Tôi Đi Học và Ngày Mãn Khóa

Tôi đi học. Truyện ngắn của nhà văn Thanh-Tịnh viết lên những cảm giác nhẹ nhàng của một buổi sáng mùa thu theo mẹ đi đến trường đã để lại trong ký ức thời thơ ấu của biết bao nhiêu cô, cậu học sinh. Cảm giác đó đã theo tôi trong những lần tôi đưa con, đưa cháu đi học  nên tôi thường lẩm bẩm đọc những câu thơ bình dị đơn sơ dễ hiểu của tôi như đang chuyện trò với cháu.

 

 

TÔI ĐI HỌC


Hôm nay em đi học
Lần  đầu tiên đi học
Mẹ nắm bàn tay em
Dắt em đi đến trường
Trên đường em  nhìn thấy
Nhiều  bạn giống như em
Cũng theo  mẹ đến trường
Và khi vào lớp

 

Lần đầu tiên vào lớp
Nhìn thấy Cô  giáo em
Dáng xinh xinh dịu dàng
Mĩm cười Cô hỏi em
Tên con là gì đó ?
Thưa Cô ! Con tên là:
…………………………….
Kaelle Phạm, Hoài -An
Gật đầu Cô khen ngoan
Con về chổ ngồi đi
Chúng ta bắt đầu học
A,B,C,D,Đ………………
Em là người Việt,
Em học tiếng Việt.
Chữ Việt nước Nam

 

Để rồi 9 tháng qua mau…


NGÀY MÃN KHOÁ
 

Hôm nay ngày mãn khoá
Lòng em thấy rộn ràng
Buâng khuâng niềm hối tiếc
Bịn rịn phải chia tay
Thầy Cô và bạn học
Chiều thứ bảy bên nhau
Chín tháng học trôi mau
Đến lúc phải chia tay
Nhớ ngày đầu vào lớp
Còn ngượng ngịu đánh vần
Lần đầu tập làm văn
Cô giáo đọc bật cười
Chính tả, sai nhiều lỗi
Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng
Ôi, khó quá làm sao!
Bỏ dấu không đúng chữ
Nghĩa đổi làm cô cười
Qua một năm học ngắn
Giờ bài văn em viết
Cô đọc, cười mĩm chi
Xoa đầu khen em giỏi
Em cám ơn Cô giáo
Đã bỏ bao công sức
Để em có ngày nay
Ơn thầy, cô dạy dỗ
Em ghi nhớ suốt đời.

 

Chào tạm biệt quí Thầy Cô. Hẹn gặp lại niên học mới.
Tống Hoa

Đôi Dép

Đôi Dép

Tình ta tựa như đôi dép thôi.

Khắn khít bên nhau chẳng thể rời.

Đi đâu cũng có cặp, có đôi.

Gian nan nguy khó chẳng hề lơi.

Có lần dạo biển đùa sóng tấp.

Nước cuốn trôi xa, một chiếc kia.

Chiếc này, luống bước, với chơi vơi.

Lùa vào, đừng để cuốn xa khơi.

Nghĩ thôi, dép kia còn một chiếc!

Làm sao! Đi hết được quãng đường.

Một chiếc thôi, sẽ khập khểnh lẻ…

Con đường trước mắt,bao dài nữa…

Ý nghĩa không còn…có cặp đôi.

Tình tôi cũng chỉ có vậy thôi!

Xin thương, song hành luôn có cặp.

Như đôi dép Mộc vẫn có đôi.

Gắn bó bên nhau, vạn nẽo đường,

Lối mòn, đường lộ luôn có đủ.

Một đôi dép cũ, vẫn bên nhau.

   ***

 

Cô giáo Tống Hoa

Trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

Tiếng Mưa

Tiếng Mưa

 

Mỗi lần, thấy trời sắp chuyển mưa,

Ngồi bên cửa sổ, cạnh hiên nhà.

Nhìn mưa rơi đều qua song cửa.

Làm tôi nhớ lại thưở năm nào…

Tuổi thơ đêm ngủ, nghe mưa rớt

Lộp độp, rả rích dài cả đêm.

Ban ngày, ban đêm cùng tiếng mưa.

Những đêm, thanh vắng âm thanh gõ

Xuống mái hiên nhà nghe to hơn.

Ở đây ít nhà có mái tôn.

Nên thiếu âm thanh của thưở nào!

Khiến lòng khắc khoải…không ngủ được.

Nhớ tiếng mưa rơi…ở quê nhà.

Trời mưa ở đâu cũng giống nhau.

Chỉ khác là mưa ở trong lòng.

Gợi nhớ biết bao là kỷ niệm.

Buồn vui của những trận mưa đêm!

 

 

Cô giáo Tống Hoa

Trường Việt ngữ và Văn Hoá Phan Bội Châu

 

 

Đan Lồng Đèn

Đan Lồng Đèn

Vót tre ngồi đan chiếc lồng đèn.
Dù cho vất vã với tay ngang.
Cũng ráng ra công làm cho đẹp.
Cháu có đèn,dự hội trăng rằm.
Ông ơi! Sao không mua cho cháu.
Khỏi nhọc công Ông, mệt mỏi tay.
Ông cười, vuốt tóc, nói nghe nè.
Ông muốn tự tay làm cho cháu .
Đa dạng hàng bán hiệu của Tàu.
Kể cháu nghe,tre Ông vót làm đèn.
Còn là vũ khí chống xâm lăng.
Tre già thân lớn làm cọc nhọn.
Đâm thủng tàu địch, thắng vẻ vang.
Vào năm chín trăm ba mươi tám.
Ngô Quyền Tướng dẫn binh vào trận.
Bạch Đằng Giang, cọc nhọn dự phần.
Mưu lược, dùng binh, lòng dũng cảm.
Đuổi giặc Tàu, sử sách ghi ơn.
Tuổi thơ của cháu đẹp như trăng.
Hồn nhiên cứ giữ, nhưng ghi nhớ.
Công ơn của những bậc tiền nhân.
Dựng nước, bây giờ mình giữ nước.
Thế hệ này, và nối tiếp mai sau.
Giữ gìn bờ cỏi, Cha Ông dựng.
Mới xứng danh con cháu Lạc-Hồng.

HOA TÔN (Tháng 9 Mùa Trung-Thu)

 

Quà Xuân của Cháu

QUÀ XUÂN CỦA CHÁU
‐BÙI THỊ NHƠN


Bà Năm ngồi trên chiếc ghế nhỏ, bên cạnh chậu hoa cúc vàng trước hiên
nhà. Quyển báo xuân dầy cộm chắc đã làm mỏi đôi tay gầy guộc của Bà, Bà
ngưng đọc, khẽ đặt nó nằm gọn trên hai đầu gối, trang báo vẫn mở, như có lời
hẹn thầm: “ Sẽ đọc tiếp”. Bài thơ Ông Đồ Già của Vũ Đình Liên được đăng lại trên
trang báo xuân này gợi cho bà Năm biết bao nỗi niềm…