TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

 TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN NĂM B (16/09/2012)
[Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35]

Bài Tin Mừng hôm nay trình thuật việc Ðức Giê-su đang đi với các môn đệ ở vùng Xê-da-rê thuộc Phi-lip-phê, tức là miền cực Bắc nước Do-thái, nơi bắt nguồn của dòng sông Gio-đan. Người ta gọi nơi này là Xê-da-rê của Phi-lip-phê, vì chính Hê-rô-đê Phi-lip đã xây ở đây một thành mang tên Xê-da-rê (tên của hoàng đế Rô-ma). Do đó, đặt chân đến chốn này, ai cũng phải nghĩ tới hoàng đế và uy quyền thống trị của ông. Và từ đó, người ta cũng hay nghĩ đến thân phận của mình. Có lẽ vì thế mà khi tới vùng này, Ðức Giê-su đã quay sang hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Dư luận về Người kể ra đã khá rõ rệt. Ai ai cũng nghĩ Người là bậc xuất chúng, ít nhất cũng như Gio-an Tẩy giả, hoặc như Ê-li-a, hay một vị ngôn sứ nào đó. Còn đối với các môn đệ thì vì họ là học trò thân tín của Người, luôn ở với Người và được Người chăm sóc, dạy dỗ, rồi còn được chứng kiến biết bao phép lạ Người đã làm, tất nhiên họ phải có một cái nhìn về Người hơn hẳn những người khác. Vì thế, ông Phê-rô đã không ngần ngại thay mặt anh em mà thưa với Người: "Thầy là Ðức Ki-tô".
 
Thiết nghĩ không thể có lời tuyên xưng nào chính xác hơn được. Và đó cũng là lời tuyên xưng của Hội Thánh sau khi mầu nhiệm Phục Sinh đã hiện thực hoá: Đức Giê-su Ki-tô là Chúa các chúa, Vua muôn vua. Phê-rô hôm ấy nói được như vậy là nhờ ở Thánh Thần hoạt động trong lòng trí ông. Ông thốt ra lời rất đúng nhưng vượt quá tầm hiểu biết của ông, cũng giống như nhiều khi các ngôn sứ phát biểu những Lời của Thiên Chúa mà họ chưa quán triệt được tất cả nội dung phong phú. Có lẽ cũng vì vậy nên Ðức Giê-su đã “lập tức cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.” Họ không nên nói những điều họ chưa hiểu biết thấu đáo, có thể gây ra những sự hiểu lầm, mà cần phải đợi đến khi chân tướng sự việc hiển hiện ra hết rồi hãy tuyên xưng. Cũng bởi vì "giờ" của Người chưa đến. và cái trọng tâm của giờ ấy chính là cuộc khổ nạn, nên kể từ hôm nay, Người bắt đầu mạc khải cho môn đệ biết khía cạnh quan trọng này.
 
Phê-rô vừa mới thay mặt các môn đệ tuyên xưng “Thầy là Đấng Ki-tô” thì cũng có nghĩa là tuyên xưng “Thầy là Vua” (Ki-tô là xức dầu, mà theo truyền thống thì chỉ có vua mới được xức dầu); vậy mà tiếp liền sau đó Thầy lại “bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở.” (Mc 8, 31-32). Ðiều đó làm cho các môn đệ càng thêm khó hiểu, và nhất là không thể chấp nhận được. Với bản tính bộc trực nghĩ sao nói vậy, nên “Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người.” Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người liền trách ông Phê-rô rất nặng lời: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."
 
Thực ra, không chỉ mình Phê-rô, mà cho đến thế kỷ XXI này, không thiếu gì những người nghĩ như vậy. Tư tưởng của loài người là thế. Làm sao hiểu và chấp nhận cho được Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật, lại chịu để loài người phỉ báng, loại bỏ và giết chết. Thiên Chúa thương yêu loài người và với quyền năng vô biên, Người chỉ cần phán một lời thì con người sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. Nhưng như thế thì con người theo bản tính bẩm sinh bất toàn của mình, sẽ chẳng hiểu được mầu nhịêm này. Con người nếu không được “thực mục sở thị” (trông thấy nhãn tiền) thì vẫn không tin và – vốn dĩ được tự do đến gần như tuyệt đối – sẽ lại khơi khơi sống một cách vô tư như chưa hề biết mình đã được cứu độ. Chính vì thế, nên ý định tối cao của Thiên Chúa Cha phải được thực hiện một cách cụ thể: Con Thiên Chúa phải xuống thế mặc xác phàm, chịu khổ hình và chết treo trên thập giá thay cho tội lỗi loài người và tới ngày thứ ba sẽ phục sinh vinh hiển. Chỉ có như vậy loài người mới thấu hiểu được hồng ân cứu rỗi do chính Người Con cũng là Người Tôi Trung của Thiên Chúa là Đức Giê-su Ki-tô vâng lới thực hiện. Và đó chính là mạc khải vậy.
 
Cũng chỉ vì con người khi được mạc khải chỉ hiểu được tường tận Lời Chúa bằng đức tin, nên sau Lời dạy về cuộc Thương Khó, Đức Giê-su tiếp tục dạy về những điều kiện để theo Người. Vác thập giá đi theo Ðức Ki-tô không chỉ là làm việc khó này, chịu sự cực kia; nhưng trước hết là phải có phương hướng nhất định. Phương hướng đó chính là đức tin mà những kẻ tin đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa (“Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Ki-tô, đều mặc lấy Đức Ki-tô.” – Gl 3, 26-27). Ðức tin có những đòi hỏi của nó, nếu không, nó chỉ là một mớ, hay một hệ thống những ý tưởng trừu tượng, chứ không phải là sự sống đức tin. Ðức tin ấy phải là một sự sống, và như mọi sự sống nó phải sinh hoạt, phải làm ra việc này việc khác… Nói cách khác là phải sống đức tin cách cụ thể trong cuộc sống đời thường. Vâng, khi anh tuyên xưng đức tin là phải nói lên (tuyên – tuyên bố) được niềm tin của anh, đồng thời chứng minh được niềm tin (xưng – xưng ra) ấy trong cuộc sống của anh.
 
Vâng, chúng ta không được như các thánh Tông đồ thủa xưa “vì đã thấy, nên đã tin”, nhưng nếu chúng ta “không thấy mà tin” thì chắc chắn sẽ được chúc phúc “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20, 29). Vấn đề tuyên xưng đức tin xưa như trái đất, nhưng coi chừng chúng ta mới chỉ TUYÊN bố bằng đầu môi chót lưỡi chớ chưa thật sự XƯNG ra bằng chính cuộc sống của mình. Nói cách khác, nếu anh mới chỉ “nói” chớ chưa thực sự “làm” đúng như những điều anh đã nói, thì cũng chẳng hơn gì những “kinh sư và người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.” (Mt 23, 1-7). Ấy cũng bởi vì “Đức tin không có hành động là đức tin chết” – Gc 2, 26).
 
Ôi! Lạy Chúa! Con biết rằng con rất mạnh mịêng khi đọc hay hát kinh Tin Kính trong các thánh lễ, nhất là trong đêm Vọng Phục Sinh. Con cũng biết rằng khi con nói về niềm tin của mình thì thao thao bất tuyệt, nhưng con chưa sống niềm tin ấy một cách cụ thể trong cuộc sống thường nhật của con. Con tin vào Chúa, con luôn đến với Chúa, nhưng với những người anh em của con – nhất là những anh em khó nghèo, tật bệnh, lao tù… – thì con lại thờ ơ, lảng tránh. Như vậy thì nào có khác chi con chỉ mới TUYÊN chớ chưa XƯNG ra được niềm tin mà con đã chọn cho cuộc đời mình. Cúi xin Chúa ban Thần Khí cho con đủ can đảm và dũng khí tuyên xưng đức tin cách công khai bằng chính những việc làm, những sinh hoạt trong gia đình, ngoài xã hội, để con được xứng đáng với danh hiệu “Ki-tô hữu” mà Chúa đã ban tặng. Ôi! Lạy Chúa! “Con tuyên xưng Chúa đã chết đi. Con tuyên xưng Ngài đã sống lại. Trong vinh quang mai Ngài lại đến…” Ôi, lạy Chúa! Lạy Thiên Chúa của con! Con tin! Amen. 

 
JM. Lam Thy ĐVD.

TUẦN TIN GIÁO HỘI (Từ 10 đến 16 tháng 09- 2012)

TUẦN TIN GIÁO HỘI (Từ 10 đến 16 tháng 09- 2012)

Trích từ Xuân Bích VN

 

NHỮNG GIÁO HỘI TRẺ TRUNG ĐỂ CÓ MỘT GIÁO HỘI HOÀN VŨ MẠNH.

-Trả tự do cho Rimsha Masih – Dịp tốt khuyến khích việc xét lại luật về báng bổ.

Đức Thánh Cha quan ngại  tự do tôn giáo đang bị hạn chề thành tự do tín ngưỡng.

Đại học Dòng Tên mua dinh thự của Đức Tổng giám mục Philadelphia.

Tên nó là Sarajevo.

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo kêu gọi bảo vệ Luật Hôn nhân.

Kỷ niệm năm thứ 10 ngày mất của ĐHY Văn-Thuận.

Bổ nhiệm mới.

Các nhà thần học suy tư về các vấn đề đạo đức luân lý của Ấn Độ.

Tổng trưởng Vatican chỉ trích mạnh mẽ “lối giải thích không liên tục”.

-Giáo phẩm Iraq phàn nàn “Hồi giáo chính trị”, kêu gọi thần học Kitô giáo Ả Rập.

Đồng tính là nhân tố chính trong những vụ bê bối lạm dụng tình dục.

Đức Thánh Cha có vấn đề về hình ảnh trên trang mạng.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo Liban chào mừng cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha.

Nhà thờ chính toà mới được cung hiến cho Kazakhstan hậu Xô viết.

« Sứ mệnh truyền giáo Madrid » : một sáng kiến canh tân đức tin các tín hữu.

Sứ mệnh rao giảng Phúc Âm ở Châu Phi.

Kitô hữu có thể phải chọn giữa đức tin và việc làm.

Bách hại giết chết 150,000 Kitô hữu hằng năm.

Rước đuốc ngày 11 tháng 10 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

 (Xem chi tiết . . . . .TUẦN TIN GIÁO HỘI (Từ 10 đến 16 tháng 09-2012) )

 

Tường thuật ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm Libăng (2/3)

Tường thuật ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm Libăng (2/3)

Thứ bẩy 15 tháng 9-2012 là ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm Libăng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVi đã có bốn sinh hoạt chính. Sau khi thăm xã giao tổng thống Libăng tại dinh Baabda, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ hàng lãnh đạo các tôn giáo trong phòng khánh tiết của dinh. Tiếp đến ngài nói chuyện các thành phần chính quyền, các đại diện các cơ cấu tổ chức quốc gia Libăng, cũng như giới lãnh đạo các tôn giáo và đại diện thế giới văn hóa. Vào ban chiều ngài gặp gỡ giới trẻ Libăng và toàn vùng Trung Đông tại quảng trường gần Tòa Thượng Phụ Maronít Bkerké.

Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha. Ban sáng Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ riêng trong nhà nguyện Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Harissa. Lúc 9 giờ 20 phút ngài đã đi xe hơi tới dinh tổng thống cách đó 30 cây số dể thăm xã giao tổng thống Cộng hòa Libăng Tướng Michel Sleiman. Đoàn xe cận vệ của tổng thống đã tháp tùng xe Đức Thánh Cha. Hai bên đường đã có rất đông người cầm cờ Libăng và cờ Tòa Thánh vẫy chào Đức Thánh Cha. Họ tung hoa và ném gạo về phía xe Đức Thánh Cha, cũng có nhiểu người múa nhảy biểu lộ niềm vui của họ trước vị thượng khách của đất nước Libăng.

Tổng thống Sleiman sinh năm 1948 tại Amchit gần Byblos. Năm 1967 ông theo binh nghiệp, và năm 1998 trở thành đại tướng chỉ huy quân đội. Năm 2008 ông đựơc bầu làm vị tổng thống thứ 12 của Libăng với nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống là tín hữu công giáo Maronít, có vợ và ba con.

Sau khi đàm đạo riêng với Đức Thánh Cha, tổng thống đã giới thiệu phu nhân và các con rồi chụp hình lưu niệm với Đức Thánh Cha. Sau đó Đức Thánh Cha cũng gặp gỡ riêng ông Nabih Berri, Chủ tịch Quốc hội, và ông Nagib Mikati, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Ông Nabih Berri sinh năm 1938 tại Freetown bên Sierra Leone trong một gia đình di dân Libăng. Sau khi đậu tiến sĩ luật năm 1963, ông đã hành nghề trạng sư trong một thời gian ngắn trước khi bước sang hoạt động chính trị và trở thành lãnh tụ lực lượng Sciít ”Amal” từ năm 1980 cho tới hết cuộc nội chiến năm 1990. Ông đã là thành phần của nhiều chính quyền cho tới năm 1992 khi được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội, và đã được tái nhiệm 5 lần.

Thủ tướng Nagib Mikati sinh năm 1955, và đã theo học ngành quản trị tại đại học Mỹ ở Beirut, rồi lấy bằng tiến sĩ tại đại học Havard. Là nhà kinh doanh trong ngành viễn thông quốc tế. Ông đã bắt đầu sinh hoạt chính trị như là Bộ trưởng vận chuyển năm 1998, rồi được bầu vào Quốc hội năm 2000, và trở thành Thủ tướng năm 2005.

Lúc gần 11 giờ Đức Thánh Cha đã chào giới lãnh ãnh đạo các cộng đoàn Hồi giáo Sunnít, Sciít Druse và Alawit. Cùng hiện diện trong buổi gặp gỡ cũng có Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Thượng Phụ Maronít, Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Libăng.

Tiếp đến lúc 11 giờ Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các thành phần chính quyền, giới lãnh đạo chính trị, các cơ cấu quốc gia, cùng với ngoại giao đoàn, các vị lãnh đạo tôn giáo và đại diện thế giới văn hóa, tất cả chừng 500 người. Trước đó tổng thống Sleiman đã vào Phòng tiếp các đại sứ để tháp tùng Đức Thánh Cha ra vườn dinh tổng thống trồng một cây trắc bá Libăng lưu niệm. Đức Thánh Cha đã cầm bình tưới nước cho cây trắc bá. Sau đó cả hai vị đã vào ”Phòng 25 tháng 5”, gọi là phòng 25 tháng 5 vì kỷ niệm ngày quân đội Israel rút lui khỏi miền nam Libăng hồi năm 2005, bị họ chiếm đóng từ năm 1978.

Đáp lời tổng thống Đức Thánh Cha dùng lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ ”Thầy ban bình an của Thầy cho các con” bằng tiếng A Rập để chào mọi người hiện diện. Trong diễn văn ngài đã mời gọi mọi người chung sức xây dựng hòa bình, thăng tiến gia đình, xã hội, tôn trọng phẩm giá và các quyền con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, cũng như thăng tiến đối thoại, cộng tác và hòa hợp giữa các tín hữu kitô và hồi giáo toàn vùng Trung Đông.

Nhắc đến sự kiện ngài đã cùng tổng thống vừa trồng cây trắc bá trong vườn của dinh tổng thống trước đó, Đức Thánh Cha nói:

Khi nhìn cái cây bé nhỏ này và các săn sóc mà nó sẽ cần đến để lớn mạnh cho tới khi có các cành to lớn, tôi đã nghĩ tới đất nước của anh chị em và số phận của nó, tôi đã nghĩ tới các người dân Libăng và các niềm hy vọng của họ, tôi đã nghĩ tới tất cả những người của vùng này xem ra phải gánh chịu các khổ đau bất tận. Và khi đó tôi đã xin Chúa chúc lành cho anh chị em, chúc lành cho đất nước Libăng, và tất cả dân chúng toàn vùng đã trông thấy các tôn giáo và các nền văn hóa cao quý nảy sinh. Thiên Chúa đã chọn vùng này để nó là gương mẫu làm chứng trước cho thế giới thấy khả năng của con người có thể sống ước vọng hòa bình và hòa giải một cách cụ thể. Ngưỡng vọng đó Thiên Chúa đã in sâu trong trái tim con người.

Một đất nước phong phú trước hết là nhờ các người sống trong đó. Tương lai và khả năng dấn thân cho hòa bình của nó tùy thuộc từng người và tất cả mọi người. Một dấn thân như thế chỉ có thể trong một xã hội hiệp nhất. Nhưng sự hiệp nhất không phải là sự đống loạt. Sự gắn bó của xã hội được bảo đảm bởi việc liên lỉ tôn trọng phẩm giá của mỗi người, và sự tham dự có trách nhiệm của từng người, tùy theo các khả năng của mình, bằng cách dấn thân đóng góp những gì tốt đẹp nhất của mình… Phẩm giá của con người không thể tách rời khỏi tính cách thánh thiêng của sự sống, mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho. Trong chương trình của Thiên Chúa mỗi người là duy nhất và không thể thay thế được. Con người bước vào thế giới trong một gia đình, là nơi đầu tiên của việc nhân bản hóa và là người giáo dục hòa bình đầu tiên. Vì thế, để xây dựng hòa bình chúng ta phải chú ý tới gia đình và tạo thuận lợi cho nhiệm vụ của nó, để nâng đỡ và thăng tiến khắp nơi một nền văn hóa sự sống. Sự hữu hiệu của dấn thân cho hòa bình tùy thuộc ý niệm, mà thế giới có thể có đối sự sống con người. Nếu chúng ta muốn hòa bình, hãy bênh vực sự sống. Cái luận lý này không chỉ loại trừ chiến tranh và các hành động khủng bố, nhưng cũng loại trừ mọi xúc phạm đến sự sống con người, là thụ tao của Thiên Chúa. Sự thờ ơ hay khước từ đối với những gì làm thành bản chất đích thạt của con người ngăn cản sự tôn trọng văn phạm này, là luật tự nhiên được khắc ghi trong trái tim con người (Sứ điệp cho Ngày hòa bình thế giới 2007, s. 3). Như thế, việc thừa nhận vô điều kiện phẩm giá của tất cả mọi người, của từng người trong chúng ta, và việc thừa nhận tính chất thánh thiêng của sự sống bao gồm trách nhiệm của tất cả mọi người trước mặt Thiên Chúa. Vì thế chúng ta phải hiệp lực phát triển một nền nhân chủng học duy trì sự hiệp nhất của con người. Không có nó, sẽ không thể xây dựng nền hòa bình đích thực.

Tiếp tục diễn văn Đức Thánh Cha đi vào thực tế và tố cáo các tệ nạn xã hội như sau:

Mặc dù chúng hiển nhiên hơn trong các nước có các xung khắc vũ trang, nhưng các cuộc chiến đầy phù phiếm và kinh hoàng này, các xúc phạm đến sự toàn vẹn và sự sống con người cũng có tại các quốc gia khác. Thất nghiệp, nghèo đói, gian tham hối lộ, các tùy thuộc khác nhau, khai thác bóc lột, các vụ buôn bán thuộc mọi loại, và nạn khủng bố kéo theo sự suy yếu khả năng nhân bản, cùng với các khổ đau không thể chấp nhận được của các nạn nhân. Cái luận lý kinh tế tài chánh không ngừng muốn áp đặt trên chúng ta cái ách của nó, và làm cho của cải đứng trước nhân phẩm. Nhưng sự mất mát của mỗi sự sống con người là một mất mát cho toàn nhân loại, là một đại gia đình, mà chúng ta tất cả đều có trách nhiệm.

Một vài ý thức hệ đặt lại vấn đề, một cách trực tiếp hay gián tiếp hay cả hợp pháp nữa, liên quan giá trị bất khả nhượng của mọi người và nền tảng tự nhiên của gia đình, tàn phá các nền tảng của xã hội. Cần phải ý thức về điều đó, và liên đới với nhau để khước từ tất cả những gì ngăn cản việc tôn trọng con người, liên đới để ủng hộ các đường lối chính trị và các sáng kiến hiệp nhất các dân tộc một cách liêm chính và công bắng. Thật là khích lệ, khi thấy có sự cộng tác đối thoại giúp xây dựng cuộc sống chung ấy. Một phẩm chất tốt hơn của cuộc sống và việc phát triển toàn diện là điều chỉ có thể trong việc chia sẻ các của cải tài nguyên và các hiểu biết chuyên môn, trong sự tôn trọng căn tính của người khác. Nhưng điều này chỉ có thể, khi tin tưởng nhau. Ngày nay các khác biệt văn hóa, xã hội và tôn giáo phải tiến đến việc sống một tình huynh đệ mới. Đó chính là con đường hòa bình.

Để mở ra cho các thế hệ ngày mai một tương lai hòa bình, nhiệm vụ đầu tiên là giáo dục hòa bình để xây dựng hòa bình. Giáo dục trong gia đình và ở học đường trước hết phải là giáo dục các giá trị tinh thần, trao ban cho việc thông truyền sự hiểu biết và các truyền thống của một nền văn hóa ý nghĩa và sức mạnh của chúng. Trí khôn con người yêu thích chân, thiên, mỹ: đó là dấu ấn Thiên Chúa in nơi con người. Vì thế nhiệm vụ của nền giáo dục là đồng hành với sự trưởng thành của khả năng có các lựa chọn tự do và đúng đắn, có thể đi ngựơc dòng với các ý kiến phổ biến, các thời trang, các ý thức hệ chính trị và tôn giáo. Cần phải loại bỏ bạo lực bằng lời nói và hành động. Vì nó luôn luôn là một tấn kích phẩm giá con người. Đức Thánh Cha nhấn mạnh hiệu qủa của việc giáo dục hòa bình như sau:

Như thế, việc giáo dục hòa bình sẽ đào tạo ra các con người nam nữ quảng đại và ngay chính, biết chú ý tới mọi người đặc biệt là những người yếu đuối nhất. Các tư tưởng hòa bình, các lời nói hòa bình và các cử chỉ hòa bình tạo ra một bầu khí tôn trọng, liêm chính và thân ái, trong đó các lỗi lầm và các xúc phạm có thể được nhận biết trong sự thật để cùng nhau tiến tới hòa giải. Ước chi các giới chức chính quyền và các vị hữu trách tôn giáo suy tư về các điều đó!

Chúng ta phải ý thức rằng sự dữ, ma qủy hoạt động qua con người bằng cách sử dụng sự tự do của chúng ta. Vì thế khi đã xúc phạm điều răn thứ nhất là tình yêu của Thiên Chúa, nó đến và làm hư hỏng điều răn thứ hai là tình yêu đối với tha nhân. Với nó tình yệu tha nhân biến mất để làm lợi cho dối trả và ước muốn, thù hận và cái chết. Nhưng có thể đừng để cho sự dữ chiến thắng, và chiến thắng sự dữ bởi sự thiện (x. Rm 132,21). Và chúng ta được mời gọi hoán cải con tim. Không có sự hoán cải, các giải phóng mà con người ước mong, gây vỡ mộng, vì chúng di chuyển trong cái chật hẹp của trí óc con người, trong sự cứng nhắc, trong các bất khoan nhượng, các đặc ân, các ước muốn trả thù và sự chết chóc. Việc thay đổi sâu xa tâm trí cần thiết để tìm lại sự sáng suốt và không thiên vị nào đó, cũng như tìm lại ý thức sâu xa về công lý và thiện ích chung… Phải khước từ sự báo thú, nhận biết các sai lầm của mình, chấp nhận các lời xin lỗi mà không tìm kiếm chúng, và sau cùng là tha thứ. Rồi Đức Thánh Cha đã nhắc tới sự thật tuyệt tuyêt diệu sau đây của dân nước Libăng:

Tại Libăng Kitô giáo và Hồi giáo sống chung trong cùng một không gian từ bao thế kỷ nay. Không là điều hiếm có, khi trong một gia đình có hai tôn giáo. Nếu trong cùng một gia đình có thể có hai tôn giáo, thì tại sao điều đó lại không có thể trên bình diện chung của xã hội? Đặc tính của vùng Trung Đông di chuyển trong sự trộn lẫn ngàn đời giữa các thành phần khác nhau. Dĩ nhiên, rất tiếc chúng cũng đã đánh chống lại nhau. Một xã hội chỉ hiện hữu nhờ tôn trọng lẫn nhau, nhờ ước muốn biết người khác. và đối thoại liên tục. Việc đối thoại đó chỉ có thể trong ý thức có các giá trị chung đối với mọi nền văn hóa lớn, vì chúng đâm rễ sâu trong bản tính con người… Trong việc khẳng định các giá trị đó, các tôn giáo có phần đóng góp định đoạt. Chúng ta đừng quên rằng tự do tôn giáo là quyền căn bản, mà nhiều quyền khác tùy thuộc. Bất cứ ai đều phải có thể tuyên xưng và sống một cách tự do tôn giáo của mình, mà không gặp nguy hiểm cho sự sống và tự do. Viêc mất đi hay sự suy yếu sự tự do này lấy mất đi của con người quyền thánh thiêng có được cuộc sống toàn vẹn trên bình diện tinh thần. Tự do tôn giáo có có chiếu kích xã hội và chính trị cần thiết cho hòa bình. Nó thăng tiến sự sống chung hòa hợp, cho phép dấn thân phục vụ các lý tưởng cao quý, qua việc tìm kiếm sự thật, không phải bằng việc áp đặt bạo lực, nhưng bằng chính sức mạnh của sự thật. Sự thật đó là Thiên Chúa. Bởi vì tín ngưỡng được sống dẫn đưa tới tình yêu. Tín ngưỡng đích thật không thể dẫn đưa tới cái chết.

Sau khi từ giã mọi người, Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, rồi đến Tòa Thượng Phụ công giáo Armeni để dùng bữa trưa với các Thượng Phụ và các Giám Mục Libăng, cũng như các thành viên Hội đồng đặc biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục cho vùng Trung Đông, và đoàn tùy tùng.

Đức Thượng Phụ công giáo Armeni Nerses Bédros IX Tarmouni sinh tại Cairo thủ đô Ai Cập năm 1940, thụ phong linh mục năm 1965, được bầu làm Giám Mục năm 1989 và tấn phong năm 1990, rồi đựơc bầu làm Thượng Phụ năm 1999.

Đức Thánh Cha đã làm phép bức tượng đan sĩ Hagop gọi là ”Méghabarde người tội lỗi”, là vị đã soạn cuốn sách đầu tiên in bằng tiếng Armeni tại Venezia năm 1512. Tiếp đến ngài đã dùng bữa trưa với 100 khách mời.

Ngỏ lời trong dịp này Đức Thánh Cha đã cảm tạ Thiên Chúa về cuộc găp gỡ trong tu viện Bzommar, biểu tượng đối với Giáo Hội Công Giáo Armeni. Vị sáng lập tu viện là đan sĩ Hagop, gọi là Méghabarde người tội lỗi, là mẫu gương cho chúng ta về đời cầu nguyện, không dính bén tới của cải vật chất và trung thành với Chúa Cứu Thế. Cách đậy 500 năm người đã thăng tiến việc in cuốn ”Sách ngày Thứ Sáu” và tạo thành cây cầu nói liền Đông Phương và Tây Phương Kitô. Nơi trường của người, chúng ta có thể học ý thức về truyền giáo, lòng can đảm của sự thật, và giá trị của tình huynh đệ trong sự hiệp nhất. Trong khi sắp dùng bữa ăn, được chuẩn bị với nhiều tình yêu quảng đại này, đan sĩ Hagop nhắc cho chúng ta biết luôn có trong tim cái khát tinh thần và việc tìm kiếm cuộc sống mai sau, vì con người không chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời phát xuất từ miệng Thiên Chúa nữa.

Sau bữa trưa Đức Thánh Cha đã trở lại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Harissa để nghỉ ngơi trước khi đến Tòa Thượng Phụ Maronít ở Bkerké để gặp gỡ giới trẻ Libăng và toàn vùng Trung Đông lúc 6 giờ chiều.

Từ năm 1823 Bkerké là trụ sở mùa đông của Tòa Thượng Phụ Maronít Antiokia và toàn Đông Phương, trong khi dinh mùa hè ở Dimane, ở mạn bắc Libăng. Dinh Thượng Phụ nằm trên sườn đồi Harissa, có đền thánh Đức Bà Libăng nhìn bao quát vịnh và thành phố cảng du lịch Jounieh. Quảng trường có chỗ cho hơn 20.000 người.

Giáo Hội Maronít, xuất phát từ tên của thánh Maron, là tu sĩ khổ hạnh sống tại Antiokia và qua đời năm 410, là Giáo Hội đông phương duy nhất hoàn toàn hiệp thông với Tòa Thánh Roma. Vì thế tín hữu Maronít đã bị các tín hữu kitô khác kỳ thị và bách hại lâu dài trong lịch sử, trong đó có các tín hữu chỉ chấp nhận thiên tính của Chúa Kitô, người Bisantin, người Mammeluc và đế quốc hồi Ottoman. Vị Thượng Phụ Antiokia đầu tiên là thánh Jean Maron (685-707), Đức Thượng Phụ hiện nay là Bécharai Boutros Rai, sinh tại Himlaya năm 1940, thụ phong linh mục năm 1967, tấn phong Giám Mục năm 1986, cai quản giáo phận Jbeil năm 1990, và được bầu làm Thượng Phụ năm 2011.

Hơn 20.000 bạn trẻ cùng với hàng chục ngàn tín hữu khác đã tụ tập rất sớm tại đây để suy tư, cầu nguyện và hát thánh ca trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha. Chúng tôi sẽ tường thuật các chi tiết buổi gặp gỡ này của Đức Thánh Cha với các bạn trẻ và tín hữu Libăng cũng như các bạn trẻ đại diện toàn vùng Trung Đông trong các buổi phát ngày mai.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha ký Tông Huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông”

Đức Thánh Cha ký Tông Huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông”

HARISSA. Chiều ngày 14 tháng 9-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã ký Tông Huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông” đúc kết thành quả Công nghị các GM Trung Đông hồi tháng 10-2012 và chứa đựng chương trình hoạt động cho Giáo Hội trong những năm tới đây.

Buổi ký Tông Huấn diễn ra lúc 6 giờ chiều tại Vương cung thánh đường thánh Phaolô của Giáo Hội Công Giáo Melkite ở Harissa, phía bắc thủ đô Beirut, và chỉ cách tòa Sứ Thần Tòa Thánh lối 5 cây số.

Thánh đường này được xây cất theo kiểu Đền thờ Santa Sofia ở Istanbul, Thổ Nhĩ kỳ, với 5 mái vòm và chứa được 450 người. Khi đến đây ĐTC đã được Đức Thượng Phụ Gregorio, cùng với Cha Bề trên Cộng đoàn tiếp đón và rước vào bên trong thánh đường. Hiện diện tại đây cũng có tổng thống Cộng hòa Liban, và phu nhân, các Thượng Phụ và GM Công Giáo cũng như các HY GM thuộc Hội đồng của Thượng HĐGM Trung Đông. Ngoài ra cũng có các phái đoàn của các Giáo Hội Chính Thống, và các Cộng đoàn Hồi giáo, cũng như đại diện giới văn hóa và xã hội dân sự.
Sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Gregorio, Đức TGM Tổng thư ký Thượng HĐGM, Nikola Eterovic, đã gợi lại vắn tắt tiến trình Thượng HĐGM Trung Đông nhóm tại Roma từ ngày 10 đến 24 tháng 10 năm 2010. Ngài nói: ”Đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần 2 ngàn năm của Giáo Hội, ĐGH triệu tập tại Roma tất cả các GM Trung Đông, các GM chính tòa và hiệu tòa, cả một số vị về hưu. Các vị tham dự Thượng HĐGM về đề tài ”Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông: hiệp thông và chứng tà. Đông đảo các tín hữu đồng tâm hiệp ý với nhau” Cv 4,32)…

”Nay trong dịp trọng thể này, họp nhau trong Vương cung thánh đường thánh Phaolô của Giáo Hội Công Giáo Hy lạp Melkite cổ kính này, con cảm thấy có nhiệm vụ cám ơn tất cả các nghị phụ đã đóng góp đầy uy tín và giá trị vào suy tư về tình hình Giáo Hội và xã hội tại Trung Đông. Từ sự hiệp thông và công việc của Thượng HĐGM, người ta đã có thể làm nổi bật sự nảy sinh một bình minh mới đầy hy vọng cho các tín hữu Kitô, giữa những khó khăn.

Huấn từ của ĐTC
Về phần ĐTC, ngỏ lời với mọi người sau bài đọc Tin Mừng theo thánh Gioan (12, 20-32) nói về những dấu chỉ vinh quang của Chúa Giêsu được tỏ hiện, ngài nhận định rằng thật là một điều Chúa quan phòng khi biến cố ký Tông Huấn này diễn ra vào ngày lễ Thánh Giá Vinh Hiển, một lễ được khai sinh tại Đông Phương vào năm 335, sau lễ Thánh Hiến Đền thờ Phục Sinh trên đồi Golgotha và Mộ Thánh do Hoàng đế Constantino. ĐTC nói:
”Tôi thấy Tông Huấn hậu Thượng HĐGM Trung Đông này có thể được đọc và giải thích dưới ánh sáng lễ Thánh Giá Vinh Hiện, đặc biệt là dưới ánh sáng của hai chữ đầu của từ Cristos. Việc đọc như thế giúp tái khám phá căn tính đích thực của tín hữu đã chịu phép rửa và của Giáo Hội, đồng thời như một lời mời gọi làm chứng tá trong và qua tình hiệp thông. Hiệp thông và chứng tá Kitô đồng qui trong Mầu Nhiệm Phục Sinh, mầu nhiệm chịu đóng đanh, chịu chết và sống lại của Chúa Kitô, và tìm được sự viên mãn trong đó. Nếu không có quan hệ như thế, thì việc suy tôn Thánh Giá chỉ là biện minh cho đau khổ và chết chóc. Đối với Kitô hữu, tuyên dương Thánh Giá có nghĩa là hiệp thông hoàn toàn với tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa đối với loài người. Đó là tuyên dương thánh giá trong viễn tượng Phục Sinh.”

ĐTC cũng nhận xét rằng khi nghĩ đến tình trạng Giáo Hội hiện nay tại Trung Đông, các nghị phụ đã suy tư về những vui mừng và đau khổ, lo sợ và hy vọng của các môn đệ Chúa Kitô sống tại miền này. Toàn thể Giáo Hội đã có thể nghe những tiếng kêu lo âu và cảm thấy cái nhìn tuyệt vọng của bao nhiêu người nam nữ ở trong tình trạng cam go về mặt con người và vật chất, sống những căng thẳng mạnh mẽ trong lo sợ, Họ là những người muốn theo Chúa Kitô là Đấng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ, nhưng nhiều khi họ bị ngăn cản. Vì thế, tôi đã muốn cho Thư thứ I của thánh Phêrô được coi như nền của Tông Huấn này. Đồng thời Giáo Hội có thể chiêm ngưỡng những gì là đẹp, và cao trọng trong các Giáo Hội tại Trung Đông.

ĐTC nhận xét rằng Tông huấn Giáo Hội tại Trung Đông giúp suy nghĩ lại hiện tại để hoạch định tương lai với cùng cái nhìn của Chúa Kitô. Qua những hướng đi Kinh thánh và mục vụ, qua lời mời gọi đào sâu về linh đạo và Giáo Hội học, qua sự canh tân phụng vụ và huấn giáo, qua những lời kêu gọi đối thoại, Tông Huấn muốn vạch ra một con đường để tim lại điều thiết yếu, đó là theo Chúa Kitô, trong một bối cảnh khó khăn, nhiều khi đau thương, một bối cảnh có thể làm nảy sinh cám dỗ cố tình không biết đến hoặc quên đi Thánh Giá vinh hiển.”

Sau bài huấn từ, ĐTC đã ký vào Văn bản Tông Huấn, một văn kiện dài hơn 100 trang sẽ được ngài chính thức trao cho các Đại diện của các Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông trong thánh lễ sáng chúa nhật 16 tháng 9-2012.
Giã từ Vương cung thánh đường thánh Phaolô vào lúc quá 7 giờ chiều, ĐTC đãi về Tòa Sứ thần Tòa Thánh gần đó để dùng bữa tối và qua đêm.

Sứ quán của Tòa Thánh trước kia thủ đô Beirut cho đến khi xảy ra chiến tranh hồi năm 1975, vì khu vực này liên tục bị pháo kích, nên vị đại diện Tòa Thánh phải hai lần thay đổi trụ sở trước khi di chuyển chung kết vào năm 1983 đến dinh thự mùa hè ở Harissa, chỉ cách Đền thánh Đức Mẹ Liban 300 mét.

G. Trần Đức Anh OP
 

 

Nội dung Tông Huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông”

Nội dung Tông Huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông”

HARISSA. Tông huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông”, được ấn hành bằng các thứ tiếng chính, và đặc biệt bằng tiếng Arập và Do thái, ngoài phần Lời tựa, Nhập đề, và kết luận, còn có 3 phần.

Văn kiện này được soạn thảo dựa trên 44 đề nghị chung kết của Thượng HĐGM và mời gọi Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông làm cho tình hiệp thông trong nội bộ của mình được sinh động, cởi mở đối với với người Do thái và Hồi giáo. Đây là một tình hiệp thông, hiệp nhất, cần đạt tới trong những bối cảnh khác biệt về địa lý, tôn giáo, văn hóa, xã hội chính trị ở Trung Đông. Đồng thời ĐTC tái kêu gọi bảo tồn và thăng tiến các nghi lễ của các Giáo Hội Đông phương, vốn là gia sản của toàn thể Giáo Hội Chúa Kitô.

– Phần thứ I của Tông huấn đề cập đến bối cảnh các tín hữu Kitô tại Trung Đông, trong đó nhiều người bị thiệt mạng, nạn nhân của sự mù quáng của con người, sống trong lo sợ và tủi nhục. Dường như không có những gì cản ngăn được tội ác của Cain. Tông huấn nhắc lại lập trường của Tòa Thánh về các cuộc xung đột trong vùng, về thành Jerusalem và các nơi thánh. Văn kiện tái kêu gọi hoàn cải, và hòa bình: hòa bình này không phải là vắng bóng xung đột, nhưng là an bình nội tâm và gắn liền với công lý, vượt thắng mọi sự phân biệt chủng tộc, phái tính và giai cấp; sống tinh thần tha thứ trong lãnh vực riêng tư và cộng đồng.

Phần I của Tông huấn cũng đề cập đến đời sống Kitô và phong trào đại kết, việc đối thoại liên tôn với người Do thái và Hồi giáo, lên án việc lạm dụng tôn giáo vào những cuộc xung đột không thể biện minh được đối với một tín hữu chân chính. Văn kiện khuyến khích các tín hữu Kitô quí chuộng Hồi giáo là tôn giáo đa số trong vùng, nhưng đồng thời cũng than phiền rằng cả hai bên đã sử dụng những khác biệt đạo lý như cái cớ để biện minh, nhân danh tôn giáo, cho những hành vi bất bao dung, kỳ thị, gạt ra ngoài lề, thậm chí cả những hành vi bách hại. ĐTC cũng kêu gọi các xã hội Arập đi xa hơn sự bao dung để tiến tới tự do tôn giáo.

Văn kiện này nhắc đến hai thực tại: trước tiên là đặc tính đời với những hình thức nhiều khi có tính chất cực đoan, tiếp đến là trào lưu cực đoan bạo động có liên hệ tới tôn giáo. Tông huấn cổ võ đặc tính đời, sự trung lập của nhà nước về tôn giáo một cách lành mạnh, chấp nhận sự cộng tác giữa chính trị và tôn giáo trong sự tôn trọng lẫn nhau. Tông huấn chống lại chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, dùng võ lực để cướp chính quyền và không am hiểu tôn giáo của người khác, chà đạp lương tâm và tôn giáo của tha nhân, vì lý do chính trị. Vì thế, ĐTC tha thiết kêu gọi các vị lãnh đạo tôn giáo ở Trung Đông, qua gương sáng và giáo huấn, hãy làm tất cả những gì có thể để loại trừ đe dọa bạo lực dựa trên tôn giáo gây chết chóc cho tín đồ các tôn giáo.

Tông huấn phê bình một khía cạnh khác trong thực tại xã hội ở Trung Đông, tố giác nhiều hình thức kỳ thị phụ nữ. ĐTC viết: ”Trong khi nhìn nhận huynh hướng bẩm sinh của nữ giới là yêu thương và bảo vệ sự sống con người, và trong khi ca ngợi sự đóng góp đặc thù của nữ giới cho nền giáo dục, săn sóc sức khỏe, các hoạt động từ thiện và tông đồ, tôi tin rằng phụ nữ phải nắm giữ và phải được để cho nắm giữ vai trò lớn hơn trong đời sống công cộng và Giáo Hội”.
Tông huấn cũng đề cập đến vấn đề các tín hữu Kitô xuất cư khỏi Trung Đông. Một Trung Đông không còn hoặc chỉ còn rất ít Kitô hữu thì không còn là Trung Đông nữa. Vì thế, ĐTC kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo tránh những chính sách hoặc chiến lược biến Trung Đông thành một mầu sắc, không còn phản ánh thực tại con người và lịch sử nữa.

ĐTC cũng mời gọi các vị chủ chăn của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương giúp các LM và tín hữu của mình ở hải ngoại hãy giữ liên lạc với gia đình và Giáo Hội nguyên gốc của họ. Ngoài ra ngài kêu gọi các vị chủ chăn của các giáo phận đón nhận các tín hữu Công Giáo Đông phương hãy cho họ được cư hội cử hành phụng vụ theo truyền thống của họ.

– Phần thứ II của Tông huấn ngỏ lời với một số thành phần chủ yếu của Giáo Hội Công Giáo, từ các vị Thượng Phụ các Giáo Hội Công Giáo tự quản, cho đến các GM, LM và chủng sinh, những người sống đời thánh hiến và giáo dân, các gia đình, người trẻ và trẻ em. Ngài gửi đến họ những lời nhắn nhủ thích hợp với hoàn cảnh hiện nay.

– Trong Phần thứ III, Tông huấn đề cập đến những chủ đề như:
. Lời Chúa là linh hồn và là nguồn mạch hiệp thông và chứng tá
. Phụng vụ và đời sống bí tích
. Cầu nguyện và hành hương
. Rao giảng Tin Mừng và bác ái: sứ mạng của Giáo Hội
. sau cùng là việc huấn giáo và đào tạo theo tinh thần Kitô.

– Trong phần kết luận Tông Huấn, nhân danh Thiên Chúa, ĐTC kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo không những thoa dịu nỗi đau khổ của tất cả những người đang sống tại Trung Đông, nhưng còn loại trừ những nguyên nhân gây ra những đau khổ ấy, làm tất cả những gì có thể để đạt tới hòa bình. Đồng thời, các tín hữu Công Giáo cũng được nhắn nhủ củng cố và sống tình hiệp thông với nhau, mang lại sức sinh động cho việc mục vụ. Thái độ thờ ơ nguội lạnh là điều làm phật lòng Thiên Chúa”, vì thế, các tín hữu Kitô tại Trung Đông, Công Giáo và các hệ phái khác, hãy đoàn kết và can đảm làm chứng về Chúa Kitô. Chứng tá này không phải là dễ dàng, nhưng là điều mang lại sự phấn khởi”.

G. Trần Đức Anh OP
 

 

Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm Liban

Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm Liban

BEIRUT. Chiều ngày 14 tháng 9-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã đến Beirut, thủ đô Liban, để bắt đầu chuyến viếng thăm gần 60 tiếng đồng hồ tại nước này, cho đến chiều chúa nhật 16 tháng 9-2012.

Cơ hội chính cho cuộc viếng thăm của ĐTC đương kim tại Liban là việc ký và công bố Tông Huấn ”Giáo Hội tại Trung Đông” đúc kết thành quả Thượng HĐGM đặc biệt về Trung Đông, nhóm tại Roma hồi tháng 10 năm 2010. Cuộc viếng thăm này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng của vùng Trung Đông, với mùa xuân Arập đang có nguy cơ biến thành mùa đông, và nhất là với cuộc xung đột đẫm máu tại Siria từ bao tháng nay làm cho hơn 27 ngàn người thiệt mạng, 250 ngàn người tị nạn, và có nguy cơ lan sang cả Liban. Trong bối cảnh đó, chủ đề chuyến viếng thăm của ĐTC là câu nói của Chúa Kitô Phục Sinh với các môn đệ ”Thầy ban bình an cho các con” (Ga 14,27).

Liban, quốc gia bé nhỏ, chỉ rộng gần 10,500 cây số vuống, một phần 30 nước Việt Nam, với dân số chỉ có hơn 4 triệu người, trong đó gần 60% theo Hồi giáo và phần còn lại 40% là tín hữu Kitô và 1,3% thuộc các tôn giáo khác. Tổng cộng Liban hiện có 18 cộng đoàn tôn giáo khác nhau, trong đó có 5 cộng đoàn Hồi giáo, và 1 cộng đoàn Do thái giáo, 12 cộng đoàn Kitô, trong số này có 6 cộng đoàn Công Giáo gồm 6 nghi lễ khác nhau. Tổng cộng với 6 nghi lễ, Giáo Hội Công Giáo tại Liban có 53 GM, 1543 LM triều và dòng, 2.650 nữ tu và gần 150 tu huynh, 390 đại chủng sinh.

Phỏng vấn

Trên chuyến bay, ĐTC đã dành một khoảng thời gian để trả lời 4 câu hỏi do các ký giả tháp tùng nêu lên. Chẳng hạn, ĐTC cho biết là tuy tình hình Trung Đông và Liban khó khăn, nhưng ngài không hề nghĩ đến việc từ bỏ cuộc viếng thăm này, vì hễ tình hình càng phức tạp thì càng cần mang lại một dấu hiệu huynh đệ, khích lệ và liên đới. Mục đích cuộc viếng thăm của ngài tại Liban là để mời gọi đối thoại, kiến tạo hòa bình chống lại bạo lực, cùng nhau tìm giải pháp cho các vấn đề.
Trả lời một câu hỏi khác về trào lưu tôn giáo cực đoan ĐTC nhận định rằng trào lưu này luôn luôn là một sự giả tạo hóa, làm biến thái tôn giáo, và đi ngược với ý nghĩa tôn giáo, vốn là một lời mời gọi phổ biến an bình của Thiên Chúa trên thế giới. Vì thế, nghĩa vụ của Giáo Hội và các tông iáo là thanh tẩy chống lại những cám dỗ ấy, soi sáng lương tâm, và làm sao để mỗi người có ý niệm rõ ràng về Thiên Chúa.

Tiếp đón

Sau hơn 3 giờ bay, ĐTC và đoàn tùy tùng đã tới phi trường Rafiq Hariri của thủ đô Beirut vào lúc gần 2 giờ chiều giờ địa phương.

Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được Tổng thống Liban là tướng Michel Sleiman, một tín hữu Công giáo Maronit, cùng với phu nhân, cùng với các vị chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và các vị Thượng Phụ, GM tiếp đón nồng nhiệt. Hàng trăm học sinh và tín hữu cầm cờ Tòa Thánh và Liban hiện diện tại Phi trường cũng reo hò vui mừng và hô tên của ĐTC: Benedicto! Benedicto!

Trong khi đó 21 phát đại bác nổ vang trước khi quốc thiều Vatican và Liban được trổi lên.

Trong lời chào mừng ĐTC, tổng thống Sleiman đã gợi lại những đóng góp quan trọng của đất nước và nhân dân Liban, qua dòng lịch sử, cho nền văn hóa của thế giới. Ông cũng nói đến sự kiện sự cởi mở và hiếu khách của Liban nhiều khi bị lợi dụng, và đất nước này nhiều khi cũng bị xâm lăng và tấn công, nhưng Liban luôn biết kháng cự và chống lại các cuộc tấn kích ấy.

Diễn văn ca Đức Thánh Cha

Trong lời đáp từ tổng thống Liban, ĐTC nhấn mạnh lý do cuộc viếng thăm của ngài:

”Một lý do khác trong cuộc viếng thăm của tôi là để ký và trao Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM Trung Đông, Ecclesia in Medio Oriente, Giáo Hội tại Trung Đông. Đó là một biến cố quan trọng của Giáo Hội. Tôi cám ơn tất cả các Thượng Phụ Công Giáo đã đến đây và đặc viết là Đức Cựu Thượng Phụ HY quí mến Nasrallah Boutros Sfeir và người kế vị là Đức Thượng Phụ Béchara Rai. Tôi chào thăm trong tinh thần huynh đệ tất cả các GM Liban, cũng như những người đã đến đây để cầu nguyện với tôi và nhận lãnh từ chính tay Giáo Hoàng Văn kiện này. Qua họ tôi chào thăm như hiền phụ tất cả các tin hữu KItô Trung Đông. Tông huấn này được gửi tới toàn thế giới, và là một chương trình hành động trong những năm tới đây. Tôi cũng vui mừng vì được gặp gỡ trong những ngày này nhiều đại diện của các cộng đoàn Công Giáo tại đất nước anh em, cử hành và cầu nguyện chung với họ. Sự hiện diện, sự dấn thân và chứng tá của họ là một đóng góp được nhìn nhận và đánh giá cao trong đời sống thường nhật của mọi người dân nơi đất nước yêu quí của anh em.

”Tôi cũng kính chào các Thượng Phụ và GM Chính Thống đến đón chào tôi cũng như đại diện của các cộng đoàn tôn giáo khác nhau của Liban. Các bạn thân mến, sự hiện diện của các bạn chứng tỏ sự quí chuộng và cộng tác mà các bạn mong muốn thăng tiến giữa mọi người trong niềm tôn trọng nhau. Tôi cám ơn các bị vì những cố gắng ấy và tôi chức chắn rằng các bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm những con đường hiệp nhất và hòa hợp. Tôi không quên những biến cố đau thương đã gây sầu khổ cho đất nước tươi đẹp của các bạn trong những năm dài. Sự sống chung hòa họp đặc biệt của Liban phải chứng tỏ cho toàn Trung Đông và thế giới thế rằng trong mỗi nước có thể có sự sộpng tác giữa các Giáo Hội khác nhau, tất cả đều là thành phần của một Giáo Hội Công Giáo duy nhất, trong tinh thần hiệp thông huynh đệ với các tín hữu Kitô khác, và đồng thời, có sự sống chung và đối thoại trân trọng giữa các tín hữu Kitô và những anh chị em thuộc các tôn giáo khác. Cũng như tôi, Anh chị em đều biết rằng sự quân bình ấy rất tế nhị, tuy nó được trình bày ở các nơi như một mẫu gương. Đôi khi nó bị đe dọa tan võ khi ở trong tình trạng căng thẳng như cây cung, hoặc phải chịu những sức ép quá nhiều khi có tính chất phe phái, thậm chí là do vụ lợi, trái ngược, xa lạ với sự hòa hợp và dịu dàng của Liban. Chính trong những trường hợp như thế cần tỏ ra thực sự phải ôn hòa và rất khôn ngoan. Và lý trí phải trổi vượt trên sự đam mê một chiều để tạo điều kiện cho ích chung của mọi người. Đại vương Salomon đã quen biết Hiram, Vua miền Tyro, đã chẳng coi đức khôn ngoan là nhân đức tối cao sao? Vì thế, ngài đã nài nỉ xin Chúa ơn khôn ngoan và Chúa đã ban cho Vua một tâm hồn khôn ngoan và thông minh (Xc 1 V 3,9-12).

ĐTC nói thêm rằng:
”Tôi đến đây cũng để nói lên rằng sự hiện diện của Thiên Chúa thật là quan trọng trong đời sống của mỗi người và cách sống chung, điều mà đất nước anh chị em muốn chứng tỏ, chỉ có thể trở nên sâu xa nếu nó được xây dựng trên một cái nhìn chào đón và thái độ tử tế vối với tha nhân, nếu nó ăn rễ sâu nơi Thiên Chúa, là Đấng muốn cho mọi người trở nên anh chị em với nhau. Sự quân bình nổi tiếng của Liban muốn tiếp tục là một thực tại, có thể kéo dài nhờ thiện chí và sự dấn thân của mọi người Liban. Chỉ như thế, sự quân bình ấy mới là mẫu gương cho người dân của toàn vùng và thế giới. Đây không phải chỉ là một công trình của con người, nhưng còn là một hồng ân của Thiên Chúa mà ta phải nài nỉ cầu xin, kiên trì với bất kỳ giá nào, và quyết tâm củng cố”.

”Thưa tổng thống và các bạn, mối liên hệ giữa Liban và người kế vị thánh Phêrô có tính chất lịch sử và sâu xa. Tôi đến Liban như người lữ hành hòa bình, như một người bạn của Thiên Chúa và như một người bạn của con người. Chúa Kitô đã nói: ”Thầy ban bình an của Thầy cho các con” (Ga 14,27). Đi xa hơn đất nước của anh chi em, ngày hôm nay tôi cũng đến tượng trưng nơi tất cả các nước Trung Đông, như một người lữ hành hòa bình, như một người bạn của Thiên Chúa và là bạn của mọi người dân của mọi nước trong vùng, không phân biệt tín ngưỡng. Chúa Kitô cũng nói với họ ”Thầy ban bình an cho các con”. Những vui mừng và cơ cực của anh chị em cũng liên tục hiện diện trong kinh nguyện của Giáo Hoàng và tôi cầu xin Chúa tháp tùng, an ủi anh chị em. Tôi có thể cam đoan với anh chị em rằng tôi đặc biệt cầu nguyện cho tất cả những người đang chịu đau khổ tại vùng này và họ thật là đông đảo. Tượng thánh Maron nhắc nhở cho tôi về những gì anh chị em đang sống và chịu đựng”.

Sau bài diễn văn của ĐTC, một đoàn quân danh dự đã diễn hành trước ĐTC, Tổng thống và các quan khách, rồi phái đoàn chính phủ Liban được giới thiệu lên ngài và phái đoàn Tòa Thánh cũng được giới thiệu với Tổng thống Liban. Tiếp đến, ĐTC còn hội kiến với tổng thống và 2 vị chủ tịch quốc hội và Hội đồng bộ trưởng Liban, cũng với các phu nhân liên hệ tại Phòng khánh tiết của Phi trường.

Tòa Sứ Thần Tòa Thánh
Rời Phi trường thủ đô Beirut, ĐTC về tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Harissa trên miền núi phía bắc cách đó 37 cây số.
Đây là một làng nhỏ ở trên đỉnh đồi cao 550 mét so nhìn xuống bờ biển và vịnh Jounieh. Harissa nổi tiếng với Đền thánh Đức Mẹ Liban được kiến thiết hồi năm 1904 nhân dịp kỷ niệm 50 năm tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội do Đức Chân phước Giáo Hoàng Piô 10 tuyên tín. Lễ khánh thành Đền thánh vào chúa nhật đầu tháng 5 năm 1908, và từ đó trở thành ngày lễ hàng năm kính Đức Mẹ Liban.

Pho tượng Đức Mẹ màu trắng được đúc bằng đồng tại Lyon bên Pháp cao 8 mét rưỡi và nặng 15 tấn, được đặt trên một bệ tháp bằng đá đẽo hình nón cao 21 mét, có thang xoáy ốc dẫn từ dưới lên tới tượng. Các tín hữu hành hương vẫn thường đi chân không hoặc đi bằng đầu gối leo lên các bậc thang này tới tượng Đức Mẹ ở trên đỉnh.

Ngày nay, Đền thánh Đức Mẹ quan trọng nhất ở Trung Đông này được ủy thác cho các tu sĩ dòng Thừa Sai Liban coi sóc. Mỗi ngày có 3 thánh lễ được cử hành tại đây và chúa nhật có tới 10 thánh lễ, để đáp ứng nhu cầu của các tín hữu hành hương. Họ đến đây quanh năm, nhưng nhất là trong thánh 5 kính Đức Mẹ, với những cuộc rước ban đêm khởi hành từ bờ biển lên tới Đền thánh vào lúc bình minh. Các tín hữu tay cầm đuốc sáng, vừa đi vừa hát thánh ca và cầu nguyện. Cả người Hồi giáo cũng đến hành hương tại đây để tôn kính Đức Mẹ, đặc biệt vào những ngày chúa nhật.

Cách đây gần 20 năm, vào tháng 7-1993, một Vương cung thánh đường mới được xây cất cạnh tháp bệ của Đền thánh, và có hình như một mũi tàu của người Phenici. Bên trong thánh đường có bản sao tượng Đức Mẹ Lộ Đức do ĐTC Gioan Phaolô 2 làm phép ngày 22-3 năm 1992 trong thánh lễ cho các bệnh nhân ở Đền thờ Thánh Phêrô và được Cơ quan hành hương của Giáo Phận Roma đưa tới đây. Thánh đường mới có thể chứa được 7 ngàn người, và chính tại tiền đường Đền thờ này ngày 10-5 năm 1997 ĐTC Gioan Phaolô 2 đã gặp gỡ các bạn trẻ Liban.

Đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Harissa vào lúc gần 3 giờ rưỡi chiều, ĐTC đã nghỉ ngơi trong vòng 2 tiếng rưỡi trước khi bắt đầu hoạt động đầu tiên của ngài là ký Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM Trung Đông.

G. Trần Đức Anh OP-  Vietvatican
 

 

Đức Cha Mario Toso cử hành lễ Giỗ 10 năm ĐHY Nguyễn Văn Thuận

Đức Cha Mario Toso cử hành lễ Giỗ 10 năm ĐHY Nguyễn Văn Thuận

ROMA. Lúc 10 giờ sáng ngày 14 tháng 9-2012, Đức Cha Mario Toso, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho Vị Tôi Tớ Chúa, Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Người qua đời.

Hiện diện đầy Nhà Thờ Đức Mẹ Scala (Cầu Thang) của dòng Camêlô Nhặt Phép ở Roma, nơi có mộ của Đức Cố HY, có gần 30 LM đồng tế và hơn 70 tu sĩ nam nữ, giáo dân Việt Nam và nước ngoài.

Đức Cha Toso, dòng Don Bosco, cho biết ĐHY Chủ Tịch Peter Turkson rất muốn chủ sự thánh lễ này, nhưng vì đang bận công vụ bên Congo, Phi châu, nên ngài không thể hiện diện được.

Trong bài giảng, dựa vào ý nghĩa lễ Suy Tôn Thánh Giá, Đức Cha Toso đã nêu bật tấm gương của Đức Cố HY Nguyễn Văn Thuận như chứng nhân của Thập Giá của Kitô. Ngài nói: Vị Tôi Tớ Chúa Nguyễn Văn Thuận, trong những năm ngục tù cơ cực, đã kín múc sức mạnh từ lòng yêu mến Chúa Kitô chịu đóng đanh… Người đã muốn diễn tả tình yêu chịu đau khổ bằng cách dùng từng mảnh gỗ nhỏ, liên kết thành một thánh giá đeo ngực, và sau khi được trả tự do, Người thường đeo thánh giá ấy ở cổ, tỏ cho mọi người, nhất là những người đồng hương tị nạn hay di dân, như dấu chỉ hy vọng. Trong các bài giảng, ĐHY thường trích dân lời kinh phụng vụ: Kính chào Thánh Giá là niềm hy vọng duy nhất của chúng con”.

Cuối thánh lễ, Đức Cha Chủ Tế và mọi người đã cùng đọc kinh ĐHY Nguyễn Văn Thuận, xin Chúa ban ơn lành nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi Tớ Chúa và xin cho án phong thánh của Người sớm được hoàn thành tốt đẹp.

Nguyên văn bài giảng của Đức Cha Mario Toso
Đức Hồng Y Văn Thuận chứng nhân của Thánh Giá
Anh chị em thân mến,

Chúng ta còn nhớ rõ lễ cải táng cho Vị Tôi Tớ Chúa quí mến, ĐHY Văn Thuận, tại nhà thờ Đức Mẹ Cầu Thang này cách đây vài tháng. Nay lễ giỗ 10 năm của Người được cử hành với Thánh Lễ này, trong ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá. Tiếp đến, Thượng Hội đồng Giám Mục về việc tái truyền giảng Tin Mừng và lễ khai mạc Năm Đức Tin nay đang đến gần.

Vì thế, chúng ta không thể không nhìn nhận rằng năm nay, lễ giỗ ĐHY Văn Thuận mang sắc thái liên hệ tới những biến cố Giáo Hội và mục vụ đầy ý nghĩa như vậy.

Đặc biệt Lễ Suy Tôn Thánh Giá cho chúng ta nhớ đến ĐHY Văn Thuận như chứng nhân anh dũng của tình yêu Chúa Giêsu Kitô, tình yêu trọn vẹn và trung thành đã dẫn đưa Chúa đến độ chịu đựng những cực hình vốn dành cho những người nô lệ.

Thánh Giá chính là nơi Chúa Giêsu Kitô đã tỏ cho thấy chiều rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu tình yêu của Ngài đối với Chúa Cha và nhân loại.

Nhờ tình yêu vô biên ấy, vượt quá mọi tri thức, Chúa đã chu toàn thánh ý Chúa Cha và đã cứu chuộc nhân loại, làm cho con người có khả năng yêu yến Thiên Chúa.

Vị Tôi Tớ Chúa Văn Thuận, trong những năm chịu ngục tù cam go, đã kín múc sức mạnh từ lòng yêu mến Chúa Kitô chịu đóng đanh. Người chìm đắm trong tình yêu ấy khi cử hành Thánh Lễ một cách đơn giản tối đa, được một đức tin nồng nhiệt thúc đẩy. Người đã muốn diễn tả tình yêu chịu đau khổ ấy bằng cách dùng từng mảnh gỗ, kiến tạo một Thánh Giá đeo ngực, Thánh Giá này, sau khi được trả tự do, Người thường đeo ở cổ, tỏ cho mọi người, nhất là những người đồng hương tị nạn hoặc di dân, như dấu chỉ hy vọng.

Trong các bài giảng, Người thường trích dẫn kinh nguyện phụng vụ: O Crux Ave, spes unica: Kính Chào Thánh Giá, là nguồn hy vọng duy nhất của chúng con.

Thánh Giá, hay đúng hơn, là tình yêu tột đỉnh của Chúa Giêsu Kitô được diễn tả trên Thánh Giá, chính là niềm hy vọng của thế giới. Chỉ tình yêu ấy mới cứu chuộc và làm con người được hiển dung, mang lại sự phong phú trọn vẹn cho các dân tộc. Chỉ tình yêu trọn vẹn của Chúa Kitô đối với Chúa Cha và nhân loại, được đón nhận và sống thực, mới có thể làm tái sinh về phương diện luân lý và thiết lập đời sống xã hội trên tình yêu tha nhân, thay vì trên oán thù hoặc sợ hãi đồng loại. Trong khi làm việc tại Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, Vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Văn Thuận đã tiếp tục coi tình yêu Chúa Kitô chịu đóng đanh như một nguồn mạch đầu tiên để đổi mới, để nhân đạo hóa và giải thoát văn hóa, chính trị, kinh tế, tài chánh, gia đình các dân nước, các phương tiện truyền thông.

Tất cả chúng ta đều biết rằng việc tái truyền giảng Tin Mừng chỉ được chu toàn nhờ cộng đoàn hoặc nhờ những tín hữu giáo dân sống đức tin nồng nhiệt. Một niềm tin như thế sẽ tạo nên một nền văn hóa mới, một lối sống mới, nếu được đón nhận trọn vẹn, được suy tư hoàn toàn, được sống trung thành, được cử hành với một lòng yêu mến say mê đối với Chúa Giêsu Kitô.

Một công trình tái truyền giảng Tin Mừng dẫn vào và tháp tùng các tín hữu trong một đời sống mới của tình yêu mà Chúa Giêsu Kitô chứng tỏ và thực hiện dưới hình thức tột cùng trên Thánh Giá, để trở thành những người loan báo và làm chứng về tình yêu ấy.

Vì thế, có một mối liên hệ mật thiết giữa việc tái truyền giảng Tin Mừng và Thập Giá Chúa Kitô. Công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng nhắm làm cho gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, sống bằng Ngài, sống tình yêu chịu đóng đanh của Ngài, một tình yêu trung tín với Thiên Chúa và con người.

Thế giới ngày nay, đặc biệt là Âu Châu, đang có những dấu hiệu xa lìa Kitô giáo và có đức tin yếu ớt, đang cần được tái truyền giảng Tin Mừng, cần nhìn lên Thánh Giá Chúa Kitô để được chữa lành, như những người Israel xưa kia bị rắn lửa cắn, khi nhìn lên con rắn đồng do Môisê dựng trên cột, thì được chữa lành.

Khi kín múc nơi tình yêu Chúa Kitô chịu chết trên Thánh Giá, ta có thể chiến thắng nọc độc ác hại của những con ”rắn lửa”, trên bình diện đời sống nội tâm và thiêng liêng, những con rắn này là: coi mình là chủ nhân tuyệt đối của chân lý, ý muốn thống trị người khác, thiếu tình huynh đệ, oán ghét; và trên bình diện các ý thức hệ mới, chúng là: chủ thuyết duy vật duy tiêu thụ, chủ nghĩa thủ lợi, sự tôn thờ kỹ thuật.

Nhờ tình yêu dâng hiến của Chúa Kitô chịu đóng đanh là tình yêu trọn vẹn đối với chân lý, như ĐGH Biển Đức XVI đã dạy trong Thông điệp Caritas in veritate, Kitô giáo sẽ chứng tỏ trọn vẹn thiên tài của mình, chứng tỏ sức mạnh gợi lên nền luân lý và văn minh mới mẻ, và không bị coi là một kho dự trữ những tình cảm tốt lành mà thôi.
Khi tham dự Thánh Lễ hôm nay, lễ Suy Tôn Thánh Giá, chúng ta hãy để cho mình được lôi kéo vào trong năng động siêu việt của tình yêu Chúa Kitô, Đấng đã trở nên như ”tôi tớ” Thiên Chúa và loài người khi hiến thân trọn vẹn để không một ai bị hư mất. Chúng ta hãy nhìn tấm gương của ĐHY Văn Thuận, Người đã trở thành chứng nhân trổi vượt về tình yêu ấy. Xin Thánh Giá trên đó Chúa Giêsu đã giang hai cánh tay liên kết người Do thái với dân ngoại thành một dân tộc duy nhất, giúp chúng con trở thành những người loan báo sự hiệp nhất và an bình, như Vị Tôi Tớ Chúa Văn Thuận.

O Crux ave, spes unica! Kính chào Thánh Giá, niềm hy vọng duy nhất của chúng con!

+ Mario Toso, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.

(G. Trần Đức Anh O.P chuyển ý)  – VietVatican
 

 

Lễ nhậm chức của Đức Tổng Giám mục Huế

Lễ nhậm chức của Đức Tổng Giám mục Huế

Tân tổng Giám mục chụp hình lưu niệm sau Thánh lễ

Nhiều giám mục và linh mục đã tham dự Thánh lễ nhậm chức của Đức cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tân tổng giám mục Huế.

Hôm qua, Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã nhậm chức Tổng Giám mục Huế tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam và Đức cha Têphanô Nguyễn Như Thể cựu Tổng Giám mục Huế đã chủ tế thánh lễ.

Thánh lễ còn có sự hiện diện của 13 hồng y, tổng giám mục và giám mục cùng hơn 160 linh mục đến từ sáu giáo phận trực thuộc giáo tỉnh miền Trung và khoảng 2.000 giáo dân kể cả 10 vị đại diện Phật Giáo và Cao Đài.

Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli thay mặt Đức Thánh cha nhắc lại sứ vụ của tổng giám mục là can đảm theo gương Vị Mục Tử nhân lành rao giảng Tin mừng, bảo vệ kho tàng Đức tin và bảo vệ người cô thế.

“Giám mục không phải là người tầm thường của thế gian này nhưng là người luôn tỉnh thức, khiêm tốn và đứng về phía Thiên Chúa, dẫn dắt tín hữu”– Đức Tổng Leopoldo Girelli nói.

“Đức cha Hồng là con người ít nói và khôn ngoan, tôi đã cầu xin Chúa Thánh Thần tiếp tục ban sức mạnh và ơn khôn ngoan cho ngài”, bà Lucia Võ Thị Hiệp, một giáo dân nói với ucanews.com sau Thánh lễ.

Đức cha Hồng được Tòa Thánh bổ nhiệm làm tổng giám mục Huế hôm 18-8, kế nhiệm Đức Tổng giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, người đến tuổi về hưu.

Tổng giáo phận Huế cai quản hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, có 140 linh mục, 696 tu sĩ, 74 chủng sinh và 755 giáo lý viên phục vụ 68.910 giáo dân trong tổng số 2,3 triệu dân.

UCANVIETNAM

BIẾT ƠN ĐẤNG CỨU CHUỘC (Suy niệm lễ Suy Tôn Thánh Giá 14 tháng 9 – 2012)

BIẾT ƠN ĐẤNG CỨU CHUỘC (Suy niệm lễ Suy Tôn Thánh Giá 14 tháng 9 – 2012)

Vì tội nguyên tổ, con người bị án phạt là phải chết muôn đời. Nhưng con người được Cứu Chuộc nhờ Tình Yêu của Thiên Chúa.

Chúa Giê-su nói: “Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người, để tất cả những ai tin vào Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ”. (x. Ga 3, 13-17)
Thánh Giá, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, là cách mà Thiên Chúa yêu thương và Cứu Chuộc loài người. Không có cách nào khác.
Chúa Giêsu, thân phận là Thiên Chúa, nhưng phải làm “thân phận tôi đòi” của một người phàm, và hơn thế nữa, một người phàm sinh ra tầm thường nhất, nhận một án tử hình nhục nhã nhất trong nhân loại: chết trên thập giá… “Chúa Ki-tô, vì chúng ta, đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá”. (x. Pl 2, 6-11) Đó là cách cứu chuộc. Không có cách nào khác!

Và nếu chỉ có cách ấy mà không có cách nào nhẹ nhàng hơn, thì phía người được cứu, được chuộc hẳn phải ngộ ra rằng tội lỗi của mình nặng nề là chừng nào. Vì rõ ràng là, cái giá để được chuộc lại không phải là một đôi năm đọa đày nô lệ, mà là một kiếp người, cái giá cứu chuộc càng không phải là một vài tấn vàng, nhưng là một sinh mạng, không phải là sinh mạng của con người kiếp bụi phong trần mà là sinh mạng Con Thiên Chúa Làm Người.

Ai đã hy sinh mạng sống mà cứu cho bạn được sống, hẳn bạn phải tri ân họ biết chừng nào. Ai đã cứu bạn, vợ chồng con cái bạn khỏi chết ngạt, khỏi chết nước, khỏi chết cháy, khỏi cảnh nghèo khổ, nợ nần, khỏi cảnh làm thuê đày đọa, khỏi bị cảnh buôn bán người sang Trung Quốc, Hàn Quốc, khỏi cảnh tù đày, nô lệ, vong thân… hẳn là phải biết ơn và đền ơn họ đến muôn đời. Có người họa hình, tạc tượng người cứu sống mình và đặt ở nơi xứng đáng mà ghi ơn, nhớ tưởng như một vị đại ân nhân, vị đại thánh. Cũng đã có người nguyện làm kiếp tôi tớ phục vụ hầu hạ người thi ân suốt đời để đền ơn.

Vẫn còn lòng biết ơn nơi mỗi con người chúng ta đấy chứ! Nhưng cũng còn có cả những lòng biết ơn thật chua chát: Chúng ta vẫn thấy những nhang hương đèn khói, những cái sấp mình cúi lạy trước những bia tưởng niệm các anh hùng chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc. Chẳng biết cái sấp nào giả hình, cái cúi nào thật tình và cũng không biết đó có phải là cách tỏ bày lòng biết ơn đích thực không. Bởi vì, cũng có người biết ơn vì ‘nhờ những những người nằm trong bia mộ kia mà nay tôi được làm ông kia bà nọ, lương tuy ít, nhưng bỗng nhiều, không tham lam không nhũng nhiễu nhưng tự nhiên mà thiên hạ cứ đút vào túi tôi bạc tỷ!’. Hoặc phải biết ơn vì ‘nhờ các ông mà nay tôi có cái để xài, có cả cái để dành và nhất là có cái để bán cho có thêm tiền thêm vàng gửi ngân hàng nước ngoài nước trong!’ Ôi! chuyện thế gian! Thật là tồi tệ! Người ta đang biết ơn những người hy sinh xương máu, mạng sống để cho họ được cái lợi, cái lộc ở đời này hơn là biết ơn những người hy sinh chiến đấu cho một nền hòa bình công chính! Ai đã nằm xuống cho lý tưởng hòa bình công chính sẽ không được ca tụng bằng người nằm xuống để họ có cơ hội giàu có và thao túng quyền lực! Họ chẳng cần biết chung cuộc đời họ sẽ ra sao!

Cũng bởi vì nghĩ đến cái lợi trước mắt ở trần gian mà trong chúng ta cũng có người không khác người duy vật kia bao nhiêu: không bao giờ biết ơn Đấng đã cứu chuộc chúng ta ra khỏi những điều tội lỗi, ra khỏi sự chết trầm luân muôn đời, dẫn đưa chúng ta đến đời sống công chính hôm nay trên trần gian, và đời sống vĩnh cửu mai sau trên thiên quốc.

Lễ Suy tôn Thánh Giá nhắc nhớ chúng ta suy tôn và biết ơn Tình Yêu của Thiên Chúa: Tình Yêu Cứu Chuộc. “Alleluia, alleluia! – Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy Chúa; chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng cây Thập giá mà cứu chuộc thế gian”.

Quả thực, nếu không có Thánh Giá Chúa Giê-su Ki-tô, không có ơn cứu chuộc, thì cả và nhân loại này sẽ mãi mãi trầm luân trong cuộc sống giả trá điêu ngoa, bất công và hủy diệt muôn đời. Cũng vậy, ai không tin và biết ơn, đền ơn Chúa cứu chuộc cũng sẽ nhận một án phạt bị hủy diệt muôn đời. Còn số phận của những người chà đạp Thánh Giá Chúa, hẳn nhiên thật là bi đát, họ sẽ chết muôn đời với lũ Satan, con rắn độc cắn người, con rắn bại trận!

Ước gì những người đã xem thường Thánh Giá Chúa, xúc phạm đến Thánh Giá Chúa ngộ ra tội lỗi mình mà đến cùng Hội Thánh như dân xưa đã đến cùng Môi-sê và thưa rằng: “Chúng tôi đã phạm tội, vì chúng tôi nói những lời phản nghịch Chúa và phản nghịch ông. Xin ông cầu nguyện để Chúa cho chúng tôi khỏi rắn cắn”. (x. Ds 21, 4-9).

Lạy Chúa Giê-su, chúng con là những người bị án tử hình, mà Chúa đã vì yêu thương đến nhận thay án tử hình ấy cho chúng con bằng cái chết nhục nhã trên Thánh Giá để chúng con được sống. Xin cho chúng con biết tin tưởng, mến yêu Thánh Giá Chúa, biết ơn Tình Yêu Chúa và đền đáp ơn ấy bằng cách nguyện suốt đời phục vụ Chúa. Amen.

PM. Cao Huy Hoàng, 12-9-2012

 

Mọi lời cầu nguyện đều có ích lợi

Mọi lời cầu nguyện đều có ích lợi

Không có các lời cầu nguyên thừa thãi, vô ích. Không có lời cầu nguyện nào bị mất đi cả. Tuy có các hạn hẹp, sự mệt mỏi, nghèo nàn, khô khan, bất toàn của chúng, tất cả mọi lời nguyện của chúng ta đu được thanh tẩy và lên tới con tim của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với 8,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 12 tháng 9-2012. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, trong phần đầu của sách Khải Huyền lời cầu nguyện hướng tới cuộc sống bên trong Giáo Hội, trong phần hai của sách sự chú ý hướng tới toàn thế giới. Thật vậy, Giáo Hội bước đi trong lịch sử, là phần của lịch sử theo chương trình của Thiên Chúa. Cộng đoàn lắng nghe sứ điệp đã khám phá ra nhiệm vụ của mình là cộng tác vào sự phát triển của Nước Chúa như ”các tư tế của Thiên Chúa và Chúa Kitô” (Kh 20,6; x. 1,5; 5,10). Giờ đây nó rộng mở cho thế giới loài người. Có hai kiểu sống trái nghịch nhau: kiểu thứ nhất là ”hệ thống của Thiên Chúa” mà cộng đoàn tùy thuộc, và kiểu thứ hai là ”hệ thống trần thế chống lại Nước Chúa và chống giao ước dưới ảnh hưởng của Kẻ Dữ”, là tên lừa dối con người, và muốn thực hiện một thế giới trái nghịch với thế giới mà Chúa Kitô và Thiên Chúa muốn.

Trong phần đầu của sách Khải Huyền Chúa Kitô đã bẩy lần nói: ”Ai có tai thì nghe điều Thần Khí nói với các Giáo Hội” (Kh 2,7.11.17.29; 3,6.13.22). Cộng đoàn được mời lên trời để nhìn xem thực tại với con mắt của Thiên Chúa và ở đây chúng ta tìm thấy ba biểu tượng tham chiếu giúp đọc hiểu lịch sử.

Biểu tượng thứ nhất là chiếc ngai trên đó có Thiên Chúa ngự. Thiên Chúa toàn năng không đóng kín trên trời, nhưng đã đến gần con người, bước vào trong giao ước với con người. Thiên Chúa làm cho chúng ta cảm thấy Ngài trong lịch sử một cách nhiệm mầu nhưng thực sự, tiếng Ngài được biểu tượng bằng sấm sét. Chung quanh ngai có 24 Bô lão và 4 con vật, không ngừng chúc tụng Chúa của lịch sử.

Biểu tượng thứ hai là cuốn sách chứa đựng chương trình của Thiên Chúa liên quan tới các biến cố. Nó được đóng với 7 dấu ấn và không có ai có thể đọc được. Sự không có khả năng đó của con người khiến cho Gioan rất buồn bã. Nhưng có một người nào đó có thể mở và minh giải cuốn sách.

Biểu tượng thứ ba là Chúa Kitô Chiên Con bị sát tế trong Hy lễ của Thập Giá, nhưng đứng thẳng biểu tượng cho sự Phục Sinh. Chính Chúa Kitô Phục Sinh sẽ từ từ mở các đấu ấn, vén mở chương trình của Thiên Chúa và ý nghĩa sâu xa của lịch sử.

Các biểu tượng này nhắc cho chúng ta biết đâu là con đường giúp đọc hiểu các sự kiện của lịch sử và của cuộc sống chúng ta. Khi ngước mắt nhìn Trời của Thiên Chúa, trong tương quan liên lỉ với Chúa Kitô, khi mở rộng tâm trí chúng ta cho Người trong lời cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn, chúng ta học nhìn các sự vật một cách mới mẻ và tiếp nhận được ý nghĩa đích thật của chúng. Lời cầu nguyện như là một cửa sổ mở, cho phép chúng ta hướng cái nhìn về Thiên Chúa, để nhớ tới đích điểm chúng ta đang đi tới, cũng như để cho thánh ý Chúa soi sáng con đường đời của chúng ta và sống nó với nhiều dấn thân và mạnh mẽ hơn.

Thiên Chúa hướng dẫn cộng đoàn Kitô đọc hiểu lịch sử một cách sâu xa hơn, trước hết bằng cách mời gọi nó nhìn hiện tại đang sống một cách thực tế hơn. Khi đó Chiên Con mở bốn dấu ấn đầu tiên cho thấy một thế giới với các yếu tố tiêu cực khác nhau. Trong thế giới đó có các sự dữ mà con người gây ra như bạo lực, nảy sinh từ ước muốn chiếm đoạt và trổi vượt hơn người khác, đi tới chỗ giết người (dấu ấn thứ hai); hay bất công, bởi vì con người không tôn trọng các luật lệ đã được ban cho mình (dấu ấn thứ ba). Thêm vào đó là các sự dữ con người phải gánh chịu như cái chết, đói khát, bệnh tật (dấu ấn thư tư). Trước các thực tại thường thê thảm này cộng đoàn giáo hội được mời gọi không bao giờ đánh mất đi niềm hy vọng, tin tưởng vững mạnh rằng cái toàn năng bề ngoài ấy của Kẻ dữ đụng độ với sự toàn năng đích thật của Thiên Chúa. Và dấu ấn thứ nhất mà Chiên Con mở ra chứa đựng sứ điệp này. Thánh Gioan kể: ”Tôi thấy, kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng” (Kh 6,2).

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ như sau: Sức mạnh của Thiên Chúa đã bước vào trong lịch sử con người. Sức mạnh ấy không chỉ có thể chống lại sự dữ, mà còn có thể chiến thắng nó nữa. Mầu trắng gợi nhớ sự Phục Sinh: Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, tới độ xuống trong sự đen tối của cái chết để chiếu sáng nó với ánh quang sự sống thiên linh của Người. Người đã nhận lấy trên mình sự dữ của thế giới để thanh tẩy nó với lửa tình yêu của Người.

Tín hữu có thể trưởng thành khi đọc thực tại này. Vì sách Khải Huyền nói với chúng ta rằng lời cầu nguyện dưỡng nuôi nơi mỗi người và trong các cộng đoàn của chúng ta thị kiến ánh sáng và niềm hy vọng sâu xa này: nó mời gọi chúng ta đừng để cho sự dữ chiến thắng nhưng chiến thắng sự dữ với sự thiện, nhìn lên Chúa Kitô Bị Đóng Đanh và Phục Sinh, là Đấng kết hiệp chúng ta vào chiến thắng của Người. Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Giáo Hội sống trong lịch sử, không đóng kín trong chính mình, nhưng can đảm đối đầu với con đường của mình giữa các khó khăn và khổ đau, bằng cách mạnh mẽ khẳng định rằng sự dữ không chiến thắng sự thiện, bóng tối không che mờ ánh quang của Thiên Chúa. Đây cũng là điều quan trọng đối với chúng ta. Như là Kitô hữu chúng ta không bao giờ bi quan; chúng ta biết chắc rằng trên con đường cuộc sống, chúng ta thường gặp bạo lực, dối trá, thù hận, bách hại, nhưng điều này không khiến cho chúng ta nản lòng. Nhất là lời cầu nguyện giúp chúng ta trông thấy các dấu chỉ của Thiên Chúa, sự hiện diện và hành động của Người; còn hơn thế nữa chính chúng ta trở thành ánh sáng sự thiện, tỏa lan niềm hy vọng và chỉ cho thấy chiến thắng là của Thiên Chúa.

Viễn tượng này đưa tới chỗ dâng lên Thiên Chúa và Chiên Con lời cám tạ và chúc tụng: 24 bô lão và 4 con vật cùng hát ”bài ca mới” cử hành công trình của Chúa Kitô Chiên Con, Đấng làm mới mọi sự” (Kh 21,5). Nhưng sự đổi mới này là một ơn cần phải nài xin. Và ở đây chúng ta thấy một yếu tố khác nữa của lời cầu nguyện: đó là kiên trì khẩn nài Chúa cho Nước Chúa trị đến, cho con người có trái tim ngoan ngoãn đối với quyền bính của Chúa, cho ý Chúa hướng dẫn và định hướng cuộc sống chúng ta và cuộc sống thế giới. Trong thị kiến sách Khải Huyền lời cầu xin nài van này được 24 bô lão và 4 con vật cầm trong tay cùng với ”đàm cầm và các chén vàng đầy hương thơm” (Kh 5,8a). Chúng là ”các lời cầu nguyện của các thánh”, nghĩa là của những người đã đạt tới Thiên Chúa, nhưng cũng là của tất cả mọi người đang tiến bước. Và chúng ta thấy trước ngai Thiên Chúa có thiên thần cầm bình hương vàng liên tục bỏ vào đó các hạt hương, tỏa hương thơm dịu dàng được dâng lên Chúa cùng với các lời cầu nguyện (Kh 8,1-4).

Đó là biểu tượng để nói rằng tất cả mọi lời cầu của chúng ta, tuy có các các hạn hẹp, sự mệt mỏi, nghèo nàn, khô khan, bất toàn của chúng, hầu như được thanh tẩy và lên tới con tim của Thiên Chúa. Nghĩa là chúng ta phải chắc chắn rằng không có các lời cầu nguyên thừa thãi vô ích; không có lời cầu nguyện nào bị mất đi cả… Hình ảnh thiên thần cầm bình hương bỏ đầy lửa lấy từ bàn thờ và ném xuống đất liền có tiếng sấm sét ánh chớp và động đất (Kh 8,5) có nghĩa là Thiên Chúa không vô cảm trước các lời khẩn nài của chúng ta, Người can thiệp và cho thấy quyền năng và tiếng nói của Người trên trái đất. Người làm cho hệ thống của Kẻ Dữ run rẩy và đảo lộn. Đức Thánh Cha giải thích thêm:

Thường khi trước sự dữ người ta có cảm tưởng không làm gì được nữa, nhưng chính lời cầu nguyện của chúng ta là câu trả lời thứ nhất và hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể cho, và nó khiến cho dấn thần hằng ngày của chúng ta trong việc phổ biến sự thiện được mạnh mẽ hơn. Quyền năng của Thiên Chúa làm cho sự yếu đuối của chúng ta trở nên phong phú (x, Rm 8,25-27)…

Tuy có các biểu tượng phức tạp, nhưng sách Khải Huyền lôi cuốn chúng ta vào trong một lời cầu nguyện rất phong phú, qua đó chúng ta lắng nghe, chúc tụng, cảm tạ, chiêm ngưỡng Chúa, và xin lỗi Người. Cấu trúc của lời cầu nguyện phụng vụ lớn lao của nó mời gọi chúng ta tái khám phá ra sức mạnh biến đổi ngoại thường của bí tích Thánh Thể. Tôi đặc biệt mạnh mẽ mời gọi anh chị em trung thành với Thánh Lễ Chúa Nhật trong ngày của Chúa, là trung tâm đích thật của tuần sống.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài xin mọi người giúp lời cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Libăng của ngài diễn ra tốt đẹp. Sau cùng Đức Thánh Cha cất Kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải
 

 

Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình và hòa hợp cho Liban

Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình và hòa hợp cho Liban

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi tất cả các tín hữu Kitô Liban và Trung Đông dấn thân xây dựng hòa bình và hòa giải.

Ngỏ lời với hàng ngàn tín hữu hành hương vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư, 12 tháng 9-2012, tại Vatican, ĐTC nói:

”Các tín hữu hành hương thân mến, trong 2 ngày nữa, vào giờ này, tôi đang bay đến Liban. Tôi vui mừng vì cuộc tông du này. Nó cho tôi được gặp gỡ niều thành phần trong xã hội Liban: các vị lãnh đạo dân sự và Giáo Hội, các tín hữu Công Giáo thuộc nhiều lễ nghi khác nhau và các tín hữu Kitô khác, những người Hồi giáo và người Druze thuộc vùng này. Tôi cảm tạ Chúa vì sự phong phú này, một sự phong phú chỉ có thể kéo dài nếu sống trong hòa bình và hòa giải trường kỳ. Vì thế, tôi nhắn nhủ mọi tín hữu Kitô Trung Đông, dù là dân bản địa hay là những người mới đến, hãy trở thành những người xây dựng hòa bình và hòa giải. Chúng ta cầu xin Chúa củng cố đức tin của các tín hữu Kitô Liban và Trung Đông, cho họ được tràn đầy hy vọng. Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì sự hiện diện của họ và khích lệ toàn thể Giáo Hội hãy liên đới để họ có thể tiếp tục làm chứng về Chúa Kitô trên những phần đất được chúc phúc ấy, qua sự tìm kiếm hiệp thông trong hiệp nhất. Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những người và các tổ chức đang giúp đỡ họ trong chiều hướng ấy bằng nhiều cách. Lịch sử Trung Đông dạy chúng ta về vai trò quan trọng và nhiều khi là vai trò hàng đầu của các cộng đoàn Kitô khác nhau trong việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho vùng này của thế giới được hòa bình hằng mong ước, trong niềm tôn trọng những khác biệt hợp pháp. Xin Chúa chúc lành cho Liban và Trung Đông! Xin Chúa chúc lành cho toàn thể anh chị em! (SD 12-9-2012)

G. Trần Đức Anh OP- Vietvatican
 

 

Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh chống xúc phạm tôn giáo

Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh chống xúc phạm tôn giáo

VATICAN. Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Cha Lombardi kêu gọi tôn trọng tín ngưỡng, các nhân vật và biểu tượng tôn giáo, sau vụ lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Lybia bị tấn công.

Đại Sứ Hoa Kỳ Chris Stevens và công dân Mỹ đã bị thiệt mạng trong vụ người Hồi giáo tấn công và đốt phá lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Bengasi ở miền đông Lybia tối ngày 11 tháng 9 vừa qua. Một số người Libia cũng bị thiệt mạng. Vụ tấn công này có liên hệ tới việc trình chiếu tại Mỹ cuốn phim tựa đề ”Sự vô tội của những người Hồi giáo” mô tả ngôn sứ Mohammed như kẻ sách nhiễu tình dục trẻ em, yểu điểu như phụ nữ và giết người tàn ác. Phim này cũng tạo nên các vụ phản đối trước sứ quán Mỹ tại Ai cập.

Trong thông cáo công bố hôm 12 tháng 9 vừa qua, Cha Lombardi khẳng định rằng:

”Sự tôn trọng sâu xa đối với tín ngưỡng, các văn bản đạo, các đại nhân vật và biểu tượng của các tôn giáo khác nhau là một tiền đề thiết yếu để có sự sống chung hòa bình của các dân tộc. Những hậu quả rất trầm trọng của những vụ xúc phạm và gây hấn vô lối đối với sự nhạy cảm của các tín hữu Hồi giáo, một lần nữa là điều hiển nhiên trong những ngày này, qua những phản ứng mà chúng tạo nên, kể cả với những hậu quả bi thảm, những hậu quả này lại càng gia tăng căng thẳng và oán thù, gây ra tình trạng bạo lực không thể chấp nhận được.
”Sứ điệp đối thoại, và tôn trọng đối với tất cả các tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau mà ĐTC sắp mang đến trong cuộc viếng thăm sắp tới tại Liban chỉ cho thấy con đường mà mọi người phải đi theo để cùng nhau kiến tạo sự sống chung giữa các tôn giáo và các dân tộc trong hòa bình” (SD 12-9-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Chính phủ Liban tuyên bố lễ nghỉ để chào đón Đức Thánh Cha

Chính phủ Liban tuyên bố lễ nghỉ để chào đón Đức Thánh Cha

BEIRUT. Chính phủ Liban tuyên bố: thứ bẩy 15-9 tới đây là lễ nghỉ toàn quốc tại nước này, nhân dịp cuộc viếng thăm chính thức của ĐTC.

Thủ tướng Hajib Mikati quyết định rằng các công sở, trường học và đại học công cũng như tư sẽ đóng cửa. Ông cho biết quyết định này là để các thành phần khác nhau trong dân chúng có thể chào đón Đức Giáo Hoàng.
Hàng trăm ngàn người sẽ đón mừng ngày tại Harissa, ở Kesrouan khi ngài đến đây vào thứ sáu 14-9 sắp tới.
Mặt khác, ĐHY Kurt Koch, người Thụy sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, bày tỏ hy vọng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Liban sẽ đẩy mạnh công trình đại kết Kitô, đối thoại liên tôn cũng như góp phần mang lại hòa bình cho Trung Đông.

ĐHY Koch nói với hãng tin Công Giáo Đức KNA rằng: ”Cuộc viếng thăm của ĐTC tại Liban trong tình trạng căng thẳng hiện nay là một dấu chỉ hy vọng lớn”.

ĐHY Kurt Koch sẽ tháp tùng ĐTC trong cuộc viếng thăm sắp tới. Ngài cho biết ĐTC không phải là một nhà lãnh đạo chính trị, và trong cuộc viếng thăm Liban, ĐTC không đề ra những giải pháp chính trị cụ thể. Nhưng dân chúng chờ đợi nơi cuộc viếng thăm của ngài một sứ điệp rõ ràng, một dấu chỉ hòa giải và hòa bình. Chắc chắn Ngài sẽ kêu gọi gia tăng sự sống tác để kiến tạo một tương lai chung cho con người ở Trung Đông, cũng như từ bỏ chiến tranh”.

ĐHY Koch cho biết ngài cũng mong đợi có những tuyên bố rõ ràng của ĐTC về đại kết và cuộc đối thoại với Hồi giáo. Nhiều vấn đề mà các tín hữu Kitô ở Trung Đông đang gặp phải chỉ có thể được họ cùng nhau giải quyết.
Đồng thời, ĐHY cũng kêu gọi có những sáng kiến cụ thể và mạnh mẽ để ngăn chặn làng sóng xuất cư của các tín hữu Kitô ra khỏi Trung Đông. Ngài nói ”Một điều tuyệt đối cần thiết là các tín hữu Kitô tiếp tục ở lại trong vùng này và chống lại cám dỗ xuất cư.. Qua cuộc viếng thăm này, ĐTC muốn củng cố cộng đoàn Kitô trong vùng”.
ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô đánh giá tích cực lời tuyên bố của những người Hồi giáo nói rằng Trung Đông mà không có các tín hữu Kitô thì chắc chắn sẽ thiếu một điều gì đó. ”Nếu mọi người đều đồng ý các tín hữu Kitô phải ở lại tại những nước nguyên thủy của Kitô giáo, thì chắc chắn người ta sẽ tìm ra những con đường để làm cho điều ấy có thể thực hiện được”.

Sau cùng, ĐHY Koch hy vọng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Liban sẽ không bị lợi dụng về chính trị và người ta có thể hiểu đúng sứ điệp của ĐTC (KNA 8-9-2012)

G. Trần Đức Anh OP

Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình tổ chức lễ Giỗ 10 năm ĐHY Nguyễn Văn Thuận

Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình tổ chức lễ Giỗ 10 năm ĐHY Nguyễn Văn Thuận

ROMA. Thánh Lễ Giỗ lần thứ 10 của Vị Tôi Tớ Chúa, ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, sẽ được Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình tổ chức lúc 10 giờ sáng thứ sáu, 14 tháng 9-2012, tại Nhà Thờ Đức Mẹ Scala ở Roma, cũng là Nhà Thờ hiệu tòa của Đức Cố Hồng Y.

ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, qua đời lúc 6 giờ chiều ngày thứ hai, 16 tháng 9-2002, tại Nhà thương Piô 11 ở Roma, hưởng thọ 74 tuổi, sau 49 năm linh mục, 35 năm Giám Mục và 1 năm rưỡi làm Hồng Y. Ngài được an táng tại nghĩa trang Campo Verano ở Roma, trong khu mộ của Kinh Sĩ Đoàn Đền Thờ Thánh Phêrô.

Sáng ngày 8-6 năm nay, Đức Cố Hồng Y đã được cải táng về Nhà Thờ Đức Mẹ Scala của các cha Dòng Camêlô nhặt phép ở khu vực Trastevere, trong một buổi lễ đơn sơ do ĐHY Peter Turkson, người Ghana, đương kim Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, chủ sự trước sự hiện diện của một số HY, GM, và gần 100 người gồm các nhân viên của Hội đồng, Liên tu sĩ Việt Nam ở Roma.

Hôm 6 tháng 9-2012, Đức Cha Mario Toso, Dòng Don Bosco, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã thông báo và xin Ban Chấp Hành Hội Liên Tu Sĩ Việt Nam ở Roma, đứng đầu là Cha Giuse Nguyễn Tất Thắng O.P, cộng tác vào việc tổ chức thánh lễ Giỗ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie (NTòa Thánh. Địa Chỉ nhà thờ: Santa Maria della Scala: Piazza della Scala, 53, 00153 Roma)

G. Trần Đức Anh OP – Vietvatican

Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục Colombia tiếp tục bênh vực gia đình

Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục Colombia tiếp tục bênh vực gia đình

CASTEL GANDOLFO. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các GM Colombia tiếp tục tăng cường việc mục vụ gia đình trước làn sóng tục hóa trong xã hội ngày nay.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung dành cho 37 GM Colombia sáng ngày 10-9-2012 tại Castel Gandolfo, nhân dịp các vị kết thúc cuộc hành hương Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nhắc đến sự kiện Giáo Hội tại Colombia được dồi dào ơn gọi LM và đời sống thánh hiến, cũng như có thái độ sẵn sàng đối với sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại; ngoài ra có nhiều phong trào tông đồ nảy sinh và các cộng đoàn giáo xứ rất sinh động. Ngài nói:

”Cùng với những điều đó, anh em cũng nhận thấy những hậu quả tàn hại của trào lưu trục hóa ngày càng gia tăng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống và đảo lộn những nấc thang các giá trị của con người, khuynh đảo chính nền tảng của đức tin Công Giáo, của hôn nhân, gia đình và luân lý Kitô. Về phương diện này, việc bảo vệ không biết mệt mỏi và thăng tiến định chế gia đình tiếp tục là một ưu tiên mục vụ đối với anh em. Vì thế, giữa những khó khăn, tôi mời gọi anh em đừng chùn bước trong những cố vắng và tiếp tục công bố chân lý trọn vẹn về gia đình, dựa trên hôn nhân, như Giáo Hội tại gia và là cung thánh của sự sống”.

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc nhở các GM Colombia ”hết sức quan tâm đến các LM, Phó tế và tu sĩ, để ý đến những nhu cầu tinh thần, trí thức và vật chất của họ, để họ có thể sống trung thành một cách phong phú với sứ vụ của mình. Nếu cần, anh em đừng ngại sửa chữa huynh đệ và hướng dẫn họ. Nhất là anh em hãy nêu gương sống và tận tụy đối với sứ mạng đã nhận lãnh từ Chúa Kitô. Đừng bỏ qua ưu tiên vun trọng ơn gọi và huấn luyện khởi đầu cho các ứng sinh tiến lên thánh chức hoặc tiến vào đời sống thánh hiến, giúp họ phân định sự thật về ơn gọi của Chúa để quảng đại đáp lại với ý hướng ngay chính”.

Ngài không quên nhắc đến tình trạng bạo lực tại Colombia từ hơn 50 năm nay phải chịu cảnh nội chiến. ĐTC nói ”Mặc dù có vài dấu chỉ hy vọng, bạo lực tiếp tục kéo theo đau thương, cô đơn, chết chóc và bất công cho nhiều anh chị em ở Colombia. Đồng thời tôi nhìn nhận và cám ơn vì công tác mục vụ đang được thi hành, nhiều khi tại những nơi đầy khó khăn và nguy hiểm, để giúp đỡ bao nhiêu người đang chịu đau khổ tại đất nước Colombia yêu quí. Tôi khích lệ họ tiếp tục góp phần bảo vệ sự sống con người, vun trồng hòa bình, theo gương Chúa Cứu Thế của chúng ta và khiêm tốn khẩn cầu ơn thánh của Chúa. Họ hãy gieo vãi Tin Mừng và gặt hái hòa giải, với ý thức rằng nơi nào Chúa Kitô đến, thì hòa thuận cũng mở đường, oán thù nhường chỗ cho tha thứ và cạnh tranh biến thành tình huynh đệ”. (SD 10-9-2012)

G. Trần Đức Anh OP
 

 

Chúa Giêsu đến để chữa bệnh câm điếc của linh hồn

Chúa Giêsu đến để chữa bệnh câm điếc của linh hồn

Chúa Giêsu đến để ”mở ra”, để giải thoát chúng ta khỏi sự câm điếc nội tâm, và khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin chung trưa Chúa Nhật 9-9-2012 trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, ở trung tâm Tin Mừng hôm nay (Mc 7,31-37) có một từ nhỏ, rất quan trọng. Một từ, mà trong ý nghĩa sâu đa của nó, tóm gọn tất cả sứ điệp và toàn công trình của Chúa Kitô. Thánh sử Mạccô kể lại từ này trong chính tiếng nói của Chúa Giêsu, trong đó Chúa nói lên từ ấy, và như thế chúng ta còn nghe nó sống động hơn nữa. Đó là từ ”effatà”, có nghĩa là ”hãy mở ra”. Chúng ta hãy đem bối cảnh của nó. Chúa Giêsu đang đi qua vùng ”Thập tỉnh”, giữa Tiro, Sidone và vùng Galilea, một vùng không do thái. Người ta đem đến cho Chúa một người câm điếc, để Người chữa cho anh ta – hiển nhiên là danh tiếng Chúa Giêsu đã được đồn thổi cho tới đây. Chúa Giêsu đem anh riêng ra một chỗ, đụng vào tai và lưỡi anh, rồi ngước mắt nhin trời Người thở một hơi sâu và nói: ”Effatà” có nghĩa là ”Hãy mở ra”. Và người ấy bắt đầu nghe và nói sõi sàng (x. Mc 7,35). Đó là ý nghĩa lịch sử và theo chữ của từ này: nhờ sự can thiep của Chúa Giêsu người câm điếc đó được ”mở ra”; trước đó anh ta bị đóng kín, lẻ loi, rất khó thông truyền. Việc chữa lành đối với anh là một sự ”mở ra” cho người khác và cho thế giới, một sự mở ra khởi đầu với các cơ quan nghe và nói, lôi cuốn toàn con người và cuộc sống của anh: sau cùng anh có thể thông truyền và liên lạc trở lại.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Nhưng chúng ta tất cả đều biết rằng sự đóng kín của con người, sự lẻ loi của nó không chỉ tùy thuộc các giác quan. Có một sự đóng kín nội tâm, liên quan tới nơi sau thẳm nhất của con người, đó là điều Thánh Kinh gọi là ”trái tim”. Chúa Giêsu đến để ”mở ra”, để giải thoát, để khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với các người khác. Đó là lý do tại sao tôi đã nói rằng từ bé nhỏ ”effatà – hãy mở ra” này tóm gọn trong nó toàn sứ mệnh của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Chúa đã làm người để cho con người bị câm điếc bên trong bởi tội lỗi, có khả năng lắng nghe tiếng của Thiên Chúa, tiếng của Tình Yêu nói với con tim nó, và như thế học nói thứ ngôn ngữ của tình yêu, và thông truyền với Thiên Chúa và với các người khác. Vì lý do đó từ và cử chỉ của ”effatà” đã được đưa vào trong Lễ nghi Rửa Tội, như một trong các dấu chỉ giải thích ý nghĩa của nó: khi đụng vào miệng và tai của người được rửa tội vị linh mục nói: “Effatà”, cầu xin cho họ có thể mau lắng nghe Lời Chúa và tuyên xưng đức tin. Qua bí tích Rửa Tội con người bắt đầu ”hít thở” Chúa Thánh Thần, mà Chúa Giêsu đã khẩn nài từ Thiên Chúa Cha với tiếng thở dài sâu xa để chữa lành người câm điếc.

Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Giờ đây trong lời cầu nguyện, chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria Rất Thánh, mà chúng ta đã mừng kính lễ Sinh Nhật hôm qua. Vì tương quan đặc bhiệt của Mẹ với Ngôi Lời nhập thể, Đức Maria hoàn toàn ”rộng mở” cho tình yêu của Chúa, trái tim Mẹ liên lỉ lắng nghe Lời Chúa. Xin sự bầu cử hiền mẫu của Mẹ giúp chúng ta kinh nghiệm được mỗi ngày trong đức tin phép lạ ”effatà”, để sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với tha nhân.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã báo cho mọi người biết trong các ngày tới đây ngài sẽ viếng thăm Libăng để ký Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông nhóm tai Roma hồi tháng 10 năm 2010. Đức Thánh Cha sẽ vui sướng gặp nhân dân Libăng, chính quyền và các kitô hữu Libăng, cũng như các kitô hữu đến từ các nước láng giềng. Ngài nói: Tôi cũng biết tình trạng thường thê thảm, mà các dân tộc của vùng đất bị bầm dập này đang phải sống từ lâu, vì các cuộc xung đột không ngừng. Tôi hiểu nỗi âu lo của nhiều người dân Trung Đông hàng ngày bị chìm ngập trong đủ loại khổ đau gây buồn sầu, đôi khi gây chết chóc cho họ và cho gia đình họ. Tôi âu lo cho những người, để kiếm tìm một khoảng trống hòa bình, phải trốn chạy cuộc sống gia đình, nghề nghiệp và sống lưu vong trong cảnh tạm bợ. Cả khi khó tìm ra các giải pháp cho các vấn đề khác nhau của vùng này, người ta không thể chịu trận đối với bạo lực và các căng thẳng tột bực. Dấn thân đối thoại và hòa giải phải là điều ưu tiên đối với tất cả mọi phe liên hệ, và nó phải đựơc hỗ trợ bởi cộng đồng quốc tế, luôn luôn ý thức hơn về tầm quan trọng của một nền hòa bình ổn định và lâu bền trong toàn vùng đối với toàn thế giới. Chuyến tông du của tôi tại Libăng cũng trải dài ra toàn vùng Trung Đông, được đặt để dưới dấu chỉ của hòa bình, bằng cách lấy lại lời của Chúa Kitô: ”Thầy ban bình an của Thấy cho các con” (Ga 14,27). Xin Thiên Chúa chúc lành cho Libăng và vùng Trung Đông. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.

Đức Thánh Cha cũng chào các tín hữu công giáo và toàn dân Kazakhstan, nơi Đức Hồng Y Sodano, đặc sử của ngài, cử hành lễ thánh hiến nhà thờ chính tòa mới của giáo phận Karaganda. Ngài cũng chào các tín hữu Latinh Leopoli bên Ucraine, nơi Đức Hồng Y Tomko, đặc sứ của ngài, chủ sự các lễ nghi kỷ niêm 600 năm thành lập tổng giáo phận này.

Linh Tiến Khải

 

 

ĐIẾC VÀ NGỌNG

ĐIẾC VÀ NGỌNG
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B (09/09/2012)
[Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37]
 
Điếc là không nghe được, khác với nghễnh ngãng là nghe không rõ. Câm là không nói được, khác với ngọng là nói không rõ, khó nghe. Theo khoa học thì người ta nói được là nhờ khả năng bắt chước. Cứ nhìn trẻ sơ sinh được cha mẹ tập nói cho, thì đủ rõ. Trẻ chăm chú nhìn cha (hay mẹ) để biết cách sử dụng miệng lưỡi, đồng thời lắng tai nghe âm thanh phát ra từ mịêng cha mẹ, sau đó sẽ bắt chước làm những cử điệu vá phát âm giống như cha mẹ. Lúc đầu có thể không đúng và rõ, nhưng dần dần về sau sẽ nói được gọn gàng, đúng giọng. Cũng vì tập nói chủ yếu là bắt chước cách nói của cha mẹ thông qua việc nghe, nên khi trẻ bị điếc thì trẻ cũng bị ngọng luôn (dù có phát ra âm thanh cũng chỉ ú ớ không rõ tiếng).
 
Câm thì nặng hơn vì cơ quan (mịêng, lưỡi, dây phát âm) bị khuyết tật nặng nề. Ở đời, thường những người ngọng (hay câm) là vì bị điếc. Với khoa học tiến bộ ngày nay có máy trợ thính giúp người điếc nghe được và nếu bị ngọng thì có thể kiên trì tập luyện sẽ nói được, nhưng nếu người ấy bị khuyết tật cả bộ phận phát âm thì cũng chỉ còn cách nói bằng cử chỉ (dùng 2 tay, ánh mắt và môi mịêng) ra hiệu. Đã không nghe lại không nói được, cuộc đời của người câm điếc như bị đóng lại trước một thế giới đang mở ra, chẳng khác gì người tù biệt giam không thể có mối tương quan nào với xã hội bên ngoài.
 
Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 7, 31-37) trình thuật phép lạ Chúa Giê-su chữa cho một nguời bị điếc và ngọng. Chúa không chữa lành cho anh theo kiểu người thợ chữa một cái máy. Thái độ ân cần của Chúa “kéo riêng anh ra khỏi đám đông” và những cử chỉ chăm sóc tận tình, đụng chạm đến tai anh, xức nước miếng vào lưỡi anh, đã giúp anh tái lập mối tương quan với mọi người. Khi “tai được mở ra và lưỡi hết bị buộc lại” là lúc anh ta cũng được mở ra với thế giới và có khả năng cần thiết để nối kết tương giao với cộng đồng. Đức Giê-su đã dùng những dấu hiệu chữa bệnh bề ngoài “đặt ngón tay vào tai anh, lấy nước miếng bôi vào lưỡi anh”, rồi Người “ngửa mặt lên trời” (tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa Cha) và nói “Hãy mở ra!”, thì “Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi hết bị buộc lại.” Cứ kể ra, với quyền năng Thiên Chúa, Đức Ki-tô chỉ cần phán một lời thì bệnh nhân sẽ khỏi, nhưng ở đây Người muốn cho mọi người thấy được tỏ tường phép lạ mà Người đã thực hiện, nên Người mới có những hành động như trên (một cách mạc khải mầu nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa thông qua những cử chỉ và hành động mà người đời thường gặp trong cuộc sống trần thế). Căn bệnh điếc và ngọng về thể lý thì chỉ cần như thế là đủ; nhưng ở đây Đức Ki-tô còn muốn đi xa hơn, chữa căn bệnh ngọng và điếc về tâm linh của bệnh nhân cũng như của cả đám đông.
 
Nói đến vấn  đề ngọng và điếc tâm linh cũng khá nhiêu khê  và thường thì người mắc căn bệnh này lại không tự biết mình đang mắc bệnh. Căn bệnh này phổ biến ở hai chiều kích: siêu nhiên và xã hội. Với siêu nhiên thì gần như họ luôn nghễnh ngãng (nghe câu được câu chăng, tai lành tai điếc, chớ chưa đến nỗi điếc đặc), thờ ơ trước Lời chân lý và vì thế khi phải nói điều chân lý, họ trở nên ngọng nghịu lắp bắp nói chẳng nên lời. Với xã hội thì căn bệnh này càng phổ biến, đó là những kẻ theo một truyền thuyết mù quáng nào đó mà họ cho là lý tưởng (kiểu như đánh bom tự sát khủng bố giết hại đồng loại, sẽ được nên thánh “tử vì đạo”), hoặc những kẻ ăn trên ngồi trước rất thính tai khi nghe đến tiền tài, của cải, lạc thú, danh vọng, quyền lực, địa vị; nhưng lại “mũ ni che tai” để trở thành điếc đặc trước những thảm cảnh của con người như thiên tai (nạn nhân bão lụt, động đất, nghèo đói, bệnh tật), nhân họa (nạn nhân chiến tranh, khủng bố, áp bức, bóc lột…). Đó chẳng phải ai khác hơn là những kẻ "xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng" (Mt 25, 42-43).
 
Quả thực là  vẫn còn quá nhiều bệnh nhân "đui mù câm điếc" tâm linh và thật sự cũng vẫn còn thiếu thật nhiều những môn đồ chân chính của Thầy Thuốc Chí Thánh Giê-su Ki-tô. Với những trường hợp bệnh nhân không được chữa khỏi, thế nhân thường hay đổ lỗi cho thầy thuốc. Gặp thầy dỏm thiếu tài hoặc thầy hay nhưng lại thiếu đức thì không nói làm gì, nhưng đến như gặp thầy có đủ tài đức mà họ vẫn không tin, ấy mới là điều đáng trách. Khổ một nỗi là đến ngay những người mắc căn bệnh trầm kha ấy cũng – vô tình hay cố ý – không nhận ra được chính mình đang mang bệnh nan y, cầu mong được Thầy Thuốc Chí Thánh chữa trị. Họ đã quên mất một điều xem ra có vẻ nghịch lý nhưng lại là sự thật hiển nhiên: Người bệnh muốn được khỏi thì điều kiện tiên quyết không ở nơi người thầy thuóc, mà ở chính nơi bản thân mình và đó chính là lòng tin, là đức tin vậy.
 
Người Thầy Thuốc Chí Thánh luôn luôn sẵn sàng đến với mọi người đau yếu bệnh tật, ăn thua là người bệnh có biết đáp trả mà chạy đến với Người hay không mà thôi. Vâng, "Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần đến ta, nhưng để cứu rỗi ta, Thiên Chúa không thể làm được nếu ta không cộng tác với Ngài" (Thánh Âu-tinh), bệnh nhân tâm linh phải cộng tác bằng đức tin vào Người Thầy Thuốc Chí Thánh, mới được khỏi bệnh là điều tất nhiên vậy. Đừng bao giờ quên rằng chính Người Thầy Thuốc Chí Thánh khi chữa lành cho bệnh nhân luôn luôn khẳng định "Đức tin của con đã chữa lành con".
 
Ôi! Lạy Chúa! Con cảm thấy con cũng đang bị điếc và câm – hay ít ra là đang nghễnh ngãng và ngọng nghịu như kẻ giả điếc, giả câm – trước Lời Chúa mời gọi con mở to mắt ra để thấy những nỗi cùng khốn của những người chung quanh con, banh lỗ tai ra để nghe những tiếng rên xiết đau thương của họ, đồng thời mở miệng ra để an ủi họ, xoa dịu đau thương cho họ, và nhất là nói dùm họ, tranh đấu cho họ trước những thế lực áp bức bất công… Nhưng con đã làm như không nghe, không thấy, con đã "giả mù sa mưa" để có thể câm lặng "toạ thị cầu an" hầu được yên thân, khỏi bị mất mát, hy sinh những gì mà thế lực áp bức sẽ dành cho những kẻ dám bệnh vực cho những người bị áp bức.
 
Cúi xin Chúa ban Thần Khí chữa lành cho con chứng bệnh nan y ấy, như xưa Chúa đã chữa cho biết bao người "què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc" được khỏi không những căn bệnh "đui mù câm điếc" về thể lý mà cả về mặt tâm linh nữa.
 
Ôi! Lạy Chúa! "Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong đêm tối, xin cho biết lắng nghe Lời Ngài dạy con lúc lẻ loi. Xin cho con cất tiếng lên trả lời và vâng nghe theo Chúa. Xin cho biết sẵn sàng thực hành Lời Chúa đã truyền ban…" ("Lắng nghe Lời Chúa" – TCCĐ). Amen.
 
JM. Lam Thy ĐVD.
 

BỆNH CÂM ĐIẾC NGAY TRONG NHÀ MÌNH

BỆNH CÂM ĐIẾC NGAY TRONG NHÀ  MÌNH

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B (09/09/2012)
[Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37]

Con cái là niềm vui tuyệt vời của cha mẹ. Sinh được một người con là hồng ân lớn lao cho cha mẹ, gia đình, dòng tộc. Nhưng sinh một đứa con kém may mắn, không hoàn hảo, tật nguyền, dị dạng, thiểu năng bẩm sinh, câm điếc chẳng hạn, không chỉ là nỗi buồn mà còn là thử thách lớn lao cho cha mẹ: thử thách tình yêu và thử thách niềm tin. Thật là cao cả, đáng quí, đáng ca ngợi biết bao những cha mẹ phải chịu đựng hy sinh cả đời trong tin yêu phó thác mà không một lời than vãn kêu ca. Tất cả tình thương và những gì tốt đẹp nhất được dành hết cho đứa con tật nguyền, bệnh hoạn. Tôi vẫn nghĩ, họ đang mặc lấy trái tim yêu thương nhân hậu của Chúa mới có thể đối xử với con mình cách đáng trân trọng như thế. Bằng không, thật là tồi tệ.
 
Sinh được một đứa con hoàn hảo, xinh đẹp, niềm vui ấy còn tuyệt vời hơn. Con khôn ăn chóng lớn, nói chắc, đi vững, là phần thưởng cho những hy sinh của cha mẹ. Rồi con ngoan ngoãn, nghe tốt, vâng kỹ, học giỏi, thành người có ích cho gia đình, cho xã hội, thì cha mẹ hãnh diện biết bao. Nhưng đối với những cha mẹ Công Giáo, thì thiết tưởng nên chọn niềm vui thiêng liêng cao quí nhất là  thấy con khôn ngoan biết thờ phượng Chúa, siêng năng kinh hạt, sốt sắng Thánh Lễ, viếng Chúa, đọc học Lời Chúa và nên người con của Chúa cách xứng đáng: biết mến Chúa yêu người trong gia đình và ngoài xã hội.
         
Nếu trong nhà bạn, trong nhà tôi có những đứa con hình dáng xinh đẹp, trí khôn thông minh, học hành giỏi giang, kinh tế vững vàng… mà không thuộc kinh nào, hoặc là hồi nhỏ đọc kinh với cha mẹ thuộc làu làu, lớn lên bỏ đọc dần rồi quên hẳn, thì chẳng phải là con mình đang bị câm đó sao?
 
Hồi nhỏ nghe lời cha mẹ, nghe Lời Chúa, lớn lên rồi có  được ít chữ, ít kinh nghiệm, ít tiền rủng rỉnh trong túi, thì coi cha mẹ là tụt hậu, là “đồ cổ”, và không buồn nghe cha mẹ bảo ban nhắc nhở nữa, cũng không nghe Lời Chúa, không giữ luật Chúa nữa… thì chẳng phải là con mình bị điếc đó sao?
         
Con không nói được một lời cảm ơn, một lời xin lỗi, huống chi nói được một lời ủi an cha mẹ trong lúc tuổi già, huống chi nói được một lời yêu thương, tri ân hay hiếu kính, chẳng phải là nó đã bị bệnh câm rồi đó sao?
 
Con không nghe được tiếng lòng của cha, không nghe được nỗi  đau của mẹ thì làm gì nghe được nỗi xót xa của tha nhân, chẳng phải nó bị điếc rồi đó sao?
 
Thật bi đát! Bệnh câm điếc của con, đã đành, lại thêm bệnh câm điếc của vợ, của chồng, của cha mẹ. 
 
Ông B buồn uống rượu cả ngày chỉ vì bà B chưa bao giờ chịu nhún nhường xin lỗi ông B trong suốt 40 năm làm vợ. Bà X cả ngày không nói gì nếu ông X không hỏi. Bà A chưa bao giờ hỏi ông A câu “Ông có khỏe không?” Có vợ chồng chưa bao giờ đọc kinh chung với nhau kể từ sau ngày cưới ! Đến ngày cưới vợ cho con, mướn một tay MC đọc kinh luôn, hoành tráng hơn, bài bản hơn! Vợ chồng chẳng ai chịu nghe ai, chẳng ai hiểu ai, trong khi hai người đều nói tiếng Việt ! Chẳng phải là bệnh câm điếc đang hoành hành ngay trong nhà mình đó sao?
 
Nếu vợ chồng, con cái trong gia đình mà không nói nhau nghe, không nghe nhau nói, thì còn gì là một tổ ấm yêu thương? Cả nhà chúng ta cùng câm điếc mãi vậy được sao ? Ra đường, đến Nhà Thờ, làm công tác tông đồ, làm ông kia bà nọ, nói và nghe khá lắm, mà về nhà thì lại câm và điếc với nhau. Thật vô lý! Đã thế, lại không có ước muốn chữa lành bệnh câm điếc trong nhà mình!
 
Sống với nhau bằng xương bằng thịt hữu hình, sờ tận tay, thấy tận mắt mà còn câm điếc thì nói gì đến việc sống với Thiên Chúa, Đấng Vô Hình? Khi đã mang bệnh câm điếc trong gia đình như  thế thì rõ ràng là không có dấu chỉ nào cho thấy sự trưởng thành cần có về Đức Tin và đời sống nội tâm với Thiên Chúa.
 
Từ  gia đình ruột thịt, đến gia đình thiêng liêng, gia đình Hội Thánh, bệnh câm điếc cũng tràn lan:
 
– Cấp trên cấp dưới trong Hội Thánh chưa thực sự  trân trọng việc nói và nghe nhau. Có khi lại còn xu nịnh phường gian ác, nạt nộ kẻ lòng ngay. Tiếng nói của con chiên vẫn luôn là thấp bé, kém giá trị, nhất là những con chiên nghèo, con chiên tội lỗi, con chiên bị áp bức, con chiên ít học lại hay nói thật mất lòng, con chiên bị kết án chống đối. Con chiên bị phân biệt đối xử đúng như khuyến cáo của Thánh Giacôbê trong bài đọc 2 hôm nay ( x. Gc 2, 1 – 5 ). Câm điếc thật nguy hại!
 
– Gương xấu câm điếc trịch thượng ấy cũng lây lan sang cho kẻ lớn người nhỏ trong các Giáo Xứ, các Hội Đoàn chẳng ai muốn nghe ai. Câm điếc thật đáng sợ!
 
Thế  nhưng, được mấy người biết mình đang câm điếc? Được mấy người biết sợ bệnh câm điếc? Được mấy người “xao xuyến”, quan tâm đến chuyện nạn câm điếc đang hoành hành nơi chính mình, trong nhà, ngoài cửa, trong Hội Thánh và ngoài xã hội? Và được mấy người có ước muốn chữa lành bệnh câm điếc cho bản thân và cho mọi người trong thời đại hôm nay? Trong khi có quá nhiều người không biết mình đang mắc bệnh câm điếc thì Lời Chúa hôm nay mời gọi mọi người hãy biết “xao xuyến”, biết sợ bệnh, có ước muốn được điều trị bệnh và tin tưởng xin Chúa đặt tay chữa lành.
 
Có “biết mình đang mắc bệnh” rồi xao xuyến, và  sợ bệnh thì mới cảm được lòng lo của Thiên Chúa qua lời mời gọi của Ngôn Sứ Isaia: “Hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ ! … Tai người điếc sẽ mở ra và người câm sẽ nói được"(Is 35, 4 – 7a ).
 
Có  ước muốn chữa bệnh và tin tưởng khẩn xin Thiên Chúa chữa cho thì mới được chữa khỏi. Tin Mừng kể rõ: “Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy”. Người câm điếc ấy hẳn có đủ các yếu tố: biết bệnh, sợ bệnh, muốn được chữa khỏi và bằng lòng xin Chúa Giêsu đặt tay chữa bệnh… (Mc 7, 31 – 37).
 
Lạy Chúa Giêsu, mỗi chúng con đều ít nhiều đang bị bệnh câm điếc trong nhà ngoài cửa, trong Hội Thánh và ngoài xã hội. Xin cho chúng con biết sợ bệnh, biết ước muốn lành bệnh và tin tưởng xin Chúa đặt tay để mở tai chúng con nghe Lời Chân Lý, nghe được tiếng than khóc của tha nhân, mở miệng chúng con để ca tụng Tình Yêu Chúa, bênh vực kẻ bị áp bức, nói lời nhân ái trong gia đình và giữa cuộc đời. Amen.

PM Cao Huy Hoàng

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (Từ 09-03 đến 09-09-2012)

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (Từ 09-03 đến 09-09-2012)

Trích từ Xuân Bích VN

VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC NGƯỢC VỚI GIÁO LUẬT ĐÃ TÀN PHÁ GIÁO HỘI SAU VATICAN II.

Không thể dửng dưng với Chúa Kitô.

Kỷ niệm 80 năm thành lập giáo phận Zhou Zhi, Trung Quốc.

Phán quyết lịch sử đối với các Kitô hữu: luật chống cải đạo là vi hiến.

Từ Chủ nghĩa quốc xã tới “phong trào Hồi giáo Sunni (Salafism).

Đức Biển Đức XVI, người đầu tiên đăng ký dự JWJ (WYD) Rio 2013.

Vatican nói lên ý kiến về trường hợp [tội] báng bổ của em gái người Pakistan.

Tân Học viện sẽ đẩy mạnh việc sử dụng La-tinh.

Bộ ngoại giao Israel bác bỏ khiếu nại về Tân Sứ thần Toà Thánh.

Bổ nhiệm mới.

-“Anh chị em đã sẵn sàng đi đến tận cùng chưa?”.

-Hội nghị “TIN VÀO KHOA HỌC?”, với Dominique Bourg và Pierre Gisel.

Vatican mời Usain Bolt nói chuyện tại hội nghị tự do tôn giáo.

Hội Thảo Nghiên Cứu (*) cho 92 tân giám mục thuộc các xứ truyền giáo.

Không dùng tôn giáo phục vụ cho những mục đích trần thế.

An tử quá phức tạp để giao mặc cho các nhà chính trị.

Ở Ba Tây, điều không tưởng đã xảy ra như dự định.

Xây dựng một Châu Âu mới gợi nhớ Tháp Babel.

-TGP Milwaukee dự tính đóng cửa hơn 100 giáo xứ.

Lãnh tụ Hồi giáo bị bắt vì mưu gian nhằm hại em bé Pakistan trong vụ báng bổ.

Những thử thách mới đối với nữ giới về ngừa tránh thai.

-Giáo Hội ở Liban.

Hôn nhân đồng tính sẽ ảnh hưởng khủng khiếp đến tự do tôn giáo.

Tình thương nhưng không, sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha sẽ làm chứng cho học thuyết xã hội của Giáo Hội.

Thánh Mẫu học kể từ Vatican II – Hội Nghị Quốc tế Thánh Mẫu học lần 23.

Thủ lãnh Nhóm các LM bất đồng Áo tiếp tục vận động thay đổi trong Giáo Hội.

Rửa tội 294 người trong 8 tháng tại giáo xứ Jiang Yin, giáo phận Nan Jing.

ĐHY Á Căn Đình chỉ trích việc LM từ chối rửa tội cho các trẻ em ngoài giá thú.

Tân Nữ đại sứ Lituania tại Toà Thánh.

“Thánh Giá của Hy Vọng”(Cruz de la Esperanza).

 (Xem chi tiết . . .    TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (09-03 đến 09-09-2012) )

MỪNG SINH NHẬT MẸ MARIA 8 THÁNG 9

MỪNG SINH NHẬT MẸ MARIA 8 THÁNG 9

Ngày ấy, có tiếng khóc chào đời của một nữ nhi. Có thể gọi là một tiên nữ giáng thế, bởi nữ nhi ấy không thuộc về cõi phàm, không vương nhơ vướng uế, nhưng là một phần hữu thể của Thượng Đế chí thánh, chí thiện, chí cao. Nữ Nhi ấy là Mẹ Maria.

Tôi tin Đức Maria là Tiên Nữ, hay là Người Nữ Mầu Nhiệm của Thiên Chúa, Tôi tin Người Nữ của Thiên Chúa được chính Thiên Chúa tác thành. Bởi, Đức Maria vẫn là cốt nhục của đôi con người Gioakim và Anna, là kết tinh của một tình yêu đôi lứa thánh thiện, nhưng nếu không có sự can thiệp của Thiên Chúa thì cốt nhục ấy cũng không thể thành hình vì khi bà Anna mang thai thì đôi vợ chồng ấy đã đến hồi luống tuổi.

Vậy, việc Đức Maria sinh ra trong trần gian là chương trình từ ngàn đời của Thiên Chúa, trong kế hoạch Tình Yêu bao la muốn chia sẻ, muốn hiến trao. Có thể nói Đức Maria là mạc khải mới nhất của tình yêu Thiên Chúa, mạc khải một niềm hy vọng cho trần gian sẽ có một ngày ánh sáng Thiên Chúa ngập tràn, mạc khải một niềm ủi an vô hạn trong cảnh đọa đày gian khổ, mạc khải một nỗi vui của sự sống mới giữa cảnh đời đang khô khốc cảnh chết chóc, tan tác, bụi bay vì tội nguyên tổ.

Chính nơi cung lòng tinh tuyền của Đức Maria, Đức Giêsu Kitô, Mặt trời Công Chính đã cư ngụ, đã hình thành thuở là một thai nhi.

Chính Đức Maria, đã làm cho ý định cứu rỗi của Thiên Chúa Tình Yêu được thực hiện.

Như vậy, sự hiện diện của Đức Maria trên trần gian, khởi điểm cho sự hiện diện của Đấng Cứu Thế, Đấng là Ngôi Lời  Sáng Thế, nay là Ngôi Lời Cứu Thế; Đấng cứu chúng ta ra khỏi Lời chúc dữ để nhận lại Lời Chúc Lành thuở khai nguyên.

Kể từ lúc Đức Maria nhận lời cưu mang Đấng Cứu Thế, chúng ta gọi Người là Đức Mẹ, Mẹ của Đấng Cứu Thế, và là Mẹ của những ai tin vào Đấng Cứu Thế, con của Người.

Giáo Hội Mừng Sinh Nhật Mẹ, nhắc nhở mỗi người hiểu được nỗi lòng yêu thương của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã sinh ra Đức Maria tinh tuyền, một Evà mới tinh tuyền, để Đức Maria Tinh Tuyền sinh ra một một Mặt Trời Công Chính là Chúa Giê-su Ki-tô, và chính Ngài sẽ phục hồi cho Thiên Chúa một nhân loại mới tinh tuyền, thánh thiện như thuở khai nguyên.

Mừng sinh nhật Mẹ Maria, dịp thuận tiện cho mỗi tín hữu nhớ lại mình đã được sinh lại cùng với Chúa Giê-su Ki-tô để nên con người mới của Thiên Chúa, và cũng là dịp thuận tiện đễ mỗi người nhìn mình: có còn giữ được sự thánh thiện, tinh tuyền của dòng dõi Thiên Chúa hay không.

Nguyện xin Mẹ Maria giúp chúng con biết quí trọng ơn tái sinh và gìn giữ cho được tinh tuyền mãi trong suốt hành trình dương thế, để xứng đáng được Chúa Giê-su Con Mẹ, đưa chúng con vào cuộc sống vĩnh cửu.

“Hỡi Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Sinh Nhật của Mẹ đã làm cho mọi người tràn trề niềm an ủi và vui mừng, bởi vì Mặt Trời công chính, Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã được sinh ra từ Mẹ, chính Ngài đã kéo chúng ta ra khỏi lời chúc dữ và ban cho chúng ta muôn vàn lời chúc phúc; sau khi đã làm cho vương quốc sự chết lụi tàn, chính Ngài đã đưa chúng ta đi vào cuộc sống vĩnh cửu.”

PM. Cao Huy Hoàng, 8 tháng 9-2012