Đức Thánh Cha tiếp Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa xã hội

Đức Thánh Cha tiếp Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa xã hội

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm ngày 20-10-2017, dành cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội, ĐTC kêu gọi loại trừ những nguyên nhân gây nên tình trạng loại trừ trong xã hội.

Các thành viên Hàn Lâm viện và các chuyên gia nhóm họp để đề ra những kiểu mẫu mới về sự cộng tác giữa thị trường, nhà nước và xã hội dân sự, đứng trước những thách đố thời nay.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến 2 nguyên nhân đặc biệt tạo nên sự loại trừ và những vùng ”ngoại ô của cuộc sống”, trước tiên là sự gia tăng nhất loạt những bất bình đẳng trong xã hội và sự khai thác trái đất, vượt quá sự gia tăng lợi tức và sự phong phú. ĐTC nhận xét rằng hai điều tiêu cực này không phải là một định mệnh không thể tránh được: chúng xảy đến do lối cư xử của cá nhân và cả những qui luật kinh tế mà một xã hội tạo ra cho mình… Nếu trong một xã hội, lợi lộc và dân chủ được coi như mục tiêu, thì người ta sẽ có xu hướng trở thành một xã hội người giàu và làm gia tăng tình trạng chênh lệch, và khai thác trái đất.

Nguyên nhân thứ hai của sự loại trừ là lao công không xứng đáng với con người. Các công nhân viên không được trả lương xứng đáng. ĐTC nói: ”Việc kiến tạo công ăn việc làm mới, nhất là thời nay, đòi phải có những người cởi mở, biến báo, đòi những quan hệ huynh đệ, nghiên cứu vào đầu tư vào sự phát triển các năng lượng sạch để giải quyết những thách đố của sự thay đổi khí hậu. Đó là điều có thể ngày nay. Cũng cần phải tránh những sức ép của các nhóm vận động tư và công, chỉ lo bảo vệ những quyền lợi của phe nhóm. Cũng cần vượt thắng sự lười biếng về tinh thần, và cần làm sao để hoạt động chính trị thực sự nhắm phục vụ con người, công ích và tôn trọng thiên nhiên” (Rei 20-10-2017)

G. Trần Đức Anh OP 

 

Lễ truyền chức Linh mục tại trại tị nạn Erbil

Lễ truyền chức Linh mục tại trại tỵ nạn Erbil

1 trại tị nạn ở Erbil

Erbil, Iraq – Ngày 5/8 vừa qua, tại trại tỵ nạn Erbil đã diễn ra Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 3 thầy người Iraq.

Cha Roni Salim Momika, một trong 3 tân chức chia sẻ là sự kiện này đã biến thái độ sợ hãi của các Kitô hữu phải di tản thành niềm vui và cha hy vọng nó sẽ mang lại cho họ sức mạnh để ở lại quê hương mình.

Trại Aishty 2 ở Erbil là nơi tiếp đón khoảng 5500 người Iraq buộc phải di tản vì Nhà nước Hồi giáo. Ba tân chức được truyền chức cho Giáo Hội Công giáo Syria, trong một nhà thờ rộng, với sức chứa khoảng 800 người, nhưng đã có 1500 người đến tham dự Thánh lễ truyền chức.

Khi chủng viện ở Qaraqosh đóng cửa sau vụ tấn công vào năm 2014, các chủng sinh được gửi đến chủng viện Al-Sharfa ở Harissa, Li băng. Sau khi hoàn thành chương trinh, các chủng sinh trở về Iraq và được truyền chức phó tế ngày 19/3

Ngày 6/8 cũng là ngày kỷ niệm 2 năm quân đội Nhà nước Hồi giáo tấn công vào Qaraqosh, thành phố quê hương của cha Momika; họ đuổi khỏi thành phố những người không chịu cải sang Hồi giáo, phải đóng thuế hoặc đối mặt với cái chết. Kỷ niệm 2 năm là một nhắc nhớ cho sự tăm tối và tình trạng bất ổn ở Iraq, nhưng việc thụ phong Linh mục đã đem lại niềm vui và hy vọng.

Vào năm 2010, cha Momika đã bị thương trong một vụ đánh bom xe buýt chuyên chở các sinh viên Công giáo từ bình nguyên Ninivê đến trường đại học Mosul, nơi họ theo học.

Cho đến nay, cha Mimoka sinh hoạt với giới trẻ và hướng dẫn nhóm phụ nữ ở trại tị nạn Erbil. Cha cho biết cha muốn ở bên những người tỵ nạn dù cho nguy hiểm đến mạng sống. Cha muốn mang lại cho các Kitô hữu sức mạnh, hy vọng và can đản để tiếp tục cuộc sống của họ và ở lại với người nghèo và người đau khổ; đối với cha, yếu tính của vai trò và ơn gọi của cha là “mang Chúa Kitô đến cho con người”. (CNA 8/8/2016)

Hồng Thủy Op

Đức Thánh Cha kêu gọi bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế

Đức Thánh Cha kêu gọi bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế

Đức Thánh Cha kêu gọi bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế

VATICAN. ĐTC Phanxicô tái kêu gọi các vị lãnh đạo chính quyền các quốc gia bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế.

 Trong sứ điệp gửi Hội nghị quốc tế do Phong trào Pax Christi Hòa bình của Chúa Kitô và Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình cùng tổ chức ở Roma từ ngày 11 đến 13-4-2016 này, ĐTC viết:

 ”Tôi mời gọi tất cả quí vị hiện diện tại Hội nghị này hãy hỗ trợ 2 lời thỉnh cầu mà tôi đã gửi đến các vị lãnh đạo các nước, trong Năm Thánh này, đó là bãi bỏ án tử hình tại nơi nào vẫn còn, cùng với sự ân xá, và hủy bỏ hoặc điều chỉnh lại nợ nần quốc tế qua sự quản trị có thể chấp nhận được dành cho các nước nghèo nhất”.

 Hội nghị quốc tế vừa nói có chủ đề là ”Bất bạo lực và Hòa bình công chính: góp phần vào quan niệm của Công Giáo về bất bạo động và sự dấn thân cho bất bạo động”.

 Trong sứ điệp ĐTC nhấn mạnh một điểm thiết yếu, đó là: ”trong tư cách là Kitô hữu, chúng ta biết rằng chỉ khi nào coi những người đồng loại như anh chị em với nhau, chúng ta mới có thể vượt thắng chiến tranh và xung đột. Giáo Hội không ngừng lập lại rằng điều ấy có giá trị không những trên bình diện cá nhân, nhưng cả trên bình diện các dân nước, đến độ Giáo Hội coi cộng đồng quốc tế như ”gia đình các dân nước”.

 ĐTC viết thêm rằng ”Trong tư cách là Kitô hữu chúng ta cũng biết rằng chướng ngại lớn cần loại bỏ để có gia đình các dân nước chính là chướng ngại do bức tường dửng dưng lãnh đạm dựng lên. Tin tức thời sự gần đây cho chúng ta thấy, khi tôi nói về bức thường, thì đó không phải là ngôn ngữ chỉ nghĩa bóng, nhưng đó là một thực tại đau buồn. Thực tại dửng dưng, không những chỉ liên hệ đến con người, nhưng cả môi trường tự nhiên, với những hậu quả nhiều khi đau thương về mặt an ninh và hòa bình xã hội.

 ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Sự dấn thân vượt thắng sự dửng dưng chỉ thành công, nếu chúng ta có khả năng sử dụng lòng từ bi thương xót. Lòng thương xót được biểu lộ qua tình liên đới 'chính trị', vì tình liên đới tạo nên thái độ luân lý và xã hội đáp ứng hữu hiệu sự ý thức về những tai ương thời nay và sự lệ thuộc lẫn nhau giữa đời sống cá nhân, cộng đoàn gia đình, địa phương và hoàn cầu” (SD 11-4-2016)

 G. Trần Đức Anh OP 

Thông Báo Ghi Danh và Các Sinh Hoạt (5/5/2015)

Thông báo

Trường Việt Ngữ & Văn Hoá Phan Bội Châu

Cộng đoàn Đức Mẹ Mông Triệu- Anaheim


Anaheim, ngày 5 tháng 5 năm 2015 

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ xin thông báo: 

 

Các lớp Việt ngữ vẫn tiếp tục sinh hoạt vào mỗi thứ Bảy các tuần: 16/5/15, 23/5/15, 30/5/15, 6/6/15 & 13/6/15

 

Thời gian học Việt ngữ:  1:15PM – 3:00PM

 

Lễ bế giảng của trường Việt ngữ sẽ vào ngày 13/6/15.

Thời gian: 1:00PM – 3:30PM tại hội trường giáo xứ (Patrick hall)

 

Mong quý phụ huynh cho các em học sinh tham dự đông đủ. 

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu chúc lành cho mọi thiện chí quý vị đã dành cho Chương Trình Việt ngữ.

Giáo Hội luôn trân quý, yêu thương và biết ơn người già là kho tàng khôn ngoan của xã hội

Giáo Hội luôn trân quý, yêu thương và biết ơn người già là kho tàng khôn ngoan của xã hội

Bỏ rơi không săn sóc thăm viếng cha mẹ già là một tội trọng. Vô tâm, thờ ơ, khinh rẻ và gạt bỏ người già là một tội. Một xã hội không sự gần gũi, trong đó sự nhưng không và lòng yêu thương trìu mến không cần đáp trả đang biến mất, là một xã hội đồi bại.

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với gần 20,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư hôm qua.

Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói ngài dành hai bài giáo lý để nói về điều kiện hiện nay của người già, trong gia đình là các ông bà nội ngoại, và ơn gọi của tuổi già trong xã hội ngày nay.

Dựa trên kinh nghiệm đã có khi là Tổng Giám Mục Buenos Aires ĐTC nói về các vấn đề của người già như sau:

Các người già bị bỏ rơi, và không phải chỉ bị bỏ rơi trong sự bấp bênh vật chất. Họ bị bỏ rơi trong sự bất lực ích kỷ chấp nhận các hạn hẹp của họ phản ánh các hạn hẹp của chúng ta, trong nhiều khó khăn mà ngày nay họ phải vượt thắng để sống còn trong một nền văn minh không cho phép họ tham gia, nói lên suy tư của họ, cũng không là những người được quy chiếu theo mô hình tiêu thụ của chủ trương chỉ có người trẻ là ích lợi và có thể hưởng thụ. Trái lại đối với toàn xã hội, các người già này đáng lý ra phải là kho dự trữ khôn ngoan của dân tộc chúng ta. Người già là kho dự trữ khôn ngoan của dân tộc chúng ta. Chúng ta để cho lương tâm ngủ một cách dễ dàng biết bao khi không có tình yêu!

Và xảy ra như vậy. Tôi còn nhớ khi viếng thăm các nhà dưỡng lão, tôi đã nói chuyện với ai đó và biết bao lần tôi đã nghe điều này: “Bác khỏe không? Con cái ra sao rồi?” “Tôi khỏe, tôi khỏe” “Bác có mấy con?” “Nhiều lắm”. “Chúng có tới thăm bác không?” “Có, có, luôn luôn, vâng chúng có đến, chúng có đến”. “Lần cuối cùng các con đến thăm bác là khi nào?” Và bà cụ già, tôi đặc biệt nhớ một bà cụ đã nói: “Ôi, vào lễ Giáng Sinh”. Lúc đó chúng tôi đang ở trong tháng 8! Tám tháng không được con cái thăm viếng, bị bỏ rơi tám tháng! Điều này gọi là tội trọng, anh chị em hiểu không? Hồi còn bé bà nội tôi kể cho chúng tôi câu chuyện của một ông cụ già khi ăn làm bẩn tùm lum vì ông không thể đưa muỗng súp lên miệng một cách đúng đắn được. Người con, hay người cha gia đình, đã quyết định dời chỗ của cụ từ bàn ăn chung xuống cái bàn nhỏ trong nhà bếp, nơi không ai trông thấy vì ông ăn một mình. Và như thế ông khỏi bị mất mặt, khi có bạn bè tới dùng bữa trưa hay bữa tối. Ít ngày sau đó, ông về nhà và thấy đứa con nhỏ nhất của mình chơi với gỗ, cái búa và đinh. Nó đang làm cái gì đó. Ông hỏi: “Con đang làm gì đấy?” Nó trả lời: “Thưa cha con làm một cái bàn nhỏ”. “Một cái bàn nhỏ, tại sao?” “Để có nó khi ba trở thành già yếu, ba có thể ăn ở đấy”. Trẻ em có ý thức hơn chúng ta!

Nhờ các tiến bộ của y khoa sự sống con người “được kéo dài ra”, nhưng xã hội đã không “rộng mở ra” đối với sự sống. Số người già gia tăng, nhưng các xã hội chúng ta không được tổ chức đủ để dành chỗ cho họ, với lòng kính trọng đúng đắn và sự chú ý cụ thể đối với sự giòn mỏng và phẩm giá của họ. Cho tới khi nào chúng ta còn trẻ , chúng ta bị thúc đầy không biết tới tuổi già, làm như thể nó là một bệnh cần tránh xa. Nhưng rồi khi chúng ta già nua, đặc biệt khi chúng ta nghèo túng, đau yếu và cô đơn, chúng ta sống kinh nghiệm các thiếu sót của một xã hội được dự phóng trên sự hữu hiệu, và kết qủa là nó không biết tới người già. Nhưng người già là một sự giầu có, không thể không biết tới.

Khi thăm viếng một nhà dưỡng lão ĐTC Biển Đức XVI đã dùng các từ chìa khóa có tính cách ngôn sứ. Ngài nói: “Phẩm chất của một xã hội, tôi muốn nói của một nền văn minh, cũng được xét xử theo cách nó đối xử với người già và chỗ nó dành cho họ trong cuộc sống chung” (12-11-2012). Thật thế, sự chú ý tớí người già làm thành điểm khác biệt của một nền văn minh. Trong một nền văn minh có sự chú ý tới người cao niên không? Có chỗ cho người già không? Nền văn minh này sẽ tiến tới, nếu biết tôn trọng sự khôn ngoan, sự khôn ngoan của người già. Trong một nền văn minh mà không có chỗ cho người già, họ bị gạt bỏ, bởi vì họ tạo ra các vấn đề, thì xã hội đó đem theo trong mình vi rút của sự chết chóc. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tuyên bố như vậy.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Bên Tây phương các nhà nghiên cứu trình bầy thế kỷ này như là thế kỷ của sự già nua: con cái giảm xuống, người già gia tăng. Sự mất quân bình này gọi hỏi chúng ta, còn hơn thế nữa nó là một thách đố lớn đối với xã hội hiện đại. Thế nhưng có một nền văn hóa lợi nhuận nào đó cố nhấn mạnh việc coi người già như một gánh nặng, một khối nặng vô ích. Chẳng những họ không sản xuất, mà còn là gánh nặng; và đâu là kết qủa của suy nghĩ như thế? họ bị gạt bỏ. Thật là xấu, khi thấy người già bị gạt bỏ, nó là điều xấu, nó là tội. Người ta không dám công khai nói lên điều ấy, nhưng người ta làm. Có một cái gì hèn hạ trong thái độ này của nền văn hóa gạt bỏ. Nhưng chúng ta quen gạt bỏ con người rồi. Chúng ta muốn lấy đi nỗi sợ hãi gia tăng của sự yếu đuối và dễ bị tổn thương; nhưng khi làm như vậy là chúng ta khiến gia tăng nơi người già nỗi âu lo bị chịu đựng và bị bỏ rơi. Trong truyền thống của Giáo Hội có một hành trang của sự khôn ngoan đã luôn luôn nâng đỡ một nền văn hóa gần gũi người già, một sự sẵn sàng tiếp đón yêu thương trìu mến và liên đới trong phần cuối của cuộc đời này. Truyền thống đó đâm rễ sâu trong Thánh Kinh, như các kiểu nói của sách Huấn Ca làm chứng: “Đừng bỏ qua chuyện các vị cao niên kể lại, vì chính các ngài đã học hỏi nơi tổ tiên mình; nhờ học với các ngài mà con có được sự hiểu biết, và khi cần, con biết đưa ra câu trả lời thích hợp” (Hc 8,9). ĐTC khẳng định lập trường của Giáo Hội đối với người già như sau:

Giáo Hội không thể và không muốn thuận theo một tâm thức không chịu đựng, lại càng không thờ ơ và khinh rẻ đối với người già. Chúng ta phải thức tỉnh ý thức tập thể biết ơn, qúy trọng, hiếu khách khiến cho người già cảm thấy họ là thành phần sống dộng của cộng đoàn.

Các người già là những người nam nữ, là cha mẹ đã đi trước chúng ta trên cùng con đường của chúng ta, trong nhà của chúng ta, trong cuộc chiến đấu thường ngày của chúng ta cho một đời sống xứng đáng hơn. Họ là những người nam nữ từ đó chúng ta đã nhận được rất nhiều, Người già không phải là một người xa lạ. Người già là chính chúng ta: trong ít lâu nữa, hay lâu sau này, nhưng không thể tránh được, cả khi chúng ta không nghĩ tới nó. Và nếu chúng ta không học đối xử tốt với ngưòi già, thì người ta cũng sẽ đối xử với chúng ta như vậy.

Tất cả người già chúng ta đều ít nhiều giòn mỏng. Tuy nhiên, một vài người đặc biệt yếu đuối, nhiều người cô đơn và bị ghi dấu bởi tật bệnh. Vài người tùy thuộc các chữa trị không thể thiếu và sự chú ý của người khác.Vì thế mà chúng ta sẽ lui bước, bỏ rơi họ cho số phận của họ hay sao? Một xã hội không sự gần gũi, trong đó sự nhưng không và lòng yêu thương trìu mến không cần đáp trả, đang biến mất, là một xã hội đồi bại.

Trung thành với Lời Chúa Giáo Hội không thể nhân nhượng với các suy đồi này. Một cộng đoàn kitô trong đó sự gần gũi và nhưng không không còn được coi là không thể thiếu, sẽ đánh mất đi linh hồn của nó. Nơi đâu không có lòng tôn kính người già, thì không có tương lại cho người trẻ.

ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương như các linh mục Canđê toàn Âu châu được Đức Cha Ramsi Garmou hướng dẫn và nhiều nhóm trẻ. Ngài khích lệ họ gần gũi, quý trọng, yêu thương trìu mến, biết ơn người già và tận dụng học hỏi kinh nghiệm và sự khôn khoan của họ.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương Anh quốc, Đức, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Nhật Bản, Nam Hàn và Hoa Kỳ và cầu chúc chuyến hành hương Roma củng cố đức tin và giúp họ sống kinh nghiệm sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ.

Chào các tín hữu Tây Ban Nha, Mêhicô, Argentina ngài khuyên mọi người sống dễ thương và tế nhị đối với người già, đặc biệt những người già nghèo túng, bệnh tật và cô đơn.

Với các tín hữu Ba Lan ĐTC nhắc lại các lời nhắn nhủ của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Tuổi thứ ba hay thứ bốn thường bị đánh giá thấp, và chính người già cũng tự hỏi cuộc sống của họ có còn ích lợi không. Trong khi cộng đoàn kitô có thể nhận được rất nhiều từ sự hiện diện thanh thản của người cao niên. Người già có khả năng trao ban can đảm qua lời cố vấn yêu thương, lời cầu nguyện thinh lặng, chứng tá của khổ đau được đón nhận với sự tín thác kiên nhẫn, và họ trở thành qúy báu trong chương trình của Thiên Chúa Quan Phòng. Chúng ta hãy nhớ tới các ông bà nội ngoại của chúng ta và xin Chúa chúc lành đặc biệt cho các ngài.

Trong số các nhóm Italia ĐTC đặc biệt chào các giáo sư và sinh viên Đại học giáo hoàng Salesien đang kỷ niệm 200 năm thánh Bosco sinh ra; các Phó tế tổng giáo phận Milano; nhiều thành viên hiệp hội Rotary; tín hữu giáo phận Anzio cử hành năm Đức Giáo Hoàng Innocenzo XII; và hàng trăm người tàn tật giáo phận Mondovi do ĐC Luciano Pacomio GM sở tại hướng dẫn. Ngài nói: Ước chi thời đại chúng ta bị ghi dấu bởi biết bao bóng tối, được soi sáng bởi mặt trời hy vọng là Chúa Kitô. Ngài đã hứa sẽ luôn luôn ở với chúng ta và tỏ hiện sự hiện diện của Ngài trong nhiều cách thức. Chúng ta có bổn phận loan báo và làm chứng cho Ngài. Anh chị em đừng mệt mỏi tín thác nơi Chúa Kitô và phổ biến Tin Mừng của ngài trong mọi môi trường.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC cầu mong Mùa Chay là dịp giúp mọi người hoán cải đích thực và trưởng thành trong lòng tin.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải – Vatican Radio

 

Thư Mời Lễ Bế Giảng 2013 – 2014

Saint Boniface Catholic Church – Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu – Anaheim

Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

120 N. Janss St., Anaheim, CA. 92805

Anaheim, Ngày 15 Tháng 5 Năm 2014

Thư Mời Lễ Bế Giảng 2013 – 2014

Kính Gửi Quý Phụ Huynh và các em học sinh,

Ban Điều Hành Trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu trân trọng kính mời quý Phụ Huynh cùng

toàn thể các em học sinh tham dự Lễ Bế Giảng tại Hội Trường Giáo Xứ Saint Boniface – Anaheim.

Lễ Bế Giảng được tổ chức vào ngày 14 tháng 6 năm 2014 (June 14, 2014), từ lúc 1:00 PM – 3:30 PM.

Chương trình gồm có:

1:00PM – 1:30 PM: Triển lãm bích báo & tập họp học sinh

1:30PM – 1:45 PM: Chào Quốc Kỳ Mỹ-Việt & dâng lời cầu nguyện

1:45PM – 2:00 PM: Đôi lời của quý quan khách

2:00PM – 2:15 PM: Lời chào của trường VN PBC, thầy cô & các em học sinh

2:15PM – 2:45 PM: Lời chia sẻ của quý PHHS- Chương trình đố vui của HS lớp 1& 4

2:45PM – 3:15 PM: Văn nghệ & phát thưởng, tín chỉ cho các em. Lời nguyện kết.

3:15PM – 3:30 PM: Dọn dẹp hội trường

Chúng tôi rất mong sự hiện diện đông đủ của quý phụ huynh và các em học sinh tham dự Lễ Bế Giảng.

Trong dịp này, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa lời tán tụng và tri ân cho món quà trí hiểu do Thiên Chúa

ban cho con em chúng ta để hấp thụ ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, và tham gia các sinh hoạt lành mạnh trong

môi trường Giáo Dục Công Giáo tại Cộng Đoàn Thánh Boniface, Anaheim. Qua những thành quả các con em

quý vị đã đạt trong năm học qua, đây cũng là dịp chúng ta nên quy tụ để chúc mừng và cổ võ các em. Một lần

nữa, xin kính mời quý phụ huynh cùng con em quý vị tham dự đông đủ trong Lễ Bế Giảng này vào ngày 14

tháng 06, 2014. Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu chúc lành cho mọi thiện chí quý vị đã dành cho chương trình

Việt Ngữ. Chúng tôi chúc quý Phụ Huynh và gia đình một mùa hè vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy hồng ân của

Thiên Chúa.

 

Trân Trọng Kính Mời,

Hiệu Trưởng trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

Trần Ngọc Khuyến

 

Phụ Huynh lưu ý:

*Xin quý vị cho các em học sinh ăn trưa trước ở nhà.

*Quý vị có thể tùy ý đóng góp: snack & bánh ngọt.

*Mọi thắc mắc và đóng góp xin liên lạc: 714-396-1988 https://vn.cddmmtanaheim.org

Thông báo của ban điều hành trường Việt Ngữ PBC – Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể

Các lớp Việt Ngữ & Thiếu Nhi vẫn tiếp tục

vào mỗi thứ Bảy từ 31-05-2014 đến 07-06-2014

 

Thời gian:
  • Việt Ngữ: 1:30PM – 3:30PM
  • Thiếu Nhi: 4:00PM – 6:00PM
 
Lễ bế giảng của trường Việt ngữ sẽ vào ngày 14/6/2014 lúc 1:00pm
 
Mong quý phụ huynh cho các em học sinh tham dự đông đủ. 
Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu chúc lành cho mọi thiện chí quý vị đã dành cho chương trình Việt Ngữ & Thiếu Nhi. 

 

Mọi thắc mắc xin gọi: (714) 396 1988 &  https://vn.cddmmtanaheim.org
 
Đại diện Trường VN PBC và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể,

Trần Khuyến & Trưởng Long

Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

VATICAN. Trong buổi tiếp kiến các vị đại sứ và đại diện của 180 nước và tổ chức có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi bảo vệ gia đình, liên đới chấm dứt xung đột, bảo vệ các thai nhi và trẻ em.

Lúc gần 11 giờ sáng 13-1-2014, ĐTC Phanxicô đã nối tiếp truyền thống lâu đời của Tòa Thánh, tiếp kiến đoàn ngoại giao gồm đại diện của 180 quốc gia có quan hệ trên cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.

Buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cũng là dịp để ĐTC kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.

Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco, ĐTC đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn, ngài đặc biệt nhắc đến và chào mừng các vị đại sứ mới đến trình thư ủy nhiệm. ĐTC nói:

Bênh vực gia đình, ngưi già và người trẻ

Trong sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế giới nói về tình huynh đệ như nền tảng và là con đường hòa bình, tôi đã nhận xét rằng ”tình huynh đệ thường bắt đầu được học từ trong gia đình” (Sứ điệp 8-12-2013, 1), gia đình, ”do ơn gọi của mình, phải làm cho thế giới được lây nhiễm tình thương của mình” (ibid.) và góp phần làm cho tinh thần phục vụ và chia sẻ xây dựng hòa bình được tăng trưởng (Xc ibid. 10). Hang đá máng cỏ kể lại cho chúng ta điều ấy, nơi mà chúng ta thấy Thánh Gia Thất không đơn độc và lẻ loi đối với thế giới, nhưng có các mục tử và các đạo sĩ quây quần chung quanh, nghĩa là một cộng đồng cởi mở, trong đó có chỗ cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo, người gần cũng như người xa. Và như thế chúng ta hiểu những lời của Vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi, Đức Biển Đức 16, đã nhấn mạnh rằng ”một từ vựng gia đình là một từ vựng hòa bình” (Biển Đức 16, Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 41, 8-12-2007, 3).

Rất tiếc là điều ấy không thường xảy ra. vì con số các gia đình chia rẽ và bị xâu xé gia tăng, không những vì trong thế giới ngày nay, người ta thường thấy ý thức cảm thức mình thuộc về gia đình bị suy yếu, nhưng còn vì những điều kiện khó khăn trong đó nhiều gia đình đang phải chịu, đến độ họ thiếu cả những thương tiện sinh sống nữa. Vì thế, ta thấy cần có những chính sách thích hợp để nâng đỡ, trợ giúp và củng cố gia đình.

Ngoài ra, cũng xảy ra là những người già bị coi như một gánh nặng, trong khi những người trẻ không thấy trước mặt những viễn tượng chắc chắn cho cuộc sống của mình. Thực ra, người già và người trẻ là niềm hy vọng của nhân loại. Người già mang lại kinh nghiệm khôn ngoan, người trẻ mở cho chúng ta tương lai, ngăn cản chúng ta đừng khép kín vào mình (Xc Tông Huấn Evangelii gaudium, 108). Một điều khôn ngoan là không gạt những người già ra bên lề đời sống xã hội để duy trì ký ức sinh động của một dân tộc. Cũng vậy, nên đầu tư vào người trẻ, với những sáng kiến thích hợp giúp họ tìm được công ăn việc làm và thành lập gia đình. Đừng dập tắt lòng phấn khởi hăng say của họ! Tôi vẫn còn nhớ rõ kinh nghiệm về Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 28 ở Rio de Janeiro. Tôi đã gặp được bao nhiêu người trẻ hài lòng! Bao nhiêu hy vọng và mong đợi nơi ánh mắt và kinh nguyện của họ! Bao nhiêu niềm khát sống và ước muốn cởi mở đối với tha nhân! Sự khép kín và cô lập luôn tạo nên bầu không khí ngột ngạt và nặng nề, trước sau gì cũng gây nên buồn sầu và làm ngộp thở. Trái lại cần có một sự dấn thân chung của tất cả mọi người để thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ, vì chỉ những người có khả năng đi gặp tha nhân mới có thể mang lại thành quả, kiến tạo những mối giây hiệp thông, chiếu tỏa vui mừng, xây dựng hòa bình.

Nếu cần thì có những hình ảnh tàn phá và chết chóc chúng ta đã thấy trong năm vừa qua, xác định điều đó. Bao nhiều đau thương, bao nhiêu tuyệt vọng vì sự khép kín vào mình, sự khép kín ấy dần dần mặc một khuôn mặt ghen tương, ích kỷ, cạnh tranh, khao khát quyền lực và tiền bạc! Đôi khi dường như những thực tại ấy nhắm trở thành sự thống trị. Trái lại, Lễ Giáng Sinh đổ tràn nơi các tín hữu Kitô chúng tôi xác tín rằng lời nói cuối cùng và chung kết thuộc về Vị Vua Hòa Bình, Đấng đã biến ”gươm thành lưỡi cày và biến giáo thành lưỡi liềm” (Xc Is 2,4) và biến ích kỷ thành sự hiến thân và biến oán thù thành tha thứ.

Tình hình khó khăn tại Siria

”Và tôi muốn nhìn năm mới với niềm tín thác ấy. Vì thế, tôi không ngừng hy vọng cuộc chiến tại Siria rốt cuộc được chấm dứt. Mối quan tâm đối với dân tộc yêu quí này và ước muốn làm cho bạo lực khỏi trở nên trầm trọng hơn đã khiến tôi tuyên bố một ngày ăn chay và cầu nguyện hồi tháng 9 năm ngoái. Qua quí vị, tôi chân thành cám ơn những vị nơi đất nước của quí vị, Chính Quyền cũng như những người thiện chí hưởng ứng và tham gia sáng kiến ấy. Nay cần có một ý chí chính trị chung được đổi mới để chấm dứt cuộc xung đột. Trong viễn tượng ấy, tôi cầu mong Hội nghị Genève 2, được triệu tập vào ngày 22 tháng 1 sắp tới, đánh dấu khởi đầu hành trình bình định hóa vốn được mong muốn. Đồng thời một điều không thể thiếu được, đó là sự tôn trọng hoàn toàn đối với công pháp nhân đạo. Không thể chấp nhận để cho những thường dân vô tội, nhất là các trẻ em, bị tổn thương. Ngoài ra, tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy bênh đỡ và bảo đảm bao nhiêu có thể sự trợ giúp cần thiết và cấp thiết cho phần lớn dân chúng. Tôi không quên những cố gắng đáng ca ngợi của những quốc gia, nhất là Liban và Giordani, đã quảng đại đón tiếp đông đảo người tị nạn Siria trên lãnh thổ của mình.

Trung Đông

Cũng liên quan đến Trung Đông, tôi lo âu nhận thấy những căng thẳng đang đè nặng trên vùng này bằng nhiều cách. Tôi đặc biệt lo lắng nhìn thấy những khó khăn kéo dài tại Liban, tại đây một bầu không khí cộng tác mới mẻ giữa các thẩm quyền khác nhau trong xã hội dân sự và các lực lượng chính trị là điều cần thiết hơn bao giờ hết để tránh cho những đố kỵ trở nên trầm trọng hơn và có thể làm thương tổn sự ổn định của đất nước. Tôi cũng nghĩ đến Ai Cập đang cần tìm lại sự hòa hợp xã hội, và Irak đang gặp khó khăn trong việc đạt tới hòa bình và sự ổn định mong ước. Đồng thời tôi hài lòng khi thấy có những tiến độ đáng kể trong cuộc đối thoại giữa Iran và nhóm ”5 cộng 1” về vấn đề hạt nhân.

Khắp nơi con đường tốt nhất để giải quyết những vấn đề bỏ ngỏ phải là con đường ngoại giao đối thoại. Và con đường chính đã được ĐGH Biển Đức 15 chỉ dẫn một cách sáng suốt khi ngài mời gọi các vị hữu trách của các nước Âu Châu hãy làm cho “sức mạnh tinh thần của luật pháp trổi vượt trên sức mạnh vật chất của võ khí” để chấm dứt thảm trạng chiến tranh vô ích” (Xc Biển Đức 15, thư gửi các vị Thủ lãnh các dân tộc đang giao chiến [1-81017] AAS 9, [1917], 421-423), là thế chiến thứ I, mà năm nay là năm kỷ niệm 100 năm. Cần ”can đảm di xa hơn bề mặt xung đột” (Tông huấn Evangelii gaudium, 228), coi tha nhân trong phẩm giá sâu xa nhất của họ, để sự đoàn kết vượt thắng xung đột và ”có thể phát triển một tình hiệp thông trong sự khác biệt” (Ibid.). Theo nghĩa đó, thật là một điều tích cực việc mở lại các cuộc thương thuyết giữa Israel và Palestine và tôi cầu mong các phe quyết liệt đưa ra những quyết định can đảm, với sự hỗ trợ của cộng đoàn quốc tế, để tìm ra một giải pháp công chính và lâu bên cho cuộc xung đột mà sự chấm dứt ngày càng trở thành cần thiết và khẩn cấp. Một điều không ngừng gây lo âu là làn sóng xuất cư của các tín hữu Kitô ra khỏi Trung Đông và Bắc Phi. Họ muốn tiếp tục được là thành phần của toàn bộ xã hội, chính trị và văn hóa của các nước mà họ đã góp phần xây dựng, và họ muốn góp phần vào công ích của xã hội nơi họ muốn được hoàn toàn hội nhập vào, như những người xây dựng hòa bình và hòa giải.

Phi Châu

”Tại những nơi khác ở Phi Châu, các tín hữu Kitô được kêu gọi làm chứng về tình thương và lòng từ bi của Thiên Chúa. Không bao giờ được ngưng làm điều thiện kể cả khi điều này thật kham go và khi ta phải chịu những hành động bất bao dung, thậm chí cả khi mình bị bách hại thực sự.

”Tại những vùng rộng lớn ở Nigeria bạo lực không chấm dứt và bao nhiêu máu người vô tội tiếp tục bị đổ ra. Nhất là tôi nghĩ đến Cộng hòa Trung Phi, nơi mà dân chúng đang chịu đau khổ vì những căng thẳng mà đát nước trải qua và chúng đã gieo rắc nhiều tàn phá và chết chóc. Tôi hứa sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân và đông đảo những người tản cư phải sống trong những tình trạng thiếu thốn, tôi cầu mong cộng đồng quốc tế quan tâm góp phần chấm dứt bạo lực, tái lập chế độ pháp quyền và bảo đảm cho các viện trợ nhân đạo được đưa tới những miền hẻo lánh nhất của đất nước. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo sẽ tiếp tục cam kết sự hiện diện và cộng tác, quảng đại nỗ lực trợ giúp bao nhiêu có thể cho dân chúng, và nhất là để tái tạo bầu không khí hòa giải và hòa bình giữa mọi thành phần trong xã hội. Hòa giải và hòa bình là những ưu tiên cơ bản tại những nơi khác ở Phi châu. Tôi đặc biệt muốn nói đến Mali, nơi người ta ghi nhận có sự tái lập các cơ cấu dân chủ của đất nước, cũng như tôi nghĩ đến Nam Sudan, nơi mà sự bất ổn về chính trị trong thời gian qua đã làm cho nhiều người chết và tình trạng nhân đạo tái ở trong tình trạng trầm trọng.

Á châu

Tòa Thánh rất chú ý theo dõi cả những biến cố ở Á châu, nơi mà Giáo Hội muốn chia sẻ những vui mừng và mong đợi của mọi dân tộc của đại lục rộng lớn và cao quí này. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Hàn Quốc, tôi muốn cầu xin Chúa ban ơn hòa giải tại bán đảo này, với mong ước rằng vì thiện ích của toàn thể dân tộc Hàn quốc, các phe liên hệ không ngừng tìm kiếm những điểm gặp gỡ và những giải pháp khả thể. Thực vậy, Á châu có một lịch sử sống chung lâu dài giữa các thành phần dân sự, chủng tộc và tôn giáo. Cần khuyến khích sự tôn trọng nhau, nhất là đứng trước một số dấu hiệu đáng lo âu về sự suy yếu của nó, đặc biệt là thái độ ngày càng khép kín, dựa vào lý do tôn giáo có xu hướng làm cho các tín hữu Kitô không còn được tự do và gây nguy hiểm cho sự sống chung trong xã hội với nhau. Trái lại Tòa Thánh rất hy vọng khi nhìn thấy những dấu hiệu cởi mở đến từ những nước có truyền thống lớn về tôn giáo và văn hóa, mà Tòa Thánh muốn cộng tác với họ để xây dựng công ích.

Nạn đói

Ngoài ra, hòa bình cũng bị tổn thương vì bất kỳ sự phủ nhận nào đối với phẩm giá con người, trước hết là tình trạng không được dinh dưỡng đầy đủ. Không khuôn mặt nào của những người bị đói được làm cho chúng ta dửng dưng, nhất là các trẻ em, nếu chúng ta nghĩ đến bao nhiêu lương thực bị phung phí mỗi ngày tại nhiều nơi trên thế giới, theo điều mà tôi nhiều lần định nghĩa là nền văn hóa loại bỏ. Rất tiếc là đối tượng bị loại bỏ không phải chỉ là lương thực hoặc những của cải dư thừa, nhưng là chính con người, họ bị loại bỏ như thể họ là những đồ vật không cần thiết. Ví dụ điều gây kinh hoàng khi nghĩa đến có những trẻ em không bao giờ được chào đời, nạn nhân của nạn phá thai hoặc những trẻ em bị sử dụng như những binh sĩ, bị hãm hiếp hoặc bị giết trong các cuộc xung đột võ trang hoặc trở thành hàng hóa trong hình thức kinh khủng là nạn nô lệ tân thời, là nạn buôn người, nó là một tội ác chống lại nhân loại.

Thảm trạng người tị nạn và di dân

Chúng ta không thể lãnh đạm trước thảm trạng của nhiều người buộc lòng phải chảy trốn nạn hạn hán hoặc bạo lực, nạn cường quyền, nhất là tại Vùng Sừng ở Phi châu và tại miền Đại Hồ. Nhiều người trong số họ đang sống như người tị nạn hoặc tản cư trong những trại trong đó họ không còn được coi như con người, nhưng như những con số vô danh. Những người khác, hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơm, thực hiện một cuộc xuất hành bấp bệnh, và nhiều khi họ gặp nạn bi thảm. Tôi đặc biệt nghĩ đến nhiều người di dân từ Trung Phi tìm đường sang Mỹ, nhưng nhất là những người từ Phi châu oặc Trung Đông tìm nơi tị nạn ở Âu Châu.

Và trong ký ức tôi vẫn còn sống động cuộc viếng thăm ngắn của tôi tại đảo Lampedusa hồi tháng 7 năm ngoái để cầu nguyện cho nhiều người đắm tàu trong Địa Trung Hải. Rất tiếc là có một sự dửng dưng của nhiều người trước những thảm trạng như vậy, đó là dấu hiệu thê thảm về sự đánh mất cảm thức trách nhiệm huynh đệ (Bài giảng thánh lễ tại Lampedusa 8-7-2013), vốn là nền tảng của mỗi xã hội dân sự. Nhưng trong hoàn cảnh ấy tôi đã có thể nhận thấy sự đón tiếp và tận tụy của bao nhiêu người. Tôi cầu chúc cho nhân dân Italia mà tôi quí mến, cũng như do căn cội chung liên kết chúng ta với nhau, biết canh tân sự dấn thân liên đới đáng ca ngợi đối với những người yếu thế và vô phương tự vệ, và với nỗ lực chân thành và cùng nhau của các công dân và tổ chức, vượt thắng những khó khăn hiện nay, tìm lại được bầu không khí sáng tạo xây dựng về xã hội vốn là đặc tính lâu đời của mình.

Bảo vệ môi sinh

Sau cùng, tôi muốn đề cập đến một vết thương khác gây ra cho hòa bình nảy sinh từ sự khai thác ham hố các tài nguyên môi sinh. Tuy rằng thiên nhiên tùy thuộc sự sử dụng của chúng ta (sứ điệp Ngày Thế Giới về hòa bình lần thứ 47 (8-12-2013), nhưng quá nhiều khi chúng ta không tôn trọng và quí chuộng như một hồng ân nhưng không cần phải chăm sóc và dành để phục vụ anh chị em kể cả những thế hệ trẻ” (Ibd.). Cũng vậy trong trường hợp này cần kêu gọi trách nhiệm của mỗi người để, với tinh thần huynh đệ, chúng ta theo đuổi những chính sách tôn trọng trái đất của chúng ta, và là nhà của mỗi người. Tôi nhớ châm ngôn bình dân nói rằng: ”Thiên Chúa luôn tha thứ, chúng ta đôi khi tha thứ, nhưng thiên nhiên, công trình tạo dựng, không bao giờ tha thứ khi nó bị ngược đãi!”. Đàng khác, chúng ta có trước mắt những hậu quả tàn hại của một số thiên tai gần đây. Đặc biệt tôi muốn nhắc nhớ một lần nữa đông đảo các nạn nhân và sự tàn phá trầm trọng tại Philippines và tại một số nước Đông Nam Á do cuồng phong Haiyan gây ra.

Sau cùng, ĐTC nói đến hoạt động của Giáo Hội tại các nơi trên thế giới, qua các LM, các thừa sai và tín hữu giáo dân, với tinh thần tận tụy đang xả thân trong nhiều hoạt động giáo dục, y tế và từ thiện để phục vụ người nghèo, các bệnh nhân, những cô nhi và những người cần được giúp đỡ an ủi. Từ sự quan tâm yêu thương ấy (Tông huấn Evangelii gaudium, 199), Giáo Hội cộng tác với tất cả các tổ chức quan tâm đến thiện ích của mỗi người cũng như công ích.

G. Trần Đức Anh OP – Vatican Radio

ĐỨC THÁNH CHA THÀNH LẬP ỦY BAN TỔ CHỨC CƠ CẤU QUẢN TRỊ KINH TẾ CỦA TÒA THÁNH

ĐỨC THÁNH CHA THÀNH LẬP ỦY BAN TỔ CHỨC CƠ CẤU QUẢN TRỊ KINH TẾ CỦA TÒA THÁNH

VATICAN: Ngày 18 tháng 7-2013, với tài liệu mang chữ ký của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập Ủy ban tổ chức cơ cấu quản trị kinh tế của Tòa Thánh.

Ủy ban này gồm 8 thành viên do Đức Thánh Cha chỉ định, trực thuộc Đức Thánh Cha và có các nhiệm vụ sau đây: thu thập tin tức về các vấn đề kinh tế liên quan tới việc quản trị; cộng tác với Hội đồng các Hồng Y trong công việc của các vị; cống hiến sự yểm trợ cố vấn kỹ thuật chuyên môn; soạn thảo ra các giải pháp chiến thuật cải tiến thích hợp với các tài trợ kinh tế nhằm tạo thuận tiện cho sự trong sáng trong các tiến trình mua tài sản hay phục vụ; giúp việc quản trị gia tài động sản và bất động sản được hoàn hảo hơn; luôn hoạt động với sự thận trọng ngày càng lớn hơn và bảo đảm trợ giúp y tế và an ninh xã hội cho tất cả những ai có quyền được hưởng.

Ủy ban có quyền tra cứu các tài liệu, dữ kiện và tin tức cần thiết cho việc thi hành các nhiệm vụ đã được giao phó; thông báo cho Đức Thánh Cha công việc của mình và giao nộp cho Đức Thánh Cha các kết qủa của nó. Khi kết thúc nhiệm kỳ, Ủy ban phải giao nộp cho Đức Thánh Cha toàn bộ hồ sơ trên giấy và trong hình thức vi tính.

Ủy ban được cung cấp các tài nguyên, bao gồm cả các thông dịch viên, chuyên viên dịch thuật và các dụng cụ thích hợp cho các nhiệm vụ cơ cấu của mình. Ủy ban có thể có sự cộng tác của các chuyên gia và hội cố vấn bên ngoài, trên toàn thế giới, cũng như bên trong Tòa Thánh, mà không xung khắc với các ích lợi cho việc thực thi các nghề nghiệp, nhiệm vụ hay bổn phận gắn liền với các hoạt đng của các cơ quan quản trị Vatican.
Khi đươc yêu cầu, Ủy ban cộng tác với Nhóm làm việc của tám Hồng Y được thành lập cho việc nghiên cứu một dự án cải tổ Hiến chế Pastor Bonus về các Cơ quan trung ương Tòa Thánh.



Tám thành viên đã được Đức Thánh Cha chỉ định gồm:
Tiến sĩ Joseph F.X. Zahra, người đảo Malta, là Chủ tịch;
Đức Ông Lucio Angel Vallejo Balda, Thư ký Sở tài chính Tòa Thánh, Tổng thư ký;
Ông Jean-Baptiste de Franssu, người Pháp;
Tiến sĩ Enrique Llano, người Tây Ban Nha;
Tiến sĩ Jochen Messemer, người Đức;
Bà Francesca Immacolata Chaouqui, người Italia;
Ông Jean Videlain-Sevestre, người Pháp;
Ông George Yeo, người Singapore.

Tất cả đều là các chuyên gia của các lãnh vực pháp luật, kinh tế, tài chánh và tổ chức, và đã từng là cố vấn và kiểm soát viên các cơ quan kinh tế của Tòa Thánh và của Giáo Hội.

Ủy ban sẽ nhóm phiên họp đầu tiên sau khi Đức Thánh Cha từ Brasil trở về (SD 19-7-2013)

Linh Tiến Khải
– Vatican Radio

Đức Thánh Cha tái bổ nhiệm Đức hồng y Vallini làm Giám quản giáo phận Roma

Đức Thánh Cha tái bổ nhiệm Đức hồng y Vallini làm Giám quản giáo phận Roma

WHĐ (24.05.2013) – Hai tháng sau khi nói rằng ngài muốn có thời gian để trao đổi cầu nguyện trước khi tái bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm mới các chức vụ tại Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái bổ nhiệm Đức hồng y Agostino Vallini(73 tuổi) làm Giám quản giáo phận Roma. Quyết định trên được đưa ra trong lá thư viết bằng tiếng Latinh đề ngày 18 và công bố ngày 23 tháng Năm 2013 vừa qua.

Đức hồng y Vallini đã được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm vào chức vụ này từ 27-06-2008. Vị Giám quản giáo phận Roma cũng đồng thời là giám quản Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô Chưởng ấn Đại học Giáo hoàng Latêranô.

Giám quản giáo phận Roma được bổ nhiệm để giúp đỡ Đức giáo hoàng giám mục Roma trong trách vụ chăm sóc mục vụ giáo phận.

Theo thống kê năm 2011, giáo phận Roma có 336 giáo xứ với 2,348,905 tín hữu, 1,589 linh mục giáo phận, 3.305 linh mục dòng, 114 phó tế vĩnh viễn, 4,925 tu sĩ và 22,705 nữ tu.

(Theo VIS)

Minh Đức (HĐGMVN)

Tòa Thánh bênh vực quyền tự do của các Hồng Y

Tòa Thánh bênh vực quyền tự do của các Hồng Y

VATICAN. Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh lên tiếng bênh vực quyền tự do của các Hồng Y trong việc bầu Giáo Hoàng và mạnh mẽ chống lại sức ép của giới báo chí đang loan đi những tin tức thất thiệt.

Trong thông cáo công bố hôm 23 tháng 2-2013, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh khẳng định rằng: ”Tự do của Hồng y đoàn, là những vị có thẩm quyền tiến hành việc bầu Giáo Hoàng theo qui định của luật, luôn luôn được TT quyết liệt bảo vệ, như một bảo đảm để sự chọn lựa dựa trên những thẩm định chỉ nhắm thiện ích của Giáo Hội mà thôi.

”Qua dòng lịch sử, các Hồng y đã phải đương đầu với nhiều hình thức áp lực, trên mỗi cử tri cũng như trên chính Hồng y đoàn, với mục đích ảnh hưởng trên quyết định của các vị, buộc phải theo những tiêu chuẩn thuộc loại chính trị hoặc trần tục”.

”Nếu trong quá khứ đã có những quyền lực, nghĩa là các Nhà Nước, tìm cách ảnh hưởng trên việc bầu Giáo Hoàng, thì ngày nay người ta cũng toan tính dùng sức mạnh của dư luận quần chúng, thường dựa trên căn bản những nhận xét không lãnh hội khía cạnh thiêng liêng đặc biệt của thời điểm mà Giáo Hội đang sống.

”Và điều đáng tiếc là, khi đến gần ngày bắt đầu mật nghị Hồng Y, và các Hồng y cử tri sẽ phải biểu lộ sự chọn lựa của mình trong tự do hoàn toàn, theo lương tâm và trước mặt Chúa, người ta gia tăng phổ biến những tin tức thường là không kiểm chứng, hoặc không thể kiểm chứng, thậm chí là sai trái, gây thiệt hại trầm trọng cho con người và cho các tổ chức.

”Hơn bao giờ hết như trong lúc này, các tín hữu chú tâm vào điều thiết yếu: đó là cầu nguyện cho ĐGH Biển Đức, cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho Hồng y đoàn, cầu nguyện cho vị Giáo Hoàng tương lai, với niềm tín thắc rằng vận mệnh con thuyền Thánh Phêrô là ở trong tay Thiên Chúa”

G. Trần Đức Anh OP chuyển ý (Radio Vatican)

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 10-15 đến 10-21-2012

TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 10-15 đến 10-21-2012

Trích từ Xuân Bích VN

 

Ngày càng thêm chứng cứ sách giấy cói “Vợ Chúa Giêsu” là giả mạo.

-Toà án Ấn Độ : việc cầu nguyện trong các nhà ở là tự do, không cần có phép.

-Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết sẽ không còn đàm phán với SSPX

-Bổ nhiệm mới.

Người đứng đầu các HĐGM chào mừng Giải Nobel cho Liên Minh Châu Âu.

Thêm một thiếu niên Pakistan đối mặt cáo  buộc [tội] báng bổ.

Kitô hữu nên học hỏi tín đồ Hồi giáo về ước ao truyền bá đức tin.

Hai linh mục song sinh được “thuyền nhân người Việt” truyền cảm hứng.

-Rahner và Ratzinger bị phái Lefèbvre quy là “dị giáo” trong thời kỳ CĐ Vatican II.

Vị trí của học thuyết xã hội Giáo Hội.

Đức Thánh Cha tiếp các bậc kỳ cựu của Công Đồng.

Sẽ sớm phong chân phước cho Đức Thánh Cha Phaolô VI.

Video về sự tăng trưởng của Hồi giáo làm bùng lên tranh luận tại Thượng Hội Đồng.

-Chứng cứ bác bỏ những đồn đoán rằng Đức Gioan-Phaolô I bị giết.

Hội Kinh Thánh Mỹ dự tính triển lãm Kinh Thánh lớn chưa từng có ở Vatican.

Linh mục ăn chơi bỏ trốn với 1 triệu Euros và người đàn bà đã kết hôn.

Giám Mục Trung Quốc thách thức những người tham dự Thượng Hội Đồng.

Đức thánh Cha tin tưởng rằng Châu Âu sẽ tìm lại được đức tin.

Hướng tới một ngày Phục Sinh chung cho Công Giáo và Chính Thống.

– Đức Thánh Cha cử phái đoàn gồm 7 vị giáo phẩm đến Damas.

Roma yêu cầu người đứng đầu Đạo Binh Chúa Kitô từ chức.

Quá nhiều tín hữu Công giáo không biết những khái niệm căn bản đức tin.

(Xin xem chi tiết . . . TUẦN TIN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Từ 10-15 đến 10-21-2012 )

Hội Thảo Năm Đức Tin tại nhà thờ Tam Biên

Hội Thảo Năm Đức Tin tại nhà thờ Tam Biên (ngày 11 và 12 tháng 10 – 2012)

* Để cử hành Năm Đức Tin ý nghĩa hơn, trân trọng kính mời Qúi Vị tham dự những sinh họat sau tại nhà thờ Tam Biên (St. Callistus) 
12901 Lewis St., Garden Grove, CA 92840 * Phone #: Tel.: 714-971-4704

 

1) Chầu Thánh Thể với sự hướng dẫn của Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương vào thứ Năm ngày 11 tháng     10 từ  7:00PM-8:30PM trong nhà thờ Cũ.  Đây là ngay ngày chính thức Khai Mạc Măm Đức Tin của Giáo Hội hòan vũ.
 

2) Buổi hội thảo đặc biệt với chủ đề Năm Đức Tin với Linh mục Nguyễn Khắc Hy & Tiến sĩ Lê Xuân Hy: từ 
    7:00PM-9:30PM trong nhà thờ cũ vào thứ Sáu ngày 12 tháng 10.  
Tiếng Việt Nam trong nhà thờ cũ:
7:00PM-8:15PM do Tiến sĩ Lê Xuân Hy
8:30PM-9:30PM do Linh mục Nguyễn khắc Hy, S.S.
Tiếng Mỹ trong phòng số 6:
7:00PM-8:15PM do Linh Mục Nguyễn Khắc Hy, S.S.
8:30PM-9:30PM do Tiến sĩ Lê Xuân Hy

 

Up-coming Events:
 

1) Come to rediscover our Faith, reinvigorate our relationship with Jesus
What: Eucharistic Adoration
When: Thursday, October 11 from 7:00 pm to 8:30 pm at the Parish Center
Let’s join with Bishop Dominic Luong and the Universal Church to mark the beginning of the Year of Faith.  

 

2) Come to find out what Faith can do
When: Friday, October 12 from 7:00PM-9:30PM
Where: Parish Hall * (English Workshop)
Speakers: Rev. Matthew Hy Nguyen, S.S. Ph.D.  & Hy Le, Ph.D.
7:00PM-8:15PM * “Faith Seeking Understanding” by Rev. Matthew Nguyen, S.S., Ph.D.
8:30PM-9:30PM * “I Believe” by Hy Nguyen, Ph.D.

 

NĂM ĐỨC TIN
Để củng cố hoặc tái khám phá đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa
Để rao giảng Thiên Chúa với Niềm Vui Cho mọi người trong thời đại chúng ta.

 

Ý Nghĩa của biểu tượng (logo) Năm Đức Tin:
Dấu hiệu này được biểu tượng qua một hình vuông, với con thuyền tượng trưng cho Giáo Hội, được trình bày như đang lướt trên những ngọn sóng. Dấu hiệu chính của con tàu là hình thánh giá được vẽ trên những cánh buồm trong bằng dấu hiệu rõ ràng tượng trưng cho Chúa Kitô (HIS). Đàng sau những cánh buồm là một mặt trời, hoà hợp với biểu tượng, dấu chỉ của Thánh Thể.

Year of Faith
to Strengthen our Faith in God and
        to Proclaim God with joy
        to the people of our time.

 

The meaning of the Year of Faith logo:
The logo is composed of a square, bordered field on which a boat, symbolizing the Church, is represented as sailing on a graphically minimal representation of waves. The main mast of the boat is a cross, and sails are attached to it displaying dynamic signs, portraying the trigram of Christ (HIS). The background to the sails is a sun which, associated with the trigram, refers to the Eucharist.

Họp Phụ Huynh Học Sinh Niên Học 2012 -2013

Kính gởi quý vị Phụ Huynh Học Sinh,

Đầu tiên, xin kính chào quý phụ huynh trở lại ghi danh cho các em học sinh niên học 2012-2013. Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân đến với quý vị, quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh cho năm học mới sắp đến.

Nhằm nâng cao sự thông hiểu giữa quý phụ huynh và nhà trường, chúng tôi xin kính mời quý phụ huynh cùng các em học sinh tham dự buổi họp đầu năm với các thầy/ cô trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu.

Ngày: Thứ Bảy, ngày 15 tháng 9 năm 2012

Thời gian: 1:15 PM – 1:30PM (lời chào, cầu nguyện đầu niên học), 1:30 PM – 2:30 PM (họp với phụ huynh tại từng lớp học)

Địa điểm: Tại lớp học của các em (có ghi trên giấy vào lớp của học sinh)

Sự hiện diện của quý phụ huynh trong ngày khai giảng đầu năm và sự hỗ trợ nhiệt tình của quý vị sẽ là niềm khích lệ lớn lao cho các học sinh và các thầy cô trường Việt Ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu.

Kính thư,

Hiệu Trưởng

Trần Khuyến