cho thế giới thấy Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Đời sống chiêm niệm là một hồng ân vô giá và không thể từ khước được đối với Giáo Hội. ”Đời sống chiêm niệm là một chuyện tình say mê đối với Chúa và nhân loại, được biểu lộ qua sự hăng say tìm kiếm nhan Thiên Chúa, và đứng trước nhan Chúa, tất cả đều được điều chỉnh lại, vì dưới nhãn giới này, với cặp mắt thiêng liêng, con người có thể chiêm ngắm thế giới và sự vật với cái nhìn của Thiên Chúa.

Tiếp đến, đứng trước những cám dỗ, ĐTC nhắn nhủ các nữ tu chiêm niệm hãy can đảm thi hành cuộc chiến tinh thần, kiên trì vượt thắng cám dỗ lâm vào tình trạng lãnh đạm, sống và hành động theo thói quen, không còn năng lực và ươn lười làm tê liệt.

12 đề tài trong Tông Hiến

Trong phần kế tiếp của Tông Hiến, ĐTC mời gọi suy tư và phân định về 12 đề tài của đời sống chiêm niệm nói chung và của truyền thống đan tu nói riêng, để giúp các nữ tu đạt tới mục tiêu ơn gọi của mình.

1. – Trước tiên là việc huấn luyện hay đào tạo. Hành trình này phải dẫn đến sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Việc huấn luyện là một tiến trình không bao giờ chấm dứt, đòi hỏi một sự liên tục hoán cải, trở về cùng Thiên Chúa. Từ nguyên tắc này, ĐTC mời gọi các Đan viện hãy đặc biệt chú ý đến sự phân định ơn gọi và linh đạo, đừng chiều theo cám dỗ tìm kiếm số lượng và hiệu năng. Ngoài ra, ngài cũng nhắc nhở rằng sự huấn luyện đòi phải có một khoảng thời gian từ 9 cho đến 12 năm.

2. – Đề tài thứ hai là cầu nguyện, là cốt tủy của đời thánh hiến. Cầu nguyện không thể được sống như một sự co cụm của đời sống đan tu vào chính mình, trái lại đó là một sự mở rộng con tim để ôm lấy toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người đau khổ như các tù nhân, người di dân, tị nạn, những người bị bách hại, các gia đình bị thương tổn, những người thất nghiệp, người nghèo, các bệnh nhân, những người nghiện ngập. ĐTC viết: “Chị em hãy cầu nguyện và chuyển cầu cho số phận của nhân loại”. Vì thế các cộng đoàn chiêm niệm sẽ trở thành những trường học đích thực dạy về cầu nguyện, được nuôi dưỡng bằng vẻ đẹp của Thập Giá mà nhiều người không hiểu được”.

3. – Đề tài thứ ba là vị trí trung tâm của Lời Chúa, là nguồn mạch đầu tiên của mọi đời sống thiêng liêng và là nguyên lý hiệp thông của các cộng đoàn. Lời Chúa được biểu lộ trong lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa, giúp đi từ văn bản Kinh Thánh đến cuộc sống, lấp đầy khoảng cách giữa linh đạo và đời sống thường nhật, dẫn đưa từ sự lắng nghe đến sự nhận biết và yêu mến. Vì thế – ĐTC viết – Lời Chúa phải được tản ra trong cuộc sống của cá nhân và cộng đoàn của các nữ tu chiêm niệm, giúp các chị, nhờ một thứ bản năng siêu nhiên, phân định được điều gì đến từ Thiên Chúa và điều gì làm cho xa Ngài. Sau cùng ĐTC nhắc nhở rằng lectio divina phải biến thành hành động, nghĩa là trở thành ”món quà cho tha nhân trong tình bác ái”.

4. – Sang điểm thứ tư, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Đặc biệt ngài đề nghị kéo dài việc cử hành Thánh Lễ với việc chầu Mình Thánh, và sống sự thực hành thống hối như một cơ hội đặc biệt để chiêm ngắm tôn nhan thương xót của Chúa Cha. Thực vậy, khi cảm nghiệm ơn tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta có thể trở thành ”những ngôn sứ và thừa tác viên của lòng thương xót, trở nên dụng cụ hòa giải, tha thứ và an bình” mà thế giới ngày nay rất cần.

5. – Điểm thứ 5 về đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, được hiểu như một sự phản ánh cách thức tự hiến của Thiên Chúa, và là hình thức đầu tiên trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, ĐTC nhấn mạnh sự cần thiết phải làm cho cộng đoàn được liên tục tăng trưởng, đi tới một sự hiệp thông huynh đệ đích thực. “Một cộng đoàn hiện hữu vì nảy sinh và được xây dựng với sự đóng góp của tất cả mọi người”. Đây cũng là chứng tá cần thiết hơn bao giờ hết trong một xã hội đang chịu nhiều xâu xé, chia rẽ và chênh lệch. ”Thật là điều có thể và đẹp đẽ khi có thể sống chung với nhau mặc dù có những khác biệt về thế hệ, về huấn luyện và văn hóa”. Những khác biệt ấy không ngăn cản đời sống huynh đệ, nhưng trái lại làm cho nó phong phú hơn, vì ”hiệp nhất và hiệp thông không có nghĩa là đồng nhất”. Đồng thời ĐTC cũng nhắc nhở về tầm quan trọng phải kính trọng người già và yêu mến người trẻ, hòa hợp ký ức và tương lai của chính các cộng đoàn.

6. Đề tài thứ 6 là sự tự trị của các đan viện chiêm niệm. Về vấn đề này, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng một đàng sự tự trị tạo điều kiện cho sự ổn định, hiệp nhất và chiêm niệm của cộng đoàn, nhưng đàng khác nó không có nghĩa là độc lập hoặc cô lập. Trong nhãn giới đó, các nữ tu chiêm niệm đừng trở nên bệnh hoạn vì tự tham chiếu mình.

7. Gắn liền với đề tài trên đây là sự Liên hiệp. Đây là đề tài thứ 7 được ĐTC trình bày trong Tông Hiến ”Tìm nhan Thiên Chúa”. Ngài đề cao tầm quan trọng của các liên hiệp ”như những cơ cấu hiệp thông giữa các Đan viện chia sẻ cùng một đoàn sủng”. Các liên hiệp nhắm thăng tiến đời sống chiêm niệm trong các đan viện và trợ giúp việc huấn luyện và cả những nhu cầu cụ thể. Vì thế cần cổ võ và gia tăng các Liên hiệp.

8. Đề tài thứ 8 là nội vi, hay là khu nội cấm. Đó là dấu chỉ sự kết hiệp của Giáo Hội hôn thê với Chúa của mình mà thôi. Nội vi có nhiều hình thức khác nhau, nội vi Giáo Hoàng loại trừ mọi công tác tông đồ bên ngoài, nội vi chung có tính chất ít nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, trong cùng một dòng, sự khác biệt như thế phải được coi như một sự phong phú, chứ không phải là một cản trở tình hiệp thông.

9. Đề tài thứ 9 là lao tác. Chú ý tới khẩu hiệu của thánh Biển Đức: ora et labora, cầu nguyện và lao tác, các nữ tu chiêm niệm được ĐTC nhắn nhủ hãy chu toàn công việc làm với lòng sốt sắng và trung thành, đừng để mình bị ảnh hưởng vì não trạng duy hiệu năng và duy hoạt động trong nền văn hóa ngày nay, nó có thể dập tắt tinh thần chiêm niệm. Vì thế lao tác phải được hiểu như một sự đóng góp vào công trình sáng tạo, phục vụ nhân loại và liên đới với người nghèo, để duy trì một tương quan quân bình giữa sự hướng về Đấng Tuyệt Đối và sự dấn thân trong những trách nhiệm hằng ngày.

10. Đề tài thứ 10 trong Tông Hiến của ĐTC là sự thinh lặng, được hiểu như một sự lắng nghe và nghiềm ngẫm Lời Chúa, làm cho mình trống rỗng để dành chỗ cho sự đón nhận, đó là sự im lặng nghe Thiên Chúa và tiếng kêu của nhân loại. Mẫu gương của các hành động này là Mẹ Maria, Đấng đã biết đón nhận Lời Chúa vì Mẹ là một phụ nữ thinh lặng, một sự thinh lặng giàu lòng bác ái.

11. Đề tài thứ 11 là các phương tiện truyền thông. Ý thức về những biến chuyển xã hội và nền văn hóa kỹ thuật số (digital) đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành tư tưởng và cách thức quan hệ với thế giới, ĐTC Phanxicô nhận định rằng các phương tiện truyền thông là những dụng cụ hữu ích cho việc huấn luyện và đả thông. Tuy nhiên ngài khuyên các nữ tu chiêm niệm hãy thận trọng phân định, để các phương tiện ấy không trở thành dịp chia trí và tránh thoát đời sống huynh đệ, gây thiệt hại cho ơn gọi hoặc cản trở sự chiêm niệm.

12. Sau cùng về đề tài thứ 12 là khổ chế. ĐTC nói về sự điều độ, không dính bén những sự trần tục, vâng phục và minh bạch trong các quan hệ cộng đồng. Ngoài ra, trong tư cách là một sự chọn lựa đời sống vĩnh cư, việc khổ chế trở thành một dấu chỉ hùng hồn về lòng trung thành trong một thế giới hoàn cầu hóa và không còn căn cội. Ví dụ đối với một nhân loại đang bị nhiều xâu xé và chia rẽ, làm sao ta ở cạnh người khác, dù đứng trước những khác biệt, căng thẳng, xung đột và dòn mỏng yếu đuối. Khổ chế không phải là một sự trốn chạy thế gian vì sợ hãi. Tính chất ngôn sứ của khổ chế là liên tục chuyển cầu cho nhân loại trước tòa Chúa, lắng nghe tiếng kêu của những nạn nhân của nền văn hóa gạt bỏ. Như thế, trong niềm hiệp thông sâu xa với Giáo Hội, các nữ tu chiêm niệm sẽ là cầu thang qua đó, Thiên Chúa xuống gặp con người, và con người leo lên gặp Thiên Chúa”.

Nơi phần cuối của Tông Hiến, ĐTC đề ra 14 qui luật, trong đó có khoản nói rằng các nữ tu chiêm niệm có thể theo các khóa huấn luyện ở ngoài đan viện của mình, nhưng phải làm sao để duy trì bầu không khí thích hợp với đoàn sủng chiệm niệm (Điều 3)

 Ngoài ra tuyệt đối không được tuyển mộ các nữ ứng sinh từ các nước khác chỉ với mục đích duy trì sự sống còn của Đan viện đang bị thiếu ơn gọi.

– Khởi đầu tất cả các Đan viện phải thuộc về một liên hiệp. Các liên hiệp này có thể được thành lập theo tiêu chuẩn địa lý hoặc có đoàn sủng, tinh thần hoặc truyền thống giống nhau. Nếu một đan viện không thể thuộc về một Liên hiệp thì phải xin phép Tòa Thánh (Điều 9).

 Bộ các dòng tu có thể ban hành những chỉ dẫn áp dụng 12 đề tài được liệt kê trong Tông Hiến theo các đoàn sủng của các gia đình đan tu khác nhau. Những chỉ dẫn áp dụng ấy phải được Tòa Thánh phê chuẩn (Điều 14)

G. Trần Đức Anh OP

ĐTC khích lệ tín hữu Đức sống đời chiêm niệm, cầu nguyện thân tình với Thiên Chúa

ĐTC khích lệ tín hữu Đức sống đời chiêm niệm, cầu nguyện thân tình với Thiên Chúa

ĐTC Phanxicô gửi sứ điệp Video cho Đại Hội Công Giáo Đức lần thứ 100

VATICAN: ĐTC Phanxicô khích lệ tín hữu công giáo Đức dành nhiều giờ hơn cho việc chiêm niệm, cầu nguyện, và sống thân tình với Chúa, để tái chiếm lại sự hài hoà an bình với thế giới, với thụ tạo và với Đấng Tạo Hóa.

Ngài đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp Video gửi các tham dự viên Đại hội công giáo toàn quốc Đức lần thứ 100, nhóm tạị Leipzig trong các ngày 25 tới 29 tháng 5 với khẩu hiệu “Này là người”. ĐTC nói: Khẩu hiệu của đại hội rất hay đẹp, vì cho thấy điều thực sự quan trọng. Không phải những gì chúng ta làm được, hay sự thành công bề ngoài quan trọng, nhưng là khả năng dừng lại, ghé mắt nhìn, chú ý tới tha nhân, và cống hiến cho họ những gì họ thực sự thiếu thốn. Ai trong chúng ta cũng ước mong hiệp thông và hoà bình, và cần sự sống chung hoà bình. Nhưng điều này chỉ có thể được, khi chúng ta xây dựng hoà bình nội tâm trong con tim. Nhiều người thường xuyên sống trong vội vã, và kiểu sống này ảnh hưởng trên tất cả những gì ở chung quanh, kể cả việc đối xử với môi sinh. Cần dành nhiều thời giở hơn cho cuộc sống nội tâm trong chiêm niệm và cầu nguyện, để đạt tới sự thân tình với Thiên  Chúa là Cha, Đấng ước muốn thiện ích cho con cái Ngài, và thấy chúng ta sống trong hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và thanh bình. Sự thân tình này với Chúa linh hoạt lòng thương xót của chúng ta khiến cho chúng ta cũng biết thương xót nhau như Chúa thương xót chúng ta.

Trong xã hội có biết bao lần chúng ta gặp thấy con người bị đối xử tàn tệ. Chúng ta thấy các người khác phán xử giá trị cuộc sống của họ và thúc giục họ mau chết đi trong tuổi già và trong bệnh tật. Chúng ta thấy các người giàn xếp và vật vờ qua lại, không có phẩm giá, bởi vì họ không có công ăn việc làm hay là các người tỵ nạn. Chúng ta trông thấy Chúa Giêsu khổ đau và bị tử đạo hướng cái nhìn trên sự gian ác và tàn bạo trong tất cả mọi chiếu kích của chúng, mà con người phải gánh chịu hay khiến cho người khác phải gánh chịu.

ĐTC gửi lời chào thăm và ban phép lành toà thánh cho tất cả các tham dự viên và tín hữu công giáo toàn nước Đức. Ngài cầu mong họ luôn dành nhiều chỗ hơn cho tiếng nói của người nghèo và các người bị áp bức, cũng như nâng đỡ nhau trong việc chia sẻ các kinh nghiệm, tư tưởng và kiểu loan báo Tin Mừng, và là các chứng nhân can đảm của niềm hy vọng kitô.

Đại hội công giáo toàn quốc Đức nhóm họp hai năm một lần với sự tham dự của hàng chục ngàn tín hữu. Chương trình đại hội gồm các buổi cử hành phụng vụ, diễn thuyết, thảo luận bàn tròn, sinh hoạt văn nghệ, triển lãm, chia sẻ kinh nghiệm và chứng từ sống đạo vv… Đại hội lần trước năm 2014 đã được triệu tập tại Regensburg về đề tài “Cùng Chúa Kitô xây dựng các cây cầu”, và đã tập trung vào các đề tài luân lý gia đình và các viễn tượng gia đình kitô nhăm chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình trong bối cảnh tái truyền giảng Tin Mừng (SD 25-5-2016)

Linh Tiến Khải

Vượt quá các nhu cầu vật chất để làm no thỏa cái đói sự sống vĩnh cửu

Vượt quá các nhu cầu vật chất để làm no thỏa cái đói sự sống vĩnh cửu

Hãy vượt quá các nhu cầu vật chất và làm no thỏa cái đói sự sống vĩnh cửu

Ngoài cái đói của thâm xác con người còn mang trong mình một cái đói khác quan trọng hơn, không thể được no nê với thực phẩm thường tình. Đó là cái đói sự sống, cái đói sự vĩnh cửu, mà chỉ có Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn được mà thôi, vì Ngài là bánh sự sống.

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền  Tin chúng trưa Chúa Nhật hôm qua. Ngài nói trong bài huấn dụ: Trong ngày Chúa Nhật hôm nay tiếp tục bài đọc chương 6 Phúc Âm thánh Gioan. Sau việc nhân bánh ra nhiều dân chúng tìm Chúa Giêsu và sau cùng họ tìm thấy Người gần Capharnaum. Người hiểu rõ mục đích của sự hăng hái theo Người và vén mở nó một cách rõ ràng: “Các ngươi tìm tôi không phải vì các ngươi đã trông thấy các dấu lạ, nhưng  vì đã ăn bánh và đuợc no nê” (Ga 6,26). Thật ra, những người ấy theo Chúa Giêsu vì bánh vật chất, mà hôm trước đã làm dịu cái đói của họ, khi Chúa Giêsu đã hóa bánh ra nhiều. Họ đã không hiểu rằng bánh đó bẻ ra cho biết bao người, cho nhiều người, diễn tả tình yêu của chính Chúa Giêsu. ĐTC giải thích thái độ của dân chúng như sau:

Họ đã ban cho bánh đó nhiều giá trị hơn là Người cho bánh. Trước sự mù lòa tinh thần này Chúa Giêsu minh nhiên sự cần thiết đi xa hơn việc thỏa mãn lập tức các nhu cầu vật chất, và khám phá ra, nhận biết Đấng ban ơn, chính Thiên Chúa là ơn và là Đấng ban ơn. Và như thế từ bánh đó, từ cử chỉ đó dân chúng có thể tìm thấy Đấng cho nó là Thiên Chúa. Người mời gọi rộng mở cho một viễn tượng không chỉ là viễn tượng của các lo lắng thường ngày cho ăn, mặc, thành công, chức tước. Chúa Giêsu nói tới một lương thực khác, một thứ lương thực không thể hư nát; và tìm kiếm và tiếp nhận nó là điều tốt. Ngài khích lệ: “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực không kéo dài, nhưng vì lương thực tồn tại cho cuộc sống vĩnh cửu mà Con Người sẽ ban cho” (c.27). Nghĩa là kiếm tìm ơn cứu rỗi, gặp gỡ với Thiên Chúa.

Với các lời này Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu rằng, ngoài cái đói của thân xác, con người còn mang trong mình một cái đói khác – tất cả chúng ta đều có cái đói này – một cái đói quan trọng hơn, không thể được làm no nê với thực phẩm thường tình. Đó là cái đói sự sống, cái đói sự vĩnh cửu, mà chỉ có Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn được mà thôi, vì Ngài là bánh sự sống (c. 35). Chúa Giêsu không loại bỏ sự lo lắng và kiếm tìm lương thực hàng ngày, không, Ngài không loại bỏ sự lo lắng cho tất cả những gì có thế khiến cho cuộc sống con người tiến bộ hơn. ĐTC quảng diễn tư tưởng này như sau:

Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta biết rằng ý nghĩa đích thật cuộc sống của chúng ta trên trần gian này là ở tận cùng, trong sự vĩnh cửu, trong sự gặp gỡ với Ngài, là ơn và là Đấng ban ơn; và Ngài cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng  lịch sử con người, với các khổ đau và niềm vui của nó, phải được sống trong một chân trời của sự vĩnh cửu, nghĩa là trong chân trời của cuộc gặp gỡ vĩnh viễn với Ngài. Và cuộc gặp gỡ này soi sáng tất cả mọi ngày sống của cuộc đời chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ tới cuộc gặp gỡ này, nghĩ tới ơn lớn lao này, nghĩ tới các ơn bé nhỏ của cuộc sống, cả các khổ đau, các lo lắng sẽ được soi sáng bởi niềm hy vọng của cuộc gặp gỡ đó. “Ta là bánh sư sống, ai đến với Ta sẽ không còn đói nữa, và ai tin vào Ta sẽ không bao giờ khát nữa” (c.35). Và diều này quy chiếu về Thánh Thể là ơn lơn nhất no thoả linh hồn và thân xác. Gặp gỡ và tiếp đón trong chúng ta Chúa Giêsu, “bánh sự sống”, trao ban ý nghĩa và niềm hy vọng cho con đường thường cong queo của cuộc sống. Nhưng “bánh sự sống “ này được ban cho chúng ta như là một nhiệm vụ, nghĩa là để tới lượt mình chúng ta làm no thoả cái khát tinh thần và vật chất của các anh chị em khác, bằng cách loan báo Tin Mừng khắp nơi. Với chứng tá của thái độ sống huynh đệ và liên đới đối với tha nhân, chúng ta khiến cho Chúa Kitô và tình yêu của Ngài hiện diện giữa loài người.

Xin Đức Trinh Nữ Thánh nâng đỡ chúng ta trong việc kiếm tìm và bước theo  Con Mẹ là Chúa Giêsu, “bánh thật”, bánh hằng sống không hư nát và kéo dài cho cuộc sống vĩnh cửu.

Tiếp đến ĐTC đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin ĐTC đã chào nhiều nhóm tín hữu, đặc biệt nhóm hành hương đi ngựa từ Firenze của huynh đoàn “Parte Guelfa”. Ngài nhắc tới ơn “Tha thứ Asissi”, tức ơn toàn “xá Porziuncula” mà thánh Phanxicô đã xin được cho các tín hữu thời ngài và truyền lại cho đến nay. ĐTC nói: Nó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ tới gần Chúa trong Bí tích của Lòng Thương Xót và rước Mình Thánh Chúa. Có người sợ hãi đến gần toà Giải Tội, và quên rằng ở đó người ta không gặp gỡ một vị thẩm phán nghiêm khắc, nhưng gặp gỡ Người Cha vô cùng thương xót. Có đúng thật là khi chúng ta đi xưng tội, chúng ta cảm thấy hơi xấu hổ. Điều này xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng chúng ta phải nhớ rằng cả sự xấu hổ đó cũng là một ơn chuẩn bị cho chúng ta vào vòng tay ôm của Thiên  Chúa Cha, là Đấng luôn luôn tha thứ và tha thứ tất cả..

Linh Tiến Khải -Vatican Radio